Để hạn chế tổn thất về tài chính có thể ảnh hưởng và làm suy giảm khả năng tài chính, cũng như gây bất ổn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trước các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, ngân hàng thường trích lập dự phòng cho từng khoản cấp tín dụng cụ thể và trích lập dự phòng chung cho tất cả các khoản tín dụng đã cấp.
Để có mức trích lập dự phòng phù hợp với các mức độ rủi ro khác nhau và bảo đảm đủnguồn dự phòng để bù đắp các tổn thất về tài chính khi xảy ra rủi ro tín dụng, ngân hàng phân loại các khoản tín dụng thành nhiều nhóm tương ứng với các mức độ rủi ro tăng dần. Để phân loại nợ vào các nhóm phù hợp, ngân hàng dựa vào
kết quảxếp hạng tín dụng nội bộ như sau: U
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (trích dự phòng 0%)
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
U
Nhóm 2: Nợ cần chú ý (trích dự phòng 5%)
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thuhồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
U
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (trích dự phòng 20%)
-Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổchức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
U
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (trích dự phòng 50%)
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. U
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (trích dự phòng 100%)
Các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.