HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG
Vấn đề lớn nhất để thúc đẩy hộ chăn nuôi áp dụng biogas là vấn đề môi trường, tiếp sau đó là vấn đề giải quyết chất đốt. Theo kết quả khảo sát, có 30% hộ chăn nuôi không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas. Mặc dù hầu hết những hộ chăn nuôi được biết về những tác hại môi trường từ chất thải chăn nuôi heo nhưng chưa có những hành động thực tế để khắc phục, nhất là trong vấn đề quyết định tham gia vào mô hình biogas. Do đó, để người dân có quyết định chấp nhận áp dụng biogas thì cần có những giải pháp thích hợp cũng như giải quyết những vấn đề còn bức xúc cho người dân. Bảng 5.22 thể hiện những vấn đề và đề xuất những giải pháp cho việc áp dụng biogas của các hộ chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
65
Bảng 5.22 Những vấn đề và giải pháp cho việc áp dụng biogas của các hộ chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Vấn đề Giải pháp
Những hộ chăn nuôi heo chưa nhận thức rõ về biogas và những lợi ích mà biogas mang lại
Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của hộ dân về biogas và lợi ích của biogas
Nhiều hộ dân chưa có ý thức trong bảo vệ môi trường
Cách xử lý chất thải còn chưa phù hợp
Nâng cao ý thức của người dân về ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi heo
Không có kinh phí để xây hầm Kinh phí cho việc mướn người xây hầm biogas
Hỗ trợ vốn cho hộ chăn nuôi heo hay cho hộ chăn nuôi heo vay với lãi suất thấp
Hộ dân không biết xây hầm/túi ủ biogas và nếu xây phải mướn kỹ thuật viên
Đào tạo kỹ thuật xây hầm/túi ủ biogas cho hộ chăn nuôi
Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao ý thức của hộ dân về biogas và lợi ích của biogas
Những hộ chăn nuôi heo đa phần nhận thức được những hiệu quả mà biogas mang lại, tuy nhiên hộ dân vẫn còn nhìn nhận chưa rõ ràng về biogas và những lợi ích của biogas. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến tới từng hộ chăn nuôi về mô hình biogas và khuyến khích các hộ chăn nuôi chưa áp dụng biogas cùng sử dụng biogas tại địa phương là thật sự cần thiết.
Tuy nhiên, sử dụng dạng mô hình biogas nào để thực sự phù hợp với điều kiện của hộ dân ở nông thôn còn là một vấn đề rất đáng quan tâm. Mặc dù những hộ chăn nuôi đã dần quan tâm đến biogas, nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng hiện có. Bên cạnh việc phát triển mô hình biogas vẫn còn gặp một số vấn đề khó khăn và thách thức. Biogas đem lại lợi ích trực tiếp cho hộ chăn nuôi, đồng thời cũng đem lại lợi ích cho cả cộng đồng để có được một môi trường trong sạch.
Để phát triển biogas cần phải có sự quan tâm của cộng đồng, sự chỉ đạo của tổ chức, các cơ quan cấp trên về chương trình biogas. Phổ biến rộng rãi tới từng hộ chăn nuôi về việc xây hầm biogas. Ngoài ra, phổ biến sâu về tác dụng của biogas khi người dân sử dụng sẽ giúp tiết kiệm năng lượng cho gia đình như củi, điện, gas bình… giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận, đồng thời hạn chế ô nhiếm môi trường.
66
Do vậy, Nhà nước phải có kế hoạch, tăng cường các chương trình phổ biến mô hình biogas tới mỗi hộ gia đình thông qua các phương tiện truyền thông như tivi, đài, báo, thông qua các cuộc hội thảo, các buổi tập huấn, hay có các tài liệu hướng dẫn về biogas cho người dân.
Nâng cao ý thức của người dân về ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi heo
Các hộ chăn nuôi đều biết về những tác hại từ chất thải chăn nuôi heo nhưng không chú trọng đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Vấn đề là hộ chăn nuôi chủ yếu xử lý chất thải theo chủ ý của cá nhân và cảm thấy hài lòng với cách xử lý chất thải chăn nuôi hiện tại. Với cách xử lý đó hộ dân cảm thấy thuận tiện, vừa tiết kiệm thời gian và vừa tiết kiệm chi phí nên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh.
