Quy định về thẩm định khách hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 67 - 70)

Quy định về thẩm định tín dụng của SeABank có rất nhiều nội dung. Sau đây xin tóm tắt một số nội dung chính phải xem xét, đánh giá trong quá trình cấp tín dụng:

Về pháp lý: Thẩm định về tính hợp pháp, hợp lý và đầy đủ của hồ sơ vay; tình

trạng pháp lý của khách hàng vay, của Ban điều hành, của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, của bên bảo lãnh.

Thẩm định về uy tín và thiện chí trả nợ vay của khách hàng vay, của Ban điều hành và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên: Thông qua xem xét lịch sử quan hệ

tín dụng với các tổ chức tín dụng, các chủ nợ khác (tham khảo CIC, các chủ nợ, các đối tác của khách hàng trong quan hệ kinh doanh, …); đánh giá sự tuân thủ các điều kiện cho vay, thực hiện các cam kết và sự hợp tác với ngân hàng trong quá trình vay; đánh giá sự uy tín của khách hàng với các đối tác kinh doanh, cơ quan thuế, bảo hiểm, cán bộ nhân viên, người tiêu dùng, ...

Thẩm định về mục đích sử dụng vốn: Xem xét sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp, chính đáng của mục đích vay và số tiền cần vay. Mục đich sử dụng vốn phải thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, không cấp tín dụng cho các mục đíchmang tính chất đầu cơ, đánh quả, những lĩnh vực mà khách hàng chưa/mới kinh doanh, thiếu kinh nghiệm; …

Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh: Đánh giá về quy mô, tiềm năng,

triển vọng của thị trường đầu ra và đầu vào; khả năng cạnh tranh; phương thức kinh doanh; hình thức thanh toán cho bên mua và bên bán (thanh toán tiềnmặt hay chuyển khoản, thanh toán qua ngân hàng nào, điều kiện thanh toán ra sao, tiến độ giao hàng, tiến độ thanh toán, …); thời hạn thanh toán (số ngày cho bán chịu, số ngày được mua

chịu, điều kiện cho bán chịu, điều kiện để được mua chịu); ...

59

Đánh giá về kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý của các nhân sự chủ chốt trong Ban điều hành và Hội đồng quản trị; ...

Thẩm định về năng lực và tình hình tài chính: Thông qua đánh giá bảng kết quả kinh doanh, cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ để xem xét khả năng tài chính; hiệu quả sử dụng vốn; hiệu quả sử dụng tài sản; khả năng sinh lời;khả năng thanh toán;

tình trạng cân đối vốn(có bị mất cân đối không); thực trạng và chất lượng các khoản phải thu, hàng tồn kho; đánh giá về tình trạng sử dụng đòn bẩy tài chính; mức độ vay nợ có phù hợp không hay quá cao; khả năng thực hiện các cam kết tài chính với ngân hàng và các đối tác; mức độ tham gia vốn tự có vào dự án/phương án vay; khả năng thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác; ...

Thẩm định về bảo đảm tín dụng: Xem xét tình trạng pháp lý để bảo đảm tính

hợp pháp của các tài sản dùng làm bảo đảm; định giá tài sản bảo đảm trên cơ sở giá thị trường hợp lý; xem tài sản có nằm trong khu quy hoạch, giải tỏa không; tài sản có thuộc diện phải mua bảo hiểm không; tài sản có tranh chấp không; tài sản có dễ chuyển nhượng và dễ định giá không; có thể thực hiện được các thủ tục pháp lý theo quy định không (công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, phong tỏa, ...); tài sản có đầy đủ giấy tờ chủ quyền không; ...

Thẩm định về tính hiệu quả và khả thi của dự án/phương án vay: Tập chung

xem xét tính pháp lý của dự án/phương án vay; đánh giá thị trường tiêu thụ đầu ra, thị trường đầuvào, các đối thủ cạnh tranh; công nghệ máy móc thiết bị; kinh nghiệm, tổ chức quản lý vàđiều hành; kế hoạch đầu tư, chi phí, doanh thu, dòng tiền; … Trên cơ sở các yếu tố đó, ngân hàng dự đoán được tính hiệu quả, khả thi và sự cần thiết đầu tư của dự án/phương án vay.

