Tình hình nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 57)

2.2.7.1. Tình hình nợ quá hạn

Kết thúc năm 2014, nợ quá hạn là 3.947 tỷđồng, tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn

là 12,31%. Tuy nhiên tỷ lệnợ xấu (nhóm 3, 4, 5) chỉ chiếm 2,86% tổng dư nợ, tương ứng khoản nợ xấu là 917 tỷ đồng. Điều này cho thấy việc kiểm soát nợ xấu hàng năm của SeABank khá tốt.

Nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở nhóm 2 và nhóm 3. Năm 2014, nợ quá hạn nhóm 2 chiếm tỷ lệ 12,31% và nhóm 3 chiếm tỷ lệ 1,34%. Stt Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng 1 Giấy tờ có giá 8.729 28,24% 3.962 13,63% 2.476 6,43% 11.164 20,35% 2 Hàng tồn kho 1.097 3,55% 218 0,75% 489 1,27% 839 1,53% 3 MMTB 1.261 4,08% 1.166 4,01% 1.505 3,91% 4.499 8,20% 4 Bất động sản 17.709 57,29% 20.001 68,81% 31.824 82,66% 35.686 65,05% 5 Tài sản khác 2.115 6,85% 3.721 12,80% 2.206 5,73% 2.672 4,87% 6 Tổng giá trị TSBĐ 30.911 100% 29.068 100% 38.500 100% 54.860 100% 7 Tổng dư nợ 19.641 16.694 20.929 32.066 8 Tỷ lệ dư nợ/TSBĐ 63,54% 57,43% 54,36% 58,45%

49 U Bảng 2.13:UTình hình nợ quá hạn Đvt: Tỷđồng Stt Khoản mục 2011 2012 2013 2014 1 Tổng dư nợ 19.641 16.694 20.929 32.066 2 Nợ quá hạn (NQH) 2.216 1.763 2.761 3.947 3 Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 11,28% 10,56% 13,19% 12,31% 4 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 542 496 573 917 5 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2,76% 2,97% 2,74% 2,86%

(Nguồn:Báo cáo tài chính của SeABank năm 2011-2014 và tổng hợp của tác giả)

U Bảng 2.14:UTình hình phân loại nợ Đvt: Tỷđồng Stt Nhóm nợ 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng 1 Nhóm 1 16.883 85,96% 14.435 86,47% 17.595 84,07% 27.202 84,83% 2 Nhóm 2 2.216 11,28% 1.763 10,56% 2.761 13,19% 3.947 12,31% 3 Nhóm 3 138 0,70% 104 0,62% 146 0,70% 430 1,34% 4 Nhóm 4 106 0,54% 105 0,63% 108 0,52% 208 0,65% 5 Nhóm 5 298 1,52% 287 1,72% 319 1,52% 279 0,87% Tổng 19.641 100% 16.694 100% 20.929 100% 32.066 100%

(Nguồn:Báo cáo tài chính của SeABank năm 2011-2014 và tổng hợp của tác giả)

2.2.7.2. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Để bù đắp tổn thất tín dụng có thể xảy ra, SeABank đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng kháđầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo sự gia tăng nhanh chóng của dự nợ tín dụng, thì số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng qua các năm. Dự phòng rủi ro tín dụng năm 2011 đạt 328 tỷđồng, năm 2012 đạt 464 tỷ đồng, tương ứng tăng 41,46% so với năm 2011, năm 2013 là 506 tỷđồngtương ứng tăng 9,05% so với năm 2012, và đến năm 2014 là 498 tỷ đồng tương ứng giảm 1,58% so với năm 2013.

