Phơng pháp thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập luyện từ để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 (Trang 37 - 39)

2.3.2.1. Khái niệm

“Thảo luận nhóm” là phơng pháp dạy học đem lại hiệu quả cao và đang chiếm u thế trên thế giới. Dạy học Luyện từ và câu bằng phơng pháp thảo luận nhóm nhằm hình thành khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp miệng, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh. Qua thảo luận, ngôn ngữ và năng lực t duy của học sinh trở nên linh hoạt. Khi tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2 bằng phơng pháp thảo luận nhóm, giáo viên có cơ hội tận dụng ý kiến và kinh nghiệm của học sinh; học sinh làm việc theo nhóm có tác dụng kích thích sự hăng say suy nghĩ hơn hẳn khi làm việc độc lập, các em dễ dàng suy nghĩ ra cách làm và đáp án của bài

tập. Các thành viên trong nhóm đều phải hoạt động tích cực trong không khí thi đua với nhóm khác.

Sử dụng phơng pháp thảo luận nhóm trong dạy học Luyện từ và câu ở lớp 2 cần phải đáp ứng yêu cầu sau:

+ Các đề tài đa ra thảo luận phải có tác dụng kích thích sự suy nghĩ, tò mò của học sinh; cần đảm bảo học sinh hiểu những gì mình đợc học thông qua thảo luận và khuyến khích động viên học sinh mạnh dạn tham gia thảo luận. Hình thức học tập này tạo nên môi trờng hợp tác giữa thầy - trò; trò - trò; học sinh là trung tâm của giờ học, giáo viên là ngời tổ chức, hớng dẫn.

+ Tổ chức hoạt động nhóm có nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Ví dụ: nhóm nhỏ là từng cặp học sinh, nhóm 4-6 học sinh; nhóm có quy mô lớn là khoảng hơn 10 học sinh tơng đơng với đơn vị tổ của lớp.

Việc chia lớp có quy mô lớn hay nhỏ đợc dựa trên những cơ sở sau: - Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ mà giáo viên giao cho nhóm: Nếu nhiệm vụ cần ít ngời thì chia nhóm theo từng cặp học sinh hoặc nhóm 3-4 học sinh (Ví dụ: trao đổi về việc chọn từ điền vào chỗ trống, đổi bài làm để kiểm tra nhau, sửa lỗi tìm từ theo chủ đề, đặt câu, hỏi đáp...)

- Tuỳ theo nhiệm vụ học tập có khi cần phải chia nhóm có quy mô nh 4- 6 học sinh hoặc hơn thế nữa, cũng có khi chia lớp thành 2 nhóm: nam - nữ để chơi trò chơi học tập hoặc tham gia các cuộc thi...

- Tuỳ thuộc vào khả năng hoạt động hợp tác cũng nh quản lý các hoạt động: học sinh lớp 2 còn nhỏ tuổi, các khả năng và liên kết các hoạt động của nhóm còn hạn chế, vì vậy không nên thờng xuyên chia nhóm có quy mô lớn. Cách chia nhóm thích hợp này là nhóm nhỏ 2 HS (cặp); nhóm 3-4 HS, chỉ khi nào tổ chức trò chơi hoặc có cuộc thi nhóm có quy mô lớn hơn.

Để nhóm hoạt động đúng với yêu cầu thảo luận, giáo viên cần tập cho học sinh hình thành kỹ năng điều hành thảo luận nhóm (kỹ năng của nhóm tr- ởng). Các kỹ năng để học sinh làm quen trong lĩnh vực này là: Trình bày câu hỏi hoặc vấn đề thảo luận thật rõ ràng, chỉ định ngời phát biểu và hạn định thời gian phát biểu của các thành viên một cách hợp lý, biết lắng nghe và ghi chép ý cơ bản của từng ngời, biết tổng hợp ý kiến thành từng loại. Cần tạo cơ hội cho hầu hết các học sinh trong lớp đều đợc làm nhóm trởng để học sinh nào cũng rèn luyện kỹ năng.

Câu hỏi yêu cầu nhớ lại: thờng dùng củng cố kiến thức ôn tập

Câu hỏi tìm tòi, phát hiện: thờng dùng khi hình thành kiến thức, kỹ năng mới

Câu hỏi yêu cầu nhận xét, đánh giá Câu hỏi phân loại

Câu hỏi so sánh Câu hỏi lựa chọn

Hiện nay ở các nớc có nền giáo dục tiên tiến thờng sử dụng đa dạng các hình thức và quy mô hoạt động nhóm. Song, ở nớc ta điều kiện cơ sở vật chất cha thật đầy đủ: lớp chật, học sinh đông, bàn ghế khó di chuyển nên tổ chức hoạt động theo nhóm 2 học sinh hoặc nhóm 4-6 học sinh là phù hợp nhất. Nh- ng cần lu ý rằng không nên lạm dụng hình thức thảo luận, chỉ những vấn đề cần thiết mới đa ra thảo luận, nếu không sẽ làm lãng phí thời gian của lớp.

Các đề tài đa ra thảo luận phải có tác dụng kích thích sự suy nghĩ , chú ý ở học sinh. Nếu vấn đề dễ quá hoặc toàn là vấn đề học sinh đã biết rồi, các em chóng chán. Nếu đề tài khó quá, học sinh không có ý kiến trao đổi, cuộc thảo luận thành bế tắc. Trong thảo luận mỗi nhóm cần tóm tắt ý kiến, ghi lên giấy khổ lớn và trình bày trớc lớp. Sau mỗi lần trình bày của nhóm cần có thời gian để học sinh nhóm khác hỏi, thắc mắc, chất vấn và nhóm vừa trình bày phải giải thích thêm hoặc cung cấp thêm thông tin.

Kết thúc cuộc thảo luận, giáo viên tổng kết, giảng giải thêm và nêu ý kiến động viên cả nhóm.

2.3.2.2. Mục đích sử dụng

Phơng pháp này nhằm hình thành ở học sinh năng lực giao tiếp (đặc biệt là trong giao tiếp nói), khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng suy nghĩ độc lập. Với phơng pháp này học sinh còn đợc học từ bạn và tất cả học sinh đều đợc tham gia vào hoạt động giao tiếp.

2.3.2.3. Phạm vi sử dụng

Phơng pháp “thảo luận nhóm” có thể sử dụng để dạy từ lớp 2 đến lớp khác ở phổ thông và s phạm. Tuy nhiên, cần lu ý việc thảo luận nhóm chỉ dành cho những vấn đề phức tạp chứ không phải toàn bộ giờ học.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập luyện từ để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 (Trang 37 - 39)