Thẩm định về nguồn trả nợ và khả năng trả nợ: Đối với các khoản cho vay trung dài hạn, SeABank tính toán nguồn trả nợ như sau:

60 U

Bảng 2.1U7: Bảng tính nguồn trả nợ vay trung dài hạn

I Nguồn trả nợ các khoản vay trung dài hạn mới

Bằng (=) Lợi nhuận sau thuế.

Cộng (+) Các chi phí không chi bằng tiền (khấu hao, các khoản dự phòng). Trừ (-) Các khoản chia cổ tức.

Trừ (-) Các khoản chi tiêu mua sắm tài sản cố định (thường là mua sắm các tài sản có giá trị nhỏ).

Trừ (-) Các khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong kỳ.

Trừ (-) Giá trị gia tăng của tài sản lưu động thường xuyên.

II Nợ phải trả

Bằng (=) Nợ gốc phải trả SeABank.

Cộng (+) Nợ gốc phải trả các tổ chức tín dụng, các chủ nợ khác.

III Cân đối thừa (+)/thiếu (-) nguồn trả nợ = I – II

U

NguồnU: Hướng dẫn cho vay trung dài hạn thực hiện dự án/phương án sản xuất kinh doanh của SeABank

Trên đây chỉ cho thấy được nguồn trả nợ. Để đánh giá được khả năng trả nợ, SeABank phải phân tích và đánh giá dòng tiền tổng thể của tất cả các hoạt động kinh

doanh của khách hàng (bao gồm dòng tiền của các hoạt động kinh doanh hiện tại và dòng tiền từ các dự án/phương án đầu tư mới). Vì trên hết, muốn trả được nợ cho ngân hàng khi đến hạn thì khách hàng phải có tiền.

Xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ: Sau khi đánh giá nhiều mặt và đi đến quyết định cho vay, ngân hàng phải xác định được thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ hợp lý để bảo đảm khách hàng trả được nợ khi đến hạn, hạn chế được tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích.

Đối với cho vay trung dài hạn thực hiện dự án/phương án đầu tư và cho vay ngắn hạn món: SeABank xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ căn cứ vào nguồn trả nợ; khả năng trả nợ; mục đích vay; mức độ rủi ro và thời gian hoàn vốn của dự án/phương án vay.

Đối với cho vay hạn mức bổ sung vốn lưu động: Kỳ hạn trả nợ được tính trên cơ sở lưu chuyển tiền vào và lưu chuyển tiền ra hoặc tính thời vụ trong kinh doanh. Thời

61

hạn cho vay được xác đinh trên cơ sở chu kỳ ngân quỹ cộng thêm thời gian dự phòng. Cụ thể, như sau:

Thời hạn vay = chu kỳ ngânquỹ + thời gian dự phòng (thường tính bằng ½ của chu kỳ ngân quỹ). Ví dụ, chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp được xác định là 60 ngày, thì thời gian dự phòng là ½ của 60 ngày, tương đương với 30 ngày. Như vậy, thời hạn vay = 60 ngày + 30 ngày = 90 ngày (tương đương 3 tháng).

Trong đó, chu kỳ ngân quỹ = chu kỳ hoạt động – giai đoạn phải trả người bán. Chu kỳ hoạt động = giai đoạn tồn kho + giai đoạn thực hiện các khoản phải thu.

Tái thẩm định tín dụng: Đối với các hồ sơ vay có giá trị lớn vượt thẩm quyền chi

nhánh hoặc phức tạp thì phải thông qua Phòng thẩm định rủi ro Hội sở để tiến hành tái thẩm định. Sau khi đánh giá, Phòng thẩm định rủi ro Hội sở sẽ có tờ trình tái thẩm định nêu ý kiến phản biện độc lập để các cấp xét duyệt tham khảo trong quá trình ra

quyết định cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 67 - 70)