Các ngân hàng đều có quy trình khác nhau để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên những nguyên lý chung đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng, bao gồm:
-Tiến hành kiểm tra tất cả các khoảntín dụng theo định kỳ nhất định.
-Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung kiểm tra một cách thận trọng đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng đều được kiểm tra, bao gồm:
+ Kế hoạch trả nợ của khách hàng, nhằm đảm bảo khách hàng trả nợ đúng hạn.
+ Chất lượng và điều kiện của đảm bảo tín dụng.
+ Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, để bảo đảm rằng ngân hàng có đầy đủ thẩm quyền hợp pháp đối với tài sản bảo đảm khi
xửlý nợ.
+ Đánh giá tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và sử dụng vốn của
khách hàng, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng.
+ Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ các điều kiện cho vay của ngân
hàng, cũng như chính sách tín dụng của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý ngân hàng đặt ra hay không.
+ Kiểm tra về tình hình quan hệ tín dụngcủa nhóm khách hàng có liên quan,
để bảo đảm nhóm khách hàng này vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng.
+ Kiểm tra kỹ mục đích sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn vay, sao cho tiền vay ngân hàng phải được sử dụng vào đúng những mục đích như ban đầu thẩm định.
30
+ Qua kiểm tra sau cho vay, giúp ngân hàng có cơ hội đánh giá, đối chiếu lại những gì mình đã thẩm định khi cho vay xem có đúng, đầy đủ và hợp lý không.
+ Kiểm tra công tác tổ chức, bộ máy quản lý của Hội đồng quản trị/Ban điều
hành xem có thay đổi lãnh đạo chủ chốt không, có thay đổi kế hoạch/chiến lược kinh doanh ban đầu không, có mâu thuẫn nội bộ không, ...
-Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn. Vì, chúng có ảnh hưởng rất lớnđến uy tín và tình hình tài chính của ngân hàng.
-Quản lý thường xuyên, chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản tín dụng.
-Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiệnđi xuống.