Phân tích tín dụng định tính

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 28 - 30)

Phân tích định tính thường được thu thập từ các nguồn thông tin trong và ngoài DN bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của nhà lãnh đạo DN, môi trường kinh doanh của DN, khả năng ứng phó của DN trên thương trường… Thông thường việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thong qua mô hình 6C gồm:

Tư cách người vay (Character):

-Có thiện chí trả nợ và ý thức trả nợ thật lòng, sòng phẳng. Có uy tín trong

quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế và đáng tin cậy. Là người có tư cách tốt, đạo đức tốt, lương thiện.

-Mục đích vay, phương án sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ hợp lý và rõ ràng.

-Có tâm huyết, có trách nhiệm trong việc kinh doanh và sử dụng vốn vay. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, nhanh chóng và hợp tác với ngân hàng. Có

lịch sử quan hệ tín dụng tốtvới các ngân hàng và các bạn hàng. Có quan hệ tốt và ổn định với các đối tác.

20

-Xem xét thái độ, phong cách, ăn nói, vẻ bề ngoài, những biểu hiện qua phỏng vấn.

-Những gì khách hàng nói ra có nhất quán với những gì đã trình bày trong giấy đề nghị vay vốn, trong dự án/phương án kinh doanh và phương án trả nợ không? Khách hàng có cường điệu trong việc đưa ra các lý lẽ để vay mượn không?

-Nếu là khách hàng mới thì tại sao lại tìm đến ngân hàng này. Nếu có người giới thiệu thì người đó là ai?

-Chưa vay mượn mà đã hứa hẹn, ban phát lợi ích cho cán bộ ngân hàng.

U

Lưu ýU: Cẩn thận và đề phòng với những người vay đã có kinh nghiệm, từng trải trong việc vay mượn.

Năng lực của người vay (Capacity)

-Người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, người ký hợp đồng giao dịch với ngân hàng phải là đại diện hợp pháp theo quy định pháp luật.

-Xem xét kiến thức,trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm để đánh giá khả năng điều hành, quán xuyến hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị/Ban điều hành.

-Xem xét mối quan hệ với các khách hàng lớn, quan hệ với cơ quan nhà nước, cơ quan truyền thông…

-Đánh giá kết quả kinh doanh trong quá khứ (thành công/thất bại như thế

nào?)

Dòng tiền trả nợ (Cashflow)

-Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ không?

-Đánh giá dòng tiền trong quá khứ và dự báo dòng tiền trong tương lai dùng để trả nơ. Việc phân tích, dự báo dòng tiền trả nợtrong tương lai giúp ngân hàng ra

quyết định cho vay có cơ sở, nếu không thì quyết định cho vay của ngân hàng chủ yếu dựa vào may mắn.

-Khách hàng trả nợ từ dòng tiền ròng (cash flow) chứ không phải từ lợi nhuận và khấu hao. Lợi nhuận và khấu hao chỉ phản ánh nguồn trả nơ. Còn dòng tiền ròng sẽ cho thấy khả năng trả nợ khi đến hạn.

21

-Thường khách hàng có bốn dòng tiền để trả nợ, đó là (1) dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thuần túy, (2) dòng tiền từ bán/thanh lý tài sản, (3) từ phát hành trái phiếu/cổ phiếu, (4) dòng tiền từ bên bảo lãnh. Trong đó, dòng tiền trả nợ quan trọng và ưu tiên nhất là dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh thuần túy

Bảo đảm tiền vay (Collateral)

-Tài sản bảo đảm chỉ là phương tiện dự phòng khi khách hàng không trả được nợ.

-Ngân hàng cho vay không chỉ dựa trên tài sản bảo đảm.

-Tài sản bảo đảm phải thỏa mãn các điều kiện sau: dễ định giá, dễ cho ngân hàng quản lý, dễphát mại khi xử lý nợ

Các điều kiện (Conditions)

Ngân hàng phải dự đoán xu hướng hiện tại về hoạt động kinh doanh và ngành

nghề mà khách hàng vay hoạt động, cũng như những biến động về điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng vay như thế nào? (đánh giá về tiềm năng, triển vọng và rủi ro ngành).

Kiểm soát (Control)

-Ngân hàng phải kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

-Ngân hàng cần tập trung đánh giá các yếu tố sau:

+ Những thay đổi về luật pháp, chính sách kinh tế vĩ mô cả trong và ngoài nước có ảnh hưởng bất lợi đến người vay không?

+ Khách hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng tín dụng do ngân hàng và cơ quan quản lý ngân hàng đặt ra không?

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)