Do đó, vấn đề quan trọng là ý thức của người dân về vấn đề môi trường chung. Vì vậy, công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho hộ chăn nuôi về những tác hại của chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn là hoạt động nhất thiết cần thực hiện. Mục đích của các cuộc tuyên truyền, vận động là nâng cao nhận thức cũng như là trách nhiệm của Nhà nước và chính quyền địa phương và thành phần có liên quan đến lĩnh vực môi trường, quản lý chất thải. Quan trọng hơn nữa là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các hộ dân trên địa bàn xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang về áp dụng biogas giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, cần có những buổi họp dân hàng tuần trong từng ấp của xã Phước Lập để tuyên truyền, nhắc nhở mọi người về vấn đề bảo vệ môi trường chung, quản lý chất thải và giới thiệu mô hình đang hoạt động trên địa bàn xã. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước đối với việc quản lý nước thải, chất thải trong sản xuất nông nghiệp nhất là trong hoạt động chăn nuôi heo. Có chính sách khuyến khích người dân chăn nuôi tập trung, sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải.
Hỗ trợ vốn cho hộ chăn nuôi heo hay cho hộ chăn nuôi heo vay với lãi suất thấp
Một vấn đề bức xúc của các hộ dân tại xã Phước Lập khi chưa tham gia vào mô hình biogas là các khó khăn về kinh phí. Do điều kiện về kinh phí nên dù cộng đồng có nhiều người tham gia biogas nhưng những hộ chăn nuôi còn lại cũng không dám áp dụng. Do đó, để phát triển biogas cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo của tổ chức, các cơ quan cấp trên về chương trình biogas. Phổ biến rộng rãi tới từng hộ chăn nuôi về việc xây hầm biogas, đặc biệt là giúp đỡ về vốn cho hộ chăn nuôi. Ngoài ra, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho hộ dân
67
một số vốn khi xây hầm/túi ủ biogas đến các hộ chăn nuôi, tuy nhiên có nhiều hộ dân vẫn không biết đến phần kinh phí hỗ trợ này.
Mặt khác, vốn đầu tư ban đầu cho một hầm biogas là lớn so với thu nhập của hộ chăn nuôi heo vì chủ yếu hộ dân sống ở vùng nông thôn. Do đó, chính quyền địa phương cần hỗ trợ một phần vốn để khuyến khích hộ chăn nuôi xây hầm/túi ủ biogas hoặc thành lập quỹ cho vay vốn với lãi suất thấp đối với các hộ chăn nuôi có nhu cầu được vay vốn để xây hầm biogas. Nhà nước cần tạo điều kiện để hộ chăn nuôi có khả năng trả lãi với mức lãi suất theo từng năm hay trả lãi với mức lãi suất theo từng đợt chăn nuôi heo. Ngoài ra, cần nghiên cứu giúp giảm chi phí cho hộ chăn nuôi khi mướn kỹ thuật viên để xây hầm.
Đào tạo kỹ thuật xây hầm/túi ủ biogas cho hộ chăn nuôi
Đa số các hộ chăn nuôi khi muốn xây hầm/túi ủ biogas thì vấn đề khó khăn gặp phải là về kỹ thuật xây. Do đó, việc mướn kỹ thuật viên để xây hầm sẽ làm cho hộ chăn nuôi tốn thêm một khoản chi phí nên có nhiều hộ dân còn ngần ngại và không muốn xây dựng. Vì vậy, việc đào tạo, tập huấn cho các hộ chăn nuôi về kỹ thuật xây hầm/túi ủ biogas là thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, cần cung cấp những tài liệu hướng dẫn sử dụng biogas cho hộ dân.
Mặt khác, hầm biogas khi xây xong có khi không sử dụng được, có trường hợp khi sử dụng thì cho ít gas hay xảy ra sự cố nhưng không có kỹ thuật viên giúp người dân giải quyết kịp thời. Vì vậy, khi hộ dân được phổ biến kỹ thuật hay được đào tạo về kỹ thuật xây hầm/túi ủ biogas sẽ có khả năng khắc phục sự cố kịp thời và duy trì mô hình được hoạt động liên tục.
