Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 91 - 97)

-Trong công tác điều hành, các giải pháp chính sách và điều hành chính sách, quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ phải dựa trên nguyên tắc hoạt động của nền kinh tế thị trường, giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ sớm các giải pháp hành chính

phi thị trường.

83

quản lý, điều hành lĩnh vực tài chính tiền tệ cần thực hiện nhất quán các nguyên tắc

sau:

(1) Hạn chế tối đa và chỉ đưa ra các giải pháp hành chính mang tính chất tạm thời trong điều kiện tình hình thực sự cấp bách và thị trường không có khả năng tự điều chỉnh.

(2) Thông tin liên quan đến thị trường tài chính, tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và các giải pháp điều hành của cơ quan quản lý nhà nước cần rõ ràng, minh bạch, nhất quán và có thể dự báo được.

-Ngân hàng Nhà nước cần sớm có biện pháp cấm các tổ chức tín dụng che giấu các hoạt động có bản chất tín dụng hoặc đảo nợ dưới hình thức các khoản phải thu, trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tư, tạm ứng và tài sản có khác; yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán đúng bản chất của các khoản đầu tư có bản chất tín dụng đó. Ngoài ra, cần tăng cường thanh tra và giám sát tính tuân thủ nhằm nhanh chóng phát hiện tổ chức tín dụng vi phạm, đồng thời có chế tài phạt nặng nếu vi phạm.

-Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường tính minh bạch trong hệ thống báo cáo, hạch toán, kế toán. Cụ thể cần:

(1) Bổ sung chỉnh sửa chế độ kế toán, hạch toán và báo cáo thuyết minh rõ các nhóm tài sản và nguồn vốn “khác” như phải thu khác, phải trả khác, ủy thác, tài sản có khác, ...

(2) Tăng cường trách nhiệm pháp lý của các công ty kiểm toán đối với các báo cáo kiểm toán phát hành; quy định chuyển đổi công ty kiểm toán từ loại hình trách nhiệm hữu hạn sang loại hình trách nhiệm vô hạn, …

-Nhanh chóng ban hành Quy chế phối hợp, trao đổi thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Hiện nay, các ngân hàng ngoài tìm hiểu thông tin trên CIC thì có rất ít nguồn cung cấp thông tin trung thực, chi tiết để tham khảo trong quá trình ra quyết định cho vay. Trong khi đó, sự phối hợp, hỗ trợ giữa các tổ chức tín dụng còn rất hạn chếnên cần phải có quy định pháp luật để chế tài thực hiện.Đây là nguồn thông tin phong phú, sinh động, chi tiết và toàn diện nhất về tình hình các khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại các ngân hàng khác nhau mà CIC không cung cấp được.

84

-Kiến nghị với Bộ Tài chính vềviệc đăng ký tàikhoản khai báo thuế của doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp sau khi đã đăng ký tài khoản khai báo thuế ở một ngân hàng náo đó thì sẽ không được thay đổi nữa, nếu muốn thay đổi thì phải có xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản khai báo thuế trước đó thì tài khoản khai báo thuế mới đó mới có hiệu lực. Đồng thời, ngoài các thông tin phải cung cấp theo quy

định, ngân hàng phải có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về tài khoản khai báo thuế của các khách hàng đang có dư nợ cho CIC để CIC cung cấp cho ngân hàng khi hỏi tin.

Vì thực tế cho thấy, các khách hàng thường mở nhiều tài khoản ở các ngân

hàng, trong đó có một tài khoản đăng ký khai báo thuế. Các giao dịch thu chi chính

thức sẽ được thực hiện qua tài khoản này và ngân hàng cũng quản lý nguồn thu để trả nợ thông qua tài khoản này. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, khách hàng tự ý thay đổi tài khoản khai báo thuế mở tại ngân hàng này bằng tài khoản mở tại ngân hàng khác nhưng không thông báo cho ngân hàng nơi cho vaybiếtđể quản lý nguồn thu, nên khi khách hàng không có dòng tiền thu vào thì ngân hàng nơi cho

vay thì không thu được nợ, còn khách hàng thì dùng tiền đó vào việc khác mà ngân hàng không kiểm soát được.

-Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cung cấp thông tin về người có

liên quan (về quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý).

Hiện nay, việc đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý. Muốn đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp thì những cổ đông góp vốn bao gồm cá nhân và tổ chức phải cung cấp chi tiết về thông tin nội bộ, tình hình quan hệ sở hữu, quan hệ nhân thân, quan hệ quản lý. Do vậy, có thể nói cơ sở dữ liệu về đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu có khá đầy đủ, chi tiết các thông tin về người có liên quan. Vì

vậy, những thông tin này cần phải được sắp xếp khoa học, có hệ thống và cung cấp

cho CIC để CIC cung cấp cho ngân hàng hỏi tin.