Trong số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là 498 tỷđồng của năm 2014 thì

dự phòng cụ thể là 260 tỷđồng và dự phòng chung là 238 tỷ đồng. Có thể nói, đây là kết quả cho thấy nỗ lực và quyết tâm caonhằm giúp hạn chế rủi ro và tổn thất có

50

thể xảy ra trong hoạt động tín dụng của SeABank. U Bảng 2.15:UTình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Đvt: Tỷđồng Stt Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 1 Dự phòng chung 145 123 129 238 2 Dự phòng cụ thể 183 341 377 260 Tổng 328 464 506 498 Tốc độ tăng 41,46% 9,05% -1,58%

(Nguồn:Báo cáo tài chính của SeABank năm 2011-2014 và tổng hợp của tác giả)

U

Hình 2.2U: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu và trích lập dự phòng

(Nguồn:Báo cáo tài chính của SeABank năm 2011-2014 và tổng hợp của tác giả)

2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Nam Á2.3.1. Một số nội dung chính trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng 2.3.1. Một số nội dung chính trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng

Cơ chế phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng: Thẩm quyền phê duyệt được phân cấp từ Hội đồng quản trị -> Hội đồng tín dụng -> Chuyên gia phê duyệt/Ban tổng giám đốc -> Giám đốc chi nhánh.

Thẩm định và trình hồ sơ tín dụng: Các Trưởng đơn vị được quyền tự chủ động

51

sẽ được phê duyệt theo phân cấp phù hợp, nếu thuộc thẩm quyền phê quyệt của Giám đốc chi nhánh thì chi nhánh sẽ xem xét và phê duyệt cho vay, nếu khoản vay vượt thẩm quyền của chi nhánh thì phải trình lên cấp phê duyệt cao hơn thông qua Phòng thẩm định rủi ro của hội sở để tái thẩm định lại và trình cấp phê duyệt phù hợp.

Thực hiện các thủ tục pháp lý: Sau khi trình và được phê duyệt thì Bộ phận cho

vay chuyển kết quả phê duyệt/Bên bản họp của Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng và hồ sơ cho Bộ phận hỗ trợ tín dụng(Trực thuộc chi nhánh) để tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm,Đơn đăng ký giao dịch bảo đảm… và đi công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm… theo quy định.

Soạn thảo hồ sơ, chứng từ trước khi giải ngân: Sau khi trình và được phê duyệt

thì Bộ phận cho vay chuyển kết quả phê duyệt/Bên bản họp của Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng và hồ sơ cho Bộ phận hỗ trợ tín dụng tại chi nhánh để tiến hành

soạn Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cấp bảo lãnh, Thư bảo lãnh, Khế ước nhận nợ, Cam kết đồng trả nợ… và cho khách hàng ký kết theo quy định. Sau đó, yêu cầu khách hàng thực hiện đầy đủ các điều kiện phê duyệt.

Giải ngân khoản vay: Khi khách hàng có nhu cầu giải ngân, Đơn vị cho vay sẽ làm tờ trình giải ngân gửi về Bộ phận hỗ trợ tín dụng tại chi nhánhđể xem xét. Nếu khoản vay đã thực hiện đầy đủ các điều kiện phê duyệt thì sẽ được chấp thuận, nếu không hồ sơ sẽ bị trả về và yêu cầu hoàn thiện. Khi hồ sơ được chấp thuận thì việc giải ngân sẽ được thực hiện tại Đơn vị cho vay.

Chấm điểm và Xếp hạng tín dụng nội bộ: Trước khi trình hồ sơ vay, Đơn vị cho vay phải tiến hành chấm điểm và xếp loại khách hàng và trình kèm hồ sơ cho cấp thẩm quyền. Nhân viên tín dụng sẽ là người trực tiếp chấm điểm, sau đó Trưởng đơn vị phải kiểm soát lại, cho nhận xétvà phê duyệt kết quả.

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: Hàng tháng, Phòng thu hồi nợ- Khối

QLRR Hội sởsẽ xem xét và xác nhận về kết quả xếp hạng tín dụngvà phân loại nợ với các Đơn vị. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ đó, Phòng kế toán Hội sở sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụngvà hạch toán vào chi phí của các Đơn vị.

Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau giải ngân: Bộ phận kinh doanh và Bộ

52

kiểm soát nội bộ Hội sở sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát trong và sau cho vay đối với tất cả các hồ sơ vay tại các Đơn vị.

