Phơng pháp thực hành giao tiếp

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập luyện từ để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 (Trang 36 - 37)

2.3.1.1. Khái niệm

Phơng pháp thực hành giao tiếp là phơng pháp quan trọng trong dạy học tiếng Việt. Dạy tiếng Việt trong giao tiếp và để giao tiếp là phơng hớng chính chúng ta đang phấn đấu thực hiện. Đây là phơng hớng hiện đại đợc thực hiện ở nhiều nớc trên thế giới và khu vực. Theo phơng hớng đó việc dạy luyện từ và câu lấy giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) làm môi trờng và phơng pháp, lấy việc phục vụ giao tiếp làm nhiệm vụ và mục đích. Hình thức kết lõi để thực hiện phơng pháp thực hành là ra bài tập và làm bài tập.

Nội dung dạy Luyện từ và câu ở lớp 2 đợc xây dựng qua một hệ thống bài tập, không có phần lý thuyết cho nên GV cần tổ chức cho HS thực hiện tốt các bài tập. Vì thế, phơng pháp thực hành giao tiếp là phơng pháp bắt buộc trong các tiết luyện từ và câu ở lớp 2. Phơng pháp này tạo cơ hội cho học sinh sự hình thành kỹ năng, còn giáo viên lại có ngay thông tin phản hồi về kết quả học tập của học sinh. Để đảm bảo các hoạt động thực hành giao tiếp thành công trong tiết luyện từ và câu, giáo viên dành thời gian chuẩn bị các nội dung thực hành, sao cho phù hợp từng đối tợng học sinh, phải kiểm tra đợc các hoạt động thực hành của học sinh tránh tình trạng học sinh làm sai từ đầu đến cuối hoặc không tham gia thực hành.

Khi sử dụng phơng pháp thực hành giao tiếp trong dạy học luyện từ và câu ở lớp 2, giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp, kỹ thuật sau:

+ Liên hệ với thực tế để biết đợc mục đích của bài học.

Ví dụ: Khi dạy bài: “Tìm từ chỉ sự vật - Câu kiểu - Ai là gì?”. ( Tiếng Việt 2, tập 1, tr. 26)

Bài này gồm có 3 bài tập, giáo viên nêu ra 3 mục đích sau: - Làm quen với từ chỉ ngời, chỉ vật, cây cối, con vật.

- Nhận biết các từ trên trong câu và lời nói.

- Đặt câu giới thiệu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì? + Giáo viên nêu rõ từng nhiệm vụ học sinh cần làm. Khi dạy bài này, GV nêu rõ từng nhiệm vụ sau:

- Quan sát tranh vẽ, gọi tên từng bức tranh và ghi lại tên gọi dới bức tranh đó.

- Sắp xếp các từ vừa tìm đợc thành 4 loại: từ chỉ ngời, chỉ cây cối, chỉ con vật, chỉ vật.

- Đặt câu theo mẫu cho sẵn (kiểu câu: Ai (con gì, cái gì, là gì?) .

+ Giáo viên giúp HS vận dụng kiến thức đã học, kinh nghiệm đã có về vốn tiếng Việt của cá nhân để hình thành kiến thức và kĩ năng mới cho các em.

Ví dụ: Cũng dạy bài “Tìm từ chỉ sự vật...” ngoài những từ cho sẵn trong bài, học sinh tìm thêm các từ chỉ sự vật.

+ Giáo viên bằng kiến thức kinh nghiệm đã có tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, cặp nhóm để củng cố kiến thức, kỹ năng mới cho học sinh.

Ví dụ: Trong bài này giáo viên có thể cho học sinh liên hệ với thực tế hàng ngày: Kể tên các đồ vật, cây cối, con vật... có trong gia đình hoặc em đã biết.

+ Tổ chức cho học sinh đánh giá kết quả và điều chỉnh kiến thức theo hớng đảm bảo sự chính xác, đúng và chuẩn.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập luyện từ để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 (Trang 36 - 37)