-Ngoài các thông tin phải cung cấp cho CIC theo quy định, Ngân hàng Nhà nước phải yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thêm thông tin về nhóm khách hàng có liên quan đang có quan hệ tín dụng cho CIC để cung cấp cho ngân hàng hỏi tin.

85

-Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng ban hành quy định hạn chế cấp tín dụng cho các khách hàng là người có liên quan của ngân hàng theo hướng các

khoản cấp tín dụng có giá trị chiếm trên 5% vốn điều lệ phải thông qua cơ quan

thanh tra, giám sát ngân hàng phê chuẩn.

Hiện nay, tình trạng sở hữu chéo diễn ra khá phổ biến và rất khó kiểm soát nên tình trạng các cổ đông lớn và người có liên quan cũng là cổ đông của ngân

hàng (anh/chị/em, vợ/chồng, các công ty mà các cổ đông này có vốn góp, ...) sử dụng các công ty “sân sau” để rút vốn của ngân hàng, gây ra rủi ro lớn không chỉ cho bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính nói chung

và quyền lợi của người gửi tiền riêng.

KẾT LUẬNCHƯƠNG 3

Trong Chương 3, trên cơ sở các tồn tại, yếu kém trong công tác tín dụng và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại SeABank, tác giả đã mạnh dạn khơi gợi, đề xuất một số giải pháp thiết thực, cụ thể và phù hợp với điều kiện hoạt động của

SeABank, nhằm giúp nâng cao hiệu quả trong công tác tín dụng và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại SeABank. Các đề xuất tập trung vào các nội dung chính yếu cấu thành nên chất lượng, hiệu quả của công tác tín dụng và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Như, hoàn thiện chính sách tín dụng; quy trình cấp tín dụng; công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay; công tác kiểm toán nội bộ; cơ chế bảo đảm tín dụng; hệ thống thông tin tín dụng; cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý rủi ro tín dụng; công tác nhân sự; xử lý nợ có vấn đề; xếp hạng tín dụng nội bộ; ...

Bên cạnh đó, tác giả cũng có một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hành và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và điều tiết vĩ mô đối vớithị trường tài chính nói chung, ngành ngân hàng và hệ thống các doanh nghiệp chịu sự tác động của chính sách nói riêng, nhằm hỗ trợ ngân hàng trong công tác hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của mình.

86

KẾT LUẬN

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức chưa thể vượt qua. Các thị trường tài chính trong nước và thế giới đang rơi vào thời kỳ đen tối có thể nói là chưa từng có trong lịch sử, cho dù nó đã cố vùng vẫy trong cả một thời gian dài với tất cả những giải pháp và sự nỗ lực cao nhất, nhưng có vẻ vẫn chưa tìm thấy lối ra và tình hình thì vẫn còn nhiều rối ren, chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Những khó khăn đó được phản ánh sinh động và bẽ bàng qua sức khỏe hoạt động của các doanh nghiệp mà điển hình và rõ nét nhất là qua chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng, cùng với biết bao những diễn biến bất thường và phức tạp của thị trường tài chính – ngân hàng trong suốt thời gian qua, khiến bất kỳ ai cũng phải giật mình, sửng sốt.

Kinh doanh tín dụng là kinh doanh rủi ro. Việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên

suốt trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại. Hậu quả của rủi ro tín dụng cũng thường rất nặng nề, không những ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh của riêng một ngân hàng nào mà nó còn ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, cũng như cả nền kinh tế của quốc gia.

Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng phải được xem là nhiệm vụ hàng đầu và trọng tâm của Ngân hàng Đông Nam Átrong giai đoạn hiện nay.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế cùng những nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng Đông Nam Á.

Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đề ra những giải pháp cụ thể, khả thi và cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng Đông Nam Á. Đồng thời, tác giả cũng kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước những giải pháp chính sách mang tính cấp thiết và hiệu quả để nhanh

87

chóng giải quyết tình trạng nợ xấu, khơi thông dòng vốn góp phần giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, khôi phục các thị trường trọng điểm (bất động sản, chứng

khoán) và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

U

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

U

Giáo trình:

1. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

3.Nguyễn Văn Tiến – Phạm Hữu Hồng Thái (2014), Giáo trình quản trị rủi ro tài

chính.

4.Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, tái bản lần

1.

5.Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB lao động xã hội.

U

Luận văn:

1.Mai Xuân Thịnh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh

Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Đà Nẳng.

2.Nguyễn Mạnh Phát (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

3.Ngô Thị Phượng (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng TMCP Nam Việt, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế

TPHCM.

4.Trần Thủy Tiên (2008), Quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

U

Tài liệu khácU:

1.Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á năm 2011, 2012, 2013, 2014 (đã được kiểm toán)

2.Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á năm 2011,

2012, 2013, 2014 (đã được kiểm toán)

3.Tạp chí kinh tế phát triển (2013), Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)