Dạng bài tập “cho từ và nghĩa của từ yêu cầu học sinh xác lập sự tơng ứng“

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập luyện từ để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 (Trang 63 - 65)

III. Cách tiến hành:

b) Dạng bài tập “cho từ và nghĩa của từ yêu cầu học sinh xác lập sự tơng ứng“

Đối với bài tập này, giáo viên nêu yêu cầu của bài tập học sinh sử dụng năng lực nghe (đọc) hiểu để xác định nhiệm vụ của đề tài.

Giáo viên hớng dẫn học sinh lần lợt thử điền, nối từng từ với nghĩa cho sẵn. Nếu tạo ra đợc sự tơng ứng, hợp lý giữa nghĩa của từ và từ thì có nghĩa là học sinh làm đợc. Sự so sánh , đối chiếu giữa các nghĩa khác nhau của các từ cho sẵn giúp học sinh nhận biết đợc nét nghĩa, các sác thái nghĩa khác nhau trong nghĩa của từng từ.

Việc sử dụng các phơng tiện trực quan (nh vật thật, tranh ảnh, sơ đồ...) để giải nghĩa từ của học sinh là việc làm có tác dụng rõ rệt. Quan sát vật thực hoặc tranh ảnh, học sinh dễ dàng nhận ra các thuộc tính của sự vật, hiện tợng đợc từ gọi tên. Biện pháp giải nghĩa từ bằng trực quan rất thích hợp với học sinh bậc tiểu học nhất là các lớp đầu cấp. Biện pháp này chủ yếu đợc sử dụng để giải nghĩa các từ có tính cụ thể, xác định các danh từ, động từ hoặc tính từ biểu thị các sự vật, hiện tợng, hoạt động tính chất... mang tính vật chất, tính cụ thể, xác định. Biện pháp này khó có thể dùng để giải thích những từ trừu tợng.

Điều lu ý ở đây là: phơng tiện trực quan đợc sử dụng là các tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. Khi hớng dẫn học sinh làm dạng bài tập này, để định hớng cho học sinh trong việc tìm từ, giáo viên nhắc học sinh luôn có ý thức gắn bài tập với chủ đề, chủ điểm từ ngữ đang học học sinh sẽ hiểu rằng từ ngữ cần tìm là từ ngữ thuộc chủ đề đang học.

2.5.5. Bài tập rèn kỹ năng sử dụng từ

2.5.5.1. Mục đích của bài tập

ý nghĩa, mục đích cuối cùng của dạy mở rộng vốn từ là hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng từ trong giao tiếp. Vì vậy, đây là mục tiêu trọng tâm của dạy học mở rộng vốn từ. Quá trình tạo lập ngôn bản ở phạm vi từ đòi hỏi ngời phát (nói, viết) phải huy động vốn từ, lựa chọn từ sao cho phù hợp với các nhân tố của hoạt động giao tiếp rồi kết hợp các từ ngữ ấy với nhau theo những quy tắc nhất định để tạo thành ngôn bản.

Việc dạy từ ngữ ở tiểu học có nhiệm vụ quan trọng là giúp học sinh chuyển hoá vốn từ ở dạng tiềm năng thành vốn từ ở dạng hiện thực của lời nói. Nói cách khác, hớng dẫn học sinh luyện tập tích cực hoá vốn từ chính là hớng dẫn học sinh luyện tập sử dụng từ, hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh.

Sử dụng từ chính là lựa chọn từ ngữ trong vốn của mình, rồi kết hợp các từ ngữ ấy với nhau để tạo thành câu, thành lời, theo những quy tắc nhất định. Nh vậy, ở đây, học sinh phải tiến hành hai thao tác, thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp. Đó là hai thao tác cơ bản của hoạt động sử dụng từ ngữ.

Để dùng từ đợc đúng và đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, chủ thể nói năng cần tiến hành lựa chọn từ, thay thế từ khi thấy cha phù hợp. Việc lựa chọn, thay thế ở đây không phải là một việc làm tuỳ tiện mà phải dựa trên nguyên tắc nhất định của ngôn ngữ (ví dụ: các từ dùng phải đúng về âm thanh,

về nghĩa, đúng về quan hệ với các từ khác trong câu, phù hợp với các nhân tố của hoạt động giao tiếp...)

Sau thao tác lựa chọn từ ngữ là thao tác kết hợp từ ngữ. Sự kết hợp của các từ ở đây cũng bị quy định bởi những quy tắc nhất định của ngôn ngữ (ví dụ: các từ kết hợp với nhau phải có sự tơng hợp về quan hệ ý nghĩa, phù hợp về quan hệ ngữ pháp....)

Tóm lại, lựa chọn và kết hợp từ ngữ để tạo ra những sản phẩm lời nói đúng đắn và biểu cảm đó là hai thao thác cơ bản, trọng yếu của hoạt động sử dụng từ ngữ.

2.5.5.2. Cấu tạo bài tập

- Phần đầu là nêu yêu cầu của bài tập thờng là một câu hỏi hoặc một câu cầu khiến.

- Phần từ ngữ cho sẵn có thể là một câu, một đoạn, một văn bản hoặc một thành ngữ, tục ngữ trong đó có một số chỗ khuyết để học sinh điền từ hoặc đặt câu với từ cho trớc.

Ví dụ: Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh?

a. Cháu ... ông bà. b. Con....cha mẹ. c. Em... anh chị.

(Tiếng Việt 2, tập 1, tr. 99)

Ví dụ: Đặt câu với một từ vừa tìm đợc ở bài tập 1 (từ mẫu ở bài tập 1: học hành, tập đọc)

(Tiếng Việt 2 , tập 1, tr. 17)

2.5.5.3. Các dạng bài tập cụ thể

Để thực hiện nhiệm vụ hớng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng từ, SGK Tiếng Việt 2 đã xây dựng một số kiểu bài tập sau:

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập luyện từ để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w