4.4.3.1 Tỷ lệ chọn dạng mô hình biogas của hộ chăn nuôi heo tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.13 Tỷ lệ chọn dạng mô hình biogas của hộ chăn nuôi heo tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Qua kết quả từ hình 4.13 cho thấy, khi các hộ dân chấp nhận tham gia mô hình biogas được hỏi về chọn dạng mô hình nào để xây dựng. Đa số có 61% hộ dân chọn dạng mô hình túi ủ, vì dạng mô hình này tiện lợi, không tốn nhiều chi phí xây dựng, dễ dàng trong cho việc lắp đặt và giá thành để xây túi ủ cũng tương đối thấp. Tuy nhiên, cũng có đến 34% hộ dân lại chọn dạng mô hình hầm xây bằng gạch. Họ cho rằng xây bằng gạch sẽ sạch hơn nhưng có ít hộ chấp nhận vì hầm xây bằng gạch rất dễ bị lún và cần phải nạp nguyên liệu nhiều và thường xuyên mới duy trì khí gas được. Trong khi đó, sử dụng hầm biogas bằng vật liệu nhựa composite có độ chống thấm rất cao và có độ bền uốn và bền kéo cao hơn nhiều so với vật liệu thông thường nhưng chỉ có 5% hộ chấp nhận tham gia. Nguyên nhân chính là do chi phí để xây dựng khá cao so với khả năng tài chính của hộ gia đình.
54
Khi người dân quyết định tham gia mô hình biogas thì việc hỗ trợ từ chính quyền địa phương là rất cần thiết. Các hộ chăn nuôi khi được hỏi về sẽ cần hỗ trợ những gì khi quyết định tham gia mô hình biogas thì có 100% hộ dân đều có nhu cầu cần hỗ trợ vốn. Đây cũng là vấn đề khó khăn đầu tiên mà hộ chăn nuôi đều gặp phải dẫn đến ảnh hưởng đến việc không muốn tham gia vào mô hình biogas. Vì có nhiều hộ vẫn không biết cách sử dụng biogas nên có 31,6% hộ chăn nuôi cần hỗ trợ thêm tài liệu hướng dẫn. Bên cạnh đó, khi xây hầm thì đa số hộ dân không biết về kỹ thuật xây nên 94,9% hộ cần có kỹ thuật viên để trực tiếp xây hầm. (Điều tra thực tế, 2014)
4.4.3.2 Mục đích tham gia mô hình biogas của hộ chăn nuôi heo tạixã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Việc tham gia mô hình biogas vào chăn nuôi của hộ gia đình đều có những mục đích tương đồng nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do cùng chịu sự tác động chung từ tuyên truyền hay lối sống giống nhau trên cùng một khu vực nên có những nhận thức về mục đích của việc tham gia mô hình biogas cũng giống nhau. Bảng 4.18 thể hiện những mục đích tham gia và tỷ lệ lựa chọn của các hộ chăn nuôi heo ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Bảng 4.18 Tỷ trọng mục đích tham gia mô hình của hộ chăn nuôi heo chấp nhận tham gia mô hình biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Đơn vị tính: %
Mục đích Tỷ trọng
Nắm được kỹ thuật xây dựng và sử dụng biogas 23,9
Tiết kiệm chi phí 100,0
Lợi ích môi trường 89,1
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Theo kết quả khảo sát từ bảng 4.18, khi người dân được hỏi về lý do chấp nhận tham gia vào mô hình biogas thì được hộ dân trả lời là tiết kiệm chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất với 100%, trong khi đó nắm được kỹ thuật xây dựng và sử dụng biogas ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng biogas chỉ đạt 23,9%. Mục đích lợi ích môi trường đạt khá cao với 89,1%. Qua đó nhận thấy, chủ yếu các hộ chăn nuôi đều có mục đích chính tham gia vào mô hình là để tiết kiệm chi phí và lợi ích môi trường, bên cạnh đó mục đích lựa chọn nhằm tạo nên sự thuận tiện và có ích cho sinh hoạt của gia đình.
55
4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO NHƯNG CHƯA ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG