Những ưu điểm và những tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 83)

2.6.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý rủi ro tín dụng

Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại SeABank có một số ưu điểm nổi bật như

75

-Bộ máy gọn, nhẹ nên tạo được sự linh hoạt trong quản lý điều hành; thích nghi nhanh chóng trước những thay đổi, biến động mạnh và phức tạp của thị trường.

-Đội ngũ nhân viên, cán bộ điều hành quản lý của SeABank nhìn trung là khá

trẻ, năng động, sáng tạo và nhiệt huyết.

-Vì quy mô còn nhỏ và số lượng khách hàng còn ít nên công tác chăm sóc khách hàng của SeABank được thuận lợi và bao quát được gần như toàn bộ khách

hàng.

-Đối với các khoản vay lớn (trên 50 tỷ đồng) việc thăm hỏi, gặp gỡ khách hàng

để thẩm định, đánh giá được Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị hoặcTổng Giám đốc trực tiếp tham gia.

-Việc thẩm định hồ sơ vay không phải thông qua nhiều cấp đánh giá nên khá nhanh chóng, giảm được phiền hà và tạo được ấn tượng tốt vớikhách hàng. Tất cả các đơn vị trực tiếp nhận hồ sơ, sau đó tiến hành thẩm định và tái thẩm định (nếu có) rồi trình trực tiếp cho Giám đốc chi nhánh/Hội đồng tín dụng.

-Hệ thống văn bản hướng dẫn, quy trình, quy định nội bộ về công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của SeABank được ban hành khá chi tiết, đầy đủ, theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.

-Ban điều hành và các thành viên tư vấn là những chuyên gia hàng đầu thế giới về pháp lý trong kinh doanh ngân hàngnên hạn chế được rủi ro về pháp lý.

-Hệ thống công nghệ ngân hàng được đầu tư thỏa đáng nên khá hiện đại, giúp

nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.

-Hội đồng quản trị giao quyền khá cao cho Hội đồng tín dụng/Ban tín dụngHội sởvà Ban Tổng Giám đốc nên công tác chỉ đạo quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện khá chủđộng, linh hoạt và nhanh chóng.

2.6.2. Những tồn tạivà nguyên nhân của tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng ro tín dụng

-Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý rủi ro tín dụng chưa phù hợp: Hiện nay, về mặt chuyên môn nghiệp vụ, Phòng Phân tích và Quản lý tín dụng vừa làm công tác tái thẩm định tín dụng vừa làm nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng của toàn hệ thống. Do

76

vậy, khối lượng công việc là rất lớn, trong khi nhân sự thì có hạn (cả về số lượng và chất lượng) nên dẫn đến quá tải và không hiệu quả.

-Nhân viên làm công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụngchưa đạt yêu cầu: Đa số nhân viên là mới tốt nghiệp, còn thiếu kinh nghiệm, yếu kém về trình độ chuyên môn, nghiệp vụvà một số thiếu đạo đức nghề nghiệp.

-Hệ thống thông tin phục vụ công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng còn yếu kém: Hiện nay, trong công tác thẩm định khách hàng vay vốn cũng như quản lý rủi ro tín dụng, nhân viên phải tự tìm kiếm thông tin phân tán từ nhiều nguồn mà độ tin cậy và tính cập nhật không cao, không đầy đủ. Do đó, chất lượng cũng như hiệu quả thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng không cao, mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất.

-Xử lý nợ quá hạn khó khăn:

+ Việcgiải quyết tranh chấp, tố tụng trước tòa thường kéo dài, mất nhiều thời gian. Việc xử lý tài sản đảm bảo phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của các cơ quan chức năng như: công an, tòa án, thi hành án, UBND các cấp, tư pháp làm chậm trễ trong việc thu hồi nợ.

+ Tại SeABank hiện còn khá nhiều tài sản là nhà, đất dự án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản nên việc xử lý thu hồi nợ khó do sau giai

đoạn bất động sản đóng băng thì các bất động sản như trên càng khó thanh lý do các ngân hàng hầu như không nhận tài sản như trên làm tài sản đảm bảo nợ vay nên người mua lại cũng không muốn mua những tài sản này vì khi cần thế chấp lại để vay vốn thì không được chấp nhận.

+ Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác Tài sản (SeABank AMC) tuy

được thành lập từ 2009 đến nay nhưng Ngân hàng chưa đầu tư để Công ty này đi vào hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Hầu hết các tài sản cần xử lý hiện đang được phòng quản lý rủi ro và pháp chế phối hợp xử lý. Do mỗi phòng đều có áp lực công việc riêng của từng phòng nên chưa có sự phân định rạch ròi một bộ phận đầu mối để tập trung nguồn lực, chuyên môn thúc đẩy quá trình xử lý nợ được nhanh chóng hơn.

77

KẾT LUẬNCHƯƠNG 2

Trong Chương 2, tác giả đã phân tích khá đầy đủ, chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh của SeABank với các chỉ tiêu chính như tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ tín dụng, lợi nhuận, số lao động, hệ thống mạng lưới, ...

