Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ quy trình, quy định

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 74 - 75)

Hiện nay, theo quy định, các đơn vị phải cung cấp hồ sơ, chứng từ giải ngân cho Ban kiểm toán nội bộ trong vòng ba (3) ngày kể từ ngày giải ngân khoản vay để kiểm tra, giám sát sự tuân thủ về mục đích sử dụng vốn; thực hiện các điều kiện phê duyệt; thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định; sự hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ giải ngân; ... Nhờ vậy, giúp chủ động phát hiện các thiếu sót, gian lận để khắc phục kịp thời, hạn chế được rủi ro.

Đội ngũ nhân sự làm công việc kiểm toán nội bộ hiện nay còn rất mỏng, lại yếu về trình độ chuyên môn, nghiệm vụ và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm cọ sát thực tiễn nên hoạt động kiểm tra, giám sát sự tuân thủ vẫn chưa đạt yêu cầu, chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

66

Ban kiểm toán nội bộ cũng khá chủ động và thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra hồ sơ tín dụng của hệ thống nhưng không phát hiện hoặc phát hiện chưa hết các sai phạm, các thiếu sót của hồ sơ vay, quan trong hơn nữa là không/ít khi phát hiện ra được các dấu hiệu của sự sai phạm để chủ động có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời. Đây mới là yếu tố then chốt của công tác kiểm tra, giám sát của Ban kiểm toán nội bộ ở bất kỳ ngân hàng nào.

Có trường hợp, kiểm tra đi, kiểm tra lại vẫn không phát hiện được sai phạm, thiếu sót. Đến khi thanh tra Ngân hàng Nhà nước vào mới phát hiện ra các sai phạm, thiếu sót. Ở đây, rõ ràng là có trách nhiệm của nhân viên thực hiện kiểm tra hồ sơ. Có thể là thiếu trách nhiệm hoặc yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ và thiếu kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 74 - 75)