68
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Ứng dụng công nghệ biogas vào chăn nuôi là vấn đề hàng đầu để mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Nhờ các thành tựu của công nghệ biogas, chính sách của Nhà nước và sự tuyên truyền của chính quyền địa phương, hộ chăn nuôi tại xã Phước Lập xây dựng hầm biogas đã thực sự phát triển mang lại hiệu quả, lợi ích cho người chăn nuôi và đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, việc ứng dụng biogas vào chăn nuôi hiện nay trên địa bàn xã còn hạn chế và tồn tại nhiều khó khăn. Nhiều hộ chăn nuôi với quy mô đủ để xây hầm biogas nhưng vì không có vốn nên vẫn chưa xây được. Mặt khác, dù đã được tuyên truyền và một số ít đã được tập huấn nhưng nhiều hộ chăn nuôi vẫn còn gặp khó khăn trong kỹ thuật xây hầm, do đó hộ dân cần có kỹ thuật viên trực tiếp xây hầm nhưng kinh phí để chi trả cho việc thuê người xây cũng là vấn đề khó khăn đối với các hộ dân.
Qua khảo sát 60 hộ chăn nuôi heo thực tế cho thấy người dân nơi đây mặc dù biết được những tác hại môi trường từ chất thải chăn nuôi nhưng ý thức thực hiện để bảo vệ môi trường còn rất thấp. Nhìn chung, qua kết quả phân tích cho thấy mức độ hài lòng của người dân trong việc chấp nhận áp dụng biogas tại địa phương tương đối cao, đạt 70%, tuy nhiên còn 30% hộ dân chưa hài lòng. Tỷ lệ hộ chấp nhận tham gia tương đối cao và đây sẽ là những hộ tìm năng tham gia vào mô hình biogas góp phần nhân rộng mô hình trên địa bàn nghiên cứu. Những quyết định tham gia vào mô hình biogas của hộ chăn nuôi chịu tác động bởi ba yếu tố chính, đó là giới tính, tuổi và sự tham gia của cộng đồng. Đối với sự ảnh hưởng từ giới tính của đáp viên, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì với 1 đáp viên là nữ sẽ làm giảm đi 33% xác suất hộ chăn nuôi chấp nhận áp dụng biogas. Đối với sự ảnh hưởng từ tuổi của đáp viên, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi đáp viên tăng thêm một tuổi sẽ làm tăng thêm 1,1% xác suất hộ chăn nuôi chấp nhận áp dụng biogas. Đối với sự ảnh hưởng từ sự tham gia của cộng đồng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi có một người xung quanh chấp nhận tham gia vào mô hình biogas sẽ làm tăng thêm 43% xác suất hộ chăn nuôi chấp nhận áp dụng mô hình biogas.
Từ sự cần thiết của việc áp dụng biogas của hộ chăn nuôi cùng với mức hiệu quả đạt được trong chi phí cùng với khả năng đi vào sử dụng, ổn định lâu dài của mô hình, cho thấy việc nhân rộng mô hình biogas ở xã Phước Lập,
69
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là có thể thực hiện và có nhiều hộ dân chấp nhận tham gia. Vì vậy, đối với Nhà nước nói chung và chính quyền địa phương và các hộ dân của xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang nói riêng, cần có các giải pháp phù hợp, đúng đắn cho việc nhân rộng mô hình biogas trên địa bàn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và có thêm nguồn năng lượng mới cho gia đình.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với nông dân
- Thực hiện các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi các một cách nghiêm túc theo quy định của pháp luật và hiệu quả.
- Có ý thức quan tâm đến việc áp dụng biogas vào chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.
- Tập trung nguồn lực, không ngừng tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm để có thể ứng dụng được công nghệ biogas vào chăn nuôi heo. Đồng thời, khuyến khích, động viên các hộ xung quanh cùng tham gia vào mô hình biogas.