Xử lý khoản nợ có vấn đề: Đơn vị nào có nợ quá hạn trên 3% sẽ bị cắt quyền

phê duyệt và ngừng cho vay. Khi phát sinh các khoản nợ có vấn đề, các Trưởng đơn vị cùng với Trưởng Phòng thu hồi nợ - Khối QLRR Hội sở và Trưởng Phòng pháp chế sẽ làm việc trực tiếp với Ban Tổng Giám đốc.

Nếu khách hàng có thiện chí, hợp tác và thỏa điều kiện của SeABank thì Đơn vị sẽ trình phương án cơ cấu lại khoản nợ/cho vay thêm/bổ sung điều kiện và thông qua

Phòng thẩm định rủi ro Hội sở đánh giá lại để trình cấp thẩm quyền xét duyệt. Nếu khách hàng không hợp tác hoặc không thỏa điều kiện của SeABank thì Đơn vị sẽ đề xuất phương án xử lý như thu hồi nợ trước hạn/khởi kiện/bán tài sản bảo đảm và thông qua Phòng pháp chế xem xét để trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Nếu phương án xử lý được thông qua thì Phòng pháp chế sẽ là đầu mối thực hiện các bước tiếp

theo.

2.3.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của SeABank khá đơn giản, có thể được mô tảqua sơ đồ sau:

53 U

Hình 2.3U: Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

U

NguồnU: Sơ đồ tổ chức bộ máy của SeABank và phát họa của tác giả

Theo sơ đồ trên, cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lý rủi ro tín dụng là Thường trực Hội đồng quản trị. Đây là cơ quan được sự ủy quyền của Hội đồng quản trị quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, ngoại trừ việc bổ nhiệm các nhân sự cao cấp (Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc), mua sắm tài sản có giá trị lớn (trên 10 tỷ đồng) vàthành lập công ty trực thuộc.Có thể diễngiải sơ đồ trên như sau:

Thường trực Hội đồng quản trị: Quyết định những vấn đề liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng như, quyết định chính sách tín dụng trong từng thời kỳ; quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ; quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; quy định về các giới hạn bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng; quy định về thẩm định nhóm khách hàng liên quan; quy định về việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng; thành lập và bầu các thành viên Hội đồng tín dụng để hỗ trợ cho Thường trực Hội đồng quản trị trong công tác quản lý rủi ro tín dụng trong thẩm quyền được giao; … Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị và Tổng Giám

Giám đốc các đơn vị Hội đồng tín dụng Thường trực Hội đồng quản trị Ban Tổng Giám đốc Phòng Thẩm định rủi ro& Quản lý

tín dụng Phòng Pháp chế Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp

54

đốc là thành viên trong Thường trực Hội đồng quản trị.

Ban kiểm toán nội bộ: Kiểm soát sự tuân thủ quy định pháp luật và quy định

nội bộ trong hoạt động ngân hàng mà đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.Tư vấn cho Hội đồng quản trị các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng.

Hội đồng tín dụng: Phê duyệt các khoản cấp tín dụng đến mức tối đa theo quy

định về giới hạn tín dụng của SeABank; quyết định các khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Ban tín dụng Hội sở; quyết định miễn, giảm lãi theo quy chế của

SeABank; quyết định các vấn đề liên quan đến xử lý khoản nợ có vấn đề, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; quyết định hạn mức phê duyệt (thẩm quyền) cấp tín dụng cho các cấp (Ban tín dụng, Tổng Giám đốc, Chuyên Gia phê duyệt, Giám đốc các đơn vị

kinh doanh); quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản tín dụng đủ điều kiện; thành lập và bầu các thành viên của Ban tín dụng Hội sở để hỗ trợ cho Hội đồng tín dụng trong các vấn đề liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng trong thẩm quyền được giao; … Trong số các thành viên của Hội đồng tín dụng thìTổng Giám đốc là Chủ tịch, Phó Tổng Giám đốc thường trực là Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng.

Ban Tổng Giám đốc (đại diện là Tổng Giám đốc):Có trách nhiệm ban hành các quy định nội bộ; các hướng dẫn, trên cơ sở bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, phù hợp

và chính xác để cụ thể hóa các chính sách, cũng như thực thi các nội dung chỉ đạo của Thường trực Hội đồng quản trị và Hội đồng tín dụng trong công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, với sự hỗ trợ nghiệp vụ của các Phòng chuyên môn của Hội sở.

