Phơng pháp sử dụng tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập luyện từ để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 (Trang 39 - 41)

Phơng pháp sử dụng tình huống có vấn đề (còn gọi là dạy học nêu vấn đề) là phơng pháp dạy học trong đó học sinh tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề. Phơng pháp nêu vấn đề dựa trên những quy luật lĩnh hội tri thức và các hoạt động sáng tạo, bao gồm sự kết hợp những phơng pháp dạy học có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Nhờ vậy nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc cơ sở khoa học, phát triển tính tích cực, tính tự lực và năng lực sáng tạo của các em.

Bản chất của quá trình dạy học bằng cách giải quyết các vấn đề thể hiện ở chỗ trong mỗi trờng hợp chúng ta tạo nên một tình huống bắt buộc học sinh phải độc lập tìm cách giải quyết. Những tình huống nh vậy không tự nhiên mà đến, kỹ năng xây dựng tình huống có vấn đề là kết quả của nghệ thuật s phạm. Nghệ thuật đó thể hiện ở chỗ ngời giáo viên dùng hệ thống biện pháp nhất định để làm cho học sinh hứng thú và tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề. Ngời học tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề bởi vì:

- Thực sự cảm thấy có một vớng mắc nào đó về lý luận hoặc thực tiễn. - Biểu đạt đợc vấn đề cơ bản hoặc hiểu rõ đợc vấn đề cơ bản do giáo viên nêu lên.

- Mong muốn giải quyết vấn đề đó. - Có thể giải quyết đợc.

Nh vậy, trong phơng pháp này giáo viên phải nêu đợc tình huống có vấn đề, tình huống mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh giữa kiến thức đã biết và kiến thức phải tìm kiếm. Tạo cho học sinh có niềm hứng thú tìm hiểu và chấp nhận tình huống đó có vấn đề cần tìm hiểu.

Để làm cho học sinh “Nhìn thấy có vấn đề” chỗ mà trớc đây các em cha thấy nh thế gọi là “Đặt vấn đề” (hay nêu vấn đề) . Còn nếu không nêu đợc tình huống có vấn đề, học sinh sẽ không băn khoăn suy nghĩ, sẽ không tìm cách giải quyết.

Khi dạy phần luyện từ trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 bằng phơng pháp sử dụng tình huống có vấn đề cần sử dụng một số biện pháp và kỹ thuật dạy học sau:

+ Tạo tình huống có vấn đề dựa trên các thao tác:

- Nêu mục đích hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Thao tác này thờng sử dụng khi giới thiệu bài mới, nội dung mới trong bài học.

- Nêu nhu cầu cần biết kiến thức hoặc kỹ năng mới đó của bản thân học sinh.

Ví dụ: Khi dạy bài “Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?” trong bài tập 1,

Tiếng Việt 2, tuần 3, tr. 26: Tìm từ chỉ sự vật (ngời, đồ vật, con vật, cây cối) đ- ợc vẽ trong tranh giáo viên yêu cầu học sinh: Gọi tên cho từng hình vẽ. Từ nào chỉ ngời? Từ nào chỉ đồ vật? Từ nào chỉ con vật? Từ nào chỉ cây cối? Từ đó giáo viên hình thành khái niệm : Những từ chỉ ngời, đồ vật, con vật, cây cối... là từ chỉ sự vật.

- Nêu dự báo khả năng nắm kiến thức và kỹ năng mới của học sinh. Giáo viên nhận xét đánh giá phần trả lời của học sinh đã đạt hiệu quả giao tiếp đến mức nào, chỗ nào cần chỉnh sửa .

+ Đa ra trình tự các việc làm để giải quyết vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ bài học.

Bớc 1: Đa ra cho học sinh vấn đề và thờng là tình huống có vấn đề và yêu cầu giải đáp.

Bớc 2: Hớng dẫn để học sinh tìm chiến lợc giải quyết vấn đề.

Bớc 3: Theo dõi và giúp đỡ, gợi ý chung và gợi ý riêng giúp học sinh.

Bớc 4: Kiểm tra sự học tập của học sinh bằng cách yêu cầu học sinh trình bày đầy đủ việc giải quyết vấn đề, tổ chức thảo luận và đi đến kết luận chung.

Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học cần linh hoạt ở bậc tiểu học với những nội dung học tập đơn giản, gần gũi với kinh nghiệm của học sinh, giáo viên có thể hớng dẫn học sinh nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

2.3.3.2. Mục đích sử dụng

Phơng pháp này nhằm hình thành ở học sinh khả năng t duy giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng, khả năng hợp tác trong đời sống đặc biệt trong giao tiếp. Nhờ đó, học sinh vừa nắm đợc tri thức, vừa phát triển t duy sáng tạo. Dạy học nêu vấn đề có khả năng lớn trong việc giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức mới.

2.3.3.3. Phạm vi sử dụng

Phơng pháp sử dụng tình huống có vấn đề đợc dùng ở các lớp từ lớp 2 trở lên trong trờng phổ thông và s phạm. Phơng pháp này phát huy hiệu quả trong dạy các bài luyện từ và câu, tập làm văn, chính tả...

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập luyện từ để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 (Trang 39 - 41)