Quá đó, nêu được khá chi tiết, cụ thể thực trạng của hoạt động tín dụng, thể hiện qua các số liệu về tình hình dư nợ phân theo loại hình, theo thời hạn, theo loại tiền, theo ngành nghề, theo địa bàn, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, tình hình phân loại nợ và trích lập dựphòng rủi ro tín dụng, ...

Trên cơ sở đó, tác giả cũng đi sâu phân tích, làm rõ thực trang trong công tác tín dụng và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng hiện tại của SeABank về các mặt chính như: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng; chính sách tín dụng; thẩm quyền phê duyệt tín dụng; quy trình cấp tín dụng; xếp hạng tín dụng nội bô; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; công tác xử lý nợ có vấn đề; công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay; kiểm toán nội bộ; nhân sự; ...

Với những nhìn nhận thẳng thắn và khách quan, tác giá cũng chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại, yếu kém trong công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của SeABank. Đồng thời, cũng chỉ ra được những nguyên nhân chính của những tồn tại, yếu kém đó cũng như của những rủi ro tín dụng mà SeABank đang gặp phải.

78

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển 3.1.1. Mục tiêu 3.1.1. Mục tiêu

Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới.Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân và đồng thời phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp vừa vànhỏ cũng như doanh nghiệp lớn.Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc khách hàng.

3.1.2. Định hướng phát triển

Để đạt được mục tiêu trên, SeABank luôn có định hướng rõ ràng về chiến lược phát triển trong thời gian tới.

Về năng lực tài chính: Đến nay, vốn điều lệ SeABank đã tăng lên 5.466 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 80.184 tỷ đồng. Trong thời gian tới, SeABank không ngừng tăng trưởng nguồn vốn điều lệ, bởi vì đây là một trong những điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của mình.

Về nhân sự: Tổng số nhân viên của toàn hệ thống SeABank là trên 2.315

người.Trong đó, phần lớn (khoảng 90%) là có trình độ đại học thuộc khối ngành kinh tế, ngân hàng. Tuy nhiên, đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ cao thì vẫn còn khiêm tốn, mà phần lớn là còn khá trẻ, mới ra trường. Do vậy, kế hoạch sắp tới là phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm cũng như năng lực quản lý cho đội ngũ nhân sự này.

Về phát triển hệ thống: Đến nay, SeABank đã có trên 153 đơn vị kênh phân phối khang trang, hiện đại trên toàn quốc, được kết nối trực tiếp với Hội sở và toàn bộ hệ thống. Dự kiến trong thời gian tới, SeABank sẽ có trên 200 đơn vị kênh phân

79

phối đáp ứng đa dạng nhu cầu của các nhóm khách hàng trên cả nước.

Về sản phẩm, dịch vụ: Hiện nay, sản phẩm, dịch vụ của SeABank còn khá

nghèo nàn, chất lượng thấp. Vì vậy, SeABank đã có kế hoạch và đã lên chương trình hành động cụ thể để xây dựng và ban hành thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ không những đa dạng mà còn nhiều tiện ích và chất lượng cao để có thể đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao và khó tính của khách hàng.

Về chính sách quản lý chất lượng: SeABank đang triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiểu chuẩn ISO 9000. Với tiêu chuẩn này, SeABank cam kết không ngừng cải tiến chất lượng công việc nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, hiệu quả nhất.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á

3.2.1. Hoàn thiệncơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

SeABank phải tách Phòng Phân tích và Quản lý tín dụng ra thành hai Phòng đó

là: Phòng thẩm định rủi ro và Phòng quản lý tín dụng. Nếu làm được việc này, sẽ giúp giảm bớt áp lực công việc, có điều kiện thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả quản lý.

3.2.2. Hoàn thiện công tác nhân sự và đào tạo

Trong thời gian tới SeABank cần chú trọng đến công tác nhân sự và đào tạo thích đáng và thường xuyên hơn, xem nó cũng quan trọng như việc kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng. Trong đó, cần chú ý đến các nội dung sau:

-Luôn tìm kiếm và thu hút cho được đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp, có tâm huyết và gắn bó với ngân hàng. Để làm được điều này, phải hiểu được nguyên tắc “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Tức là, ngân hàng muốn tìm được người có được những tiêu chuẩn như trên thì trước tiên ngân hàng phải tự xây dựng cho mình quy mô, hình ảnh thương hiệu, uy tín, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, … một cách tương xứng thì mới có thể thu hút được nhân sự giỏi và có kinh nghiệm như mong đợi.

-Song song với quá trình tìm kiếm và thu hút nhân sự có chất lượng cao là phải tiến hành thanh lọc, kiên quyết loại bỏ những nhân sự yếu kém, thiếu đạo đức nghề

80

nghiệp.

