Dạng bài tập “cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tơng ứng“

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập luyện từ để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 (Trang 62 - 63)

III. Cách tiến hành:

b) Dạng bài tập “cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tơng ứng“

Ví dụ 1: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau: a. Dòng nớc chảy tơng đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại đợc. b. Dòng nớc chảy tự nhiên ở đồi núi.

c. Nơi đất trũng chứa nớc, tơng đối rộng và sâu, ở trong đất liền (suối, hồ, sông).

(Tiếng Việt 2, tập 2, tr. 64)

Ví dụ 2: Chọn ý thích hợp có cột B cho các từ ngữ ở cột A.

Nghề nghiệp Công việc

Công nhân a. Cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn (heo), thả cá...

Nông dân b. Chỉ đờng, giữ trật tự làng xóm, phố phờng, bảo vệ nhân dân...

Bác sĩ c. Bán sách, bút, vải, gạo, bánh kẹo, đồ chơi,...

Công an d. Làm giấy viết, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, thuốc chữa bệnh, ô tô, máy cày....

Ngời bán hàng c. Khám và chữa bệnh.

(Tiếng Việt 2, tập 2, tr. 138)

Dạng bài tập này yêu cầu rất đơn giản: cả từ và nghĩa của từ đều cho sẵn, học sinh chỉ cần xác lập sự tơng ứng giữa từ và nghĩa của từ trong từng tr- ờng hợp , học sinh điền đúng, nói đúng thì có nghĩa là các em đã nắm đợc nghĩa của từ cho sẵn.

2.5.4.4 Cách thức thực hiện bài tập

a) Dạng bài tập “dựa vào từ trái nghĩa để nhận biết nghĩa của từ“

Cơ sở lý luận của việc xây dựng dạng bài tập này là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ (ở đây là quan hệ trái nghĩa). Ngoài việc giúp học sinh nhận biết đợc nghĩa của từ cần giải thích, dạng bài tập này còn giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ và góp phần hình thành khái niệm “từ trái nghĩa” cho học sinh .

- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập cho học sinh bằng câu hỏi, học sinh xác định nhiệm vụ để giải quyết bài tập.

- Có thể giáo viên hoặc học sinh nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa. - Giáo viên gợi ý học sinh tìm từ theo yêu cầu của bài tập.

- Trớc khi tìm từ trái nghĩa, giáo viên giải thích nghĩa của từ cho sẵn khó hiểu đối với học sinh).

Ví dụ : Bình tĩnh: tự chủ, không nóng nảy vội vàng.

Sau khi nắm đợc yêu cầu của bài tập và hiểu nghĩa từ cho sẵn, học sinh tiến hành tìm từ trái nghĩa với từ cho trớc. Với sự liên tởng trái ngợc, học sinh tìm đợc từ trái nghĩa tức là các em đã nắm đợc nghĩa của từ cần giải thích (từ cho sẵn).

Ví dụ : Bài tập 2, Tiếng Việt 2, tr. 137, GV hớng dẫn HS nghĩa từng từ cho sẵn nh sau:

a. Trẻ con: trái nghĩa với ngời lớn.

b. Cuối cùng: trái nghĩa với đầu tiên, bắt đầu, khởi đầu, thoạt đầu, thoạt tiên....

c. Xuất hiện: trái nghĩa với biến mất, tiếu biến, mất tăm, mất tiêu.

d. Bình tĩnh: trái nghĩa với cuống quýt, luống cuống, hốt hoảng, hoảng hốt, hoảng sợ, hoảng hồn...

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập luyện từ để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w