Các Phòng chuyên môn: Phòng thẩm định rủi ro và Quản lý tín dụng, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng pháp chế có trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ về nghiệp vụ đối với các vấn đề liên quan đến công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng cho BanTổng Giám đốc. Cụ thể, tùy theo chức năng và nhiệm vụ được phân công, các Phòng này sẽ trực tiếp và là đầu mối phối hợp với các Phòng chuyên môn Hội sở khác trong việc tư vấn cho Ban Tổng Giám đốc để ban hành các quy trình, các hướng dẫn, các quy định cụ thể, cần thiết trong công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của toàn hệ thống.

55

các khoản cấp tín dụng phát sinh tại đơn vị mình phụ trách. Triển khai thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tổng Giám đốc và các Phòng chuyên môn của Hội sở trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng, trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật và của SeABank. Là đầu mối trực tiếp làm việc với khách hàng về các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý các khoản nợ tại đơn vị.

U

Ghi chúU: Theo mô hình tổ chức hiện tại thì các đơn vị kinh doanh có vai trò và chức năng như nhau, tất cả đều báo cáo, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc.

2.3.3. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng quy định khá chi tiết và cụ thể các nội dung liên quan đến công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, với muc tiêu để công tác quản lý rủi ro tín dụng đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Sau đây là một số nét tiêu biểu của chính sách tín dụng:

Về phân nhóm khách hàng mục tiêu: SeABank ban hành bộ tiêu chí để đánh giá và phân loại khách hàng thành ba nhóm: nhóm khuyến khích cấp tín dụng, nhóm hạn chế cấp tín dụng và nhóm không cấp tín dụng. Bộ tiêu chí này được xây dựng và phân loại theo các yếu tố chính như, tình trạng nhân thân, kinh nghiệm quản lý, năng lực điều hành, khả năng tài chính, nguồn trả nợ, uy tín, tài sản bảo đảm, thời hạn vay, mục đích vay, ngành nghề, …

Về tình trạng pháp lý: Đối với khách hàng doanh nghiệp phải có thời gian hoạt

động tối thiểu là một năm. Khách hàng cá nhân phải dưới 55tuổi đối với nữ và dưới

60 tuổi đối với nam. Khách hàng doanh nghiệp phải có địa bàn hoạt động và khách hàng cá nhân phải có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên cùng địa bàn với Đơn vị

kinh doanh.

Về tài sản bảo đảm: Hạn chế cho vay tín chấp, ưu tiên cho vay có tài sản bảo

đảm. Chỉ cho vay tín chấp đối với các khách hàng có tình hình tài chính, tình hình kinh doanh tốt; có kinh nghiệm lâu năm; có uy tín trong kinh doanh và trong quan hệ tín dụng; … Trên cơ sở, tất cả những yếu tố này ngân hàng có thể thẩm định, xác minh được và có căn cứ.

56

điểm điều chỉnh = lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng trả lãi cuối kỳ+ biên độ (theo

thoả thuận ban đầu). Biên độ này sẽ giữ cố định trong suốt thời hạn vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Về phí tín dụng, hiện nay chỉ thu phí phạt trả nợ trước hạn, ngoài ra không thu bất kỳ khoản phí nào khác. Phí phạt trả nợ trước hạn hiện tại áp

dụng theo cách chia thời gian vay thành 3 giai đoạn, nếu trả nợ trước 1/3 thời gian vay hoặc trước 2/3 thời gian vay thì áp dụng mức phạt với tỷ lệ nhất định đã thoả thuận lúc ban đầu, nếu trả sau 2/3 thời gian vay thì không tính (có giao quyền cho đơn vị kinh doanh cơ chế miễn giảm nhất định).

Về thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay không quá 25 năm đối với cho vay trung dài hạn và không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn.

Các mục đích ưu tiên cho vay: Vay đầu tư và bổ sung vốn các lĩnh vực sản xuất

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)