-Trong quá trình làm việc, phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh và rõ ràng. Nhân sự làm tốt, có hiệu quả, đóng góp nhiều lợi ích cho ngân hàng thì phải được xem xét đề bạt về vị trí, tăng lương, chế độ ngay lập tức, chứ không chờ đánh giá hàng năm. Còn nhân sự yếu kém, làm việc không tích cực, không hiệu quả, gây rủi ro, tổn thất cho ngân hàng thì cũng ngay lập tức phải được xem xét, đánh giá lại để có hình thức kỷ luật thích đáng, nghiêm khắc, nếu cần có thể loại bỏ và tìm người khác

thay thế.

-Chủ động, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn, về các kỹ năng công việc, về kinh nghiệm thực tế, ... Ví dụ, tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ năng phỏng vấn, thu thập thông tin khách hàng vay; kỹ năng lập tờtrình và trình hồ sơ tín dung với cấp phê duyệt; kỹ năng nhận biết tính hợp pháp, hợp lệ, thật, giả của hồ sơ vay; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng làm việc hiệu quả;...

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

SeABank cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng để phục vụ cho công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng được hiệu quả, tiện lợi và chuyên nghiệp hơn. Trước mắt, để hình thành và hoàn thiện dần cơ sở dữ liệu thông tin tín

dụng, SeABankcần thực hiện một số việc sau:

-Tập trung nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về các lĩnh vực kinh tế chủ yếu như: sắt thép, xi măng, bất động sản, hạ tầng, khách sạn, nhà hàng, ... Thông tin thu thập phải đa dạng, cụ thể, đầyđủ và sắp xếp một cách khoa học để dễ dàng tra cứu.

-Cần có cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin với các ban ngành Nhà nước như: Sở Kế hoạch & Đầu tư của các tỉnh/thành phố, cơ quan thuế, tòa án,..nơi có khách hàng vay vốn/SeABank đóng trụ sở để được cung cấp và cập nhật kịp thời và đầy đủ danh sách các khách hàng ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, nợ đọng thuế, vi phạm pháp luật, ...

3.2.4. Tăng cườngcông tác xử lý nợ có vấn đề

81

soát lại hồ sơ, nhân viên ngân hàng cũng phải thường xuyên theo dõi việc trả nợ của khách hàng. Tiến độ trả nợ một phần đánh giá nên tiềm lực của khách hàng, cũng như thái độ cộng tác, nguy cơ rủi ro trong tương lai. Nếu việc trả nợ đang tốt, bỗng dưng chậm lại một vài kỳ, nhưng vẫn thanh toán đủ, nhân viên ngân hàng cần phải tìm hiểu nguyên nhân, để tìm biện pháp khắc phục, thậm chí có thể giúp ích được cho khách hàng bằng cách trao đổi với đối tác khách hàng khi cần thiết, tư vấn cho khách hàng những phương án mới giúp nhanh thu hồi được vốn...Nếu việc trả nợ thường xuyên chậm và để quá hạn nhiều kỳ, ngoài việc theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân, đôn đốc khách hàng trả nợ, nhân viên ngân hàng cần phải tiến hành rà soát hồ sơ, thẩm định lại khả năng trả nợ và chuyển qua xử lý nợ.

-Sau khi rà soát thẩm định lại khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khoản vay vẫn còn có khả năng thu hồi, bộ phận xử lý nợ hoạch định kế hoạch và biện pháp thu hồi; nếu các khoản vay có nguy cơ mất khả năng thu hồi nợ, bộ phận xử lý nợ sẽ chuẩn bị phương án xử lý nội bộ, sau đó chuyển hồ sơ sang các cơ quan hữu quan có thẩm quyền thụ lý.

-Phải lập lộ trình thu hồi nợ cụ thể trên cở sở đánh giá khả năng trả nợ thực tế khách hàng. Lộ trình này sẽ được theo dõi hàng tháng và cập nhật để đảm bảo việc thu hồi nợ được thực hiện theo đúng kế hoạch.

-Tăng cường đầu tư tài chính, nguồn nhân lực vào Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (SeABank AMC) để Công ty hoạt động đúng với vai trò của nó nhằm đẩy mạnh việc khai thác, thanh lý các tài sản đảm bảo đang ứ đọng hiện nay. Trong thời gian Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản chưa hoạt động được thì cần có sự phân công cụ thể một đơn vị đầu mối phụ trách việc xử lý các tài sản này.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

-Cần sớm thành lập cơ quan thanh tra giám sát hợp nhất, với vị thế pháp lý và năng lực đầy đủ để thực hiện thanh tra, giám sát toàn diện thị trường tài chính Việt Nam trên cả ba lĩnh vực là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

-Bảo lãnh cho các doanh nghiệp có tiềm năng và thỏa điều kiện được vay vốn ngân hàng phục hồi sản xuất, tạo sự lan tỏa cho các doanh nghiệp khác cũng như cả

82

nền kinh tế. Các doanh nghiệp hiện đang rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng nên khó/không thể mở rộng và phát triển sản xuất trong điều kiện thị

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 83)