- Người dân cần áp dụng mô hình biogas với công nghệ mới giúp xử lý chất thải chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương
- Chính quyền các cấp cần có kế hoạch giới thiệu công nghệ biogas đến người dân theo nhiều kênh thông tin, đặc biệt là thông qua tivi, đài, báo, loa phát thanh.
- Tăng cường tuyên truyền các lợi ích và ứng dụng của công nghệ biogas cũng như các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước đến người dân để cập nhật thông tin kịp thời và chính xác. - Tổ chức những lớp huấn luyện và hướng dẫn người dân cách sử dụng, bảo trì hầm/túi ủ biogas cũng như cách sử dụng và quản lý chất thải sau ủ có hiệu quả để tránh lãng phí.
- Tình hình dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hầm/túi ủ, do đó cần có kế hoạch phòng chống dịch bệnh phù hợp. Đồng thời, địa phương cần có chính sách hỗ trợ người dân tiếp tục tái đàn sau dịch.
- Giá cả xây dựng hầm ủ quá cao so với thu nhập của hộ dân. Do đó, địa phương nên có chính sách hỗ trợ như tài trợ một phần kinh phí hoặc cho vay với lãi suất thấp.
- Đào tạo kỹ thuật viên có chuyên môn trực tiếp xây hầm biogas để đáp ứng nhu cầu của hộ dân trong quá trình xây hầm biogas. Xây dựng mạng lưới
70
kỹ thuật viên lắp và bảo trì hầm biogas nhằm hỗ trợ nhanh chóng mỗi khi hệ thống hầm biogas có sự cố. Đây là việc làm có hiệu quả không chỉ duy trì hệ thống hầm/túi ủ hoạt động liên tục mà còn hình thành mạng lưới vệ tinh kỹ thuật viên tại chỗ với chi phí thấp.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích người dân tham gia biogas cũng như quan tâm đến nguồn năng lượng sinh học cho gia đình.
- Nghiên cứu tích hợp việc sử dụng các thiết bị thắp sáng ở qui mô nông hộ nhằm tận dụng khí sinh học trong hệ thống túi không sử dụng hết cho việc đun nấu để thắp sáng, đồng thời giúp làm tăng hiệu quả khí sinh học từ túi ủ.
6.2.3 Đối với Nhà nước
- Tạo điều kiện, hỗ trợ các hộ chăn nuôi đầu tư xây dựng mô hình xử lý chất thải theo công nghệ biogas.
- Triển khai ứng dụng mô hình xử lý nước thải sau bể biogas, làm cơ sở hướng dẫn, nhân rộng áp dụng cho các trang trại chăn nuôi.
- Nhà nước phải có kế hoạch, chương trình phổ biến mô hình biogas tới mỗi hộ gia đình thông qua các phương tiện truyền thông như tivi, đài, báo.
- Nhà nước cần quan tâm đến chính sách hỗ trợ vốn cho hộ chăn nuôi khi áp dụng xây dựng hầm biogas.
- Thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi heo vì phát triển biogas gắn với phát triển chăn nuôi, muốn đẩy nhanh, hiệu quả việc nhân rộng mô hình biogas thì trước hết phải phát triển chăn nuôi heo.
- Nhà nước nên có chính sách khai thác và sử dụng biogas trong phạm vi cả nước, nhất là định hướng áp dụng rộng rãi công nghệ biogas là một trong những nội dung phát triển nông thôn mới.
- Nghiên cứu sử dụng nước thải đầu ra của hệ thống túi ủ phục vụ tưới cho cây trồng nhằm tận dụng hết dinh dưỡng từ túi ủ góp phần gia tăng thu nhập nông hộ và bảo vệ môi trường, đồng thời tiết kiệm được chi phí sử dụng phân hóa học.
- Tích cực nghiên cứu công nghệ mới giúp nâng cao hiệu suất biogas, giúp giảm giá thành xây hầm biogas.
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Thị Nga và Nguyễn Hữu Chiếm, 2010. Công nghệ túi ủ khí sinh học ở
nông thôn ĐBSCL. Trường Đại học Cần Thơ: Khoa Môi trường và Tài