Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 40 - 42)

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra tổng hợp của chương trình 60B trên địa bàn xã Phước Lập cho thấy có 2 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất nhân tác (Đất lập liếp Vp): diện tích 1.105,71 ha, chiếm 31,81% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là các đất bị xáo trộn do lập liếp, còn lại là đất liếp. Đất liếp là đất có ảnh hưởng tác động của con người, tất cả các đất thổ canh, thổ cư, đất xây dựng,… và các đất chuyên vùng khác có thể xếp trong đất này. Đất liếp trồng cây ăn quả, khóm, mía,… là đất có chịu ảnh hưởng tác động của con người trong khoảng 50 – 150 cm lớp đất mặt và chủ yếu sử dụng để sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, có thể thay đổi hình dạng đất liếp để phục vụ cho việc canh tác các loại cây trồng khác nhau.

- Nhóm đất phèn: có diện tích 2.369,84 ha, chiếm 68,19% tổng diện tích tự nhiên, loại đất này chiếm phần lớn diện tích đất trên địa bàn xã, có đặc điểm bồi tụ chậm, vật liệu trầm tích chứa nhiều chất hữu cơ và chất sinh phèn. Các loại đất phèn hạn chế bởi các đặc điểm lý và hóa học của đất, do đó thường có ảnh hưởng bất lợi đối với các mục đích sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.2.2 Tài nguyên nước

Nguồn nước trong khu vực chủ yếu lấy từ hệ thống Sông Tiền thông qua các trục kênh chính là: Kênh Nguyễn Văn Tiếp (Tháp Mười 2), kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Ba, kênh Cà Dâm và các hệ thống kênh rạch khác. Các trục kênh này đảm nhận vai trò gần như toàn bộ việc cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, kể cả việc tiêu lũ, thoát phèn trong vùng. Vào đầu mùa mưa (từ tháng 03 đến tháng 7) nguồn nước thường bị nhiễm phèn, trái lại

26

vào mùa khô chất lượng nước có khá hơn đạt trị số pH từ 4 - 4,5 trên các kênh trục chảy qua khu vực.

3.1.2.3 Tài nguyên sinh vt

Tính đa dạng sinh học trong vùng rất phong phú và đa dạng. Hệ thực vật có đến 540 loại thuộc 112 họ với nhiều loại thực vật quý hiếm được dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp và làm thuốc. Ngoài ra, trên địa bàn xã tập trung nhiều loại cỏ chăn nuôi mọc tự nhiên thích hợp cho việc chăn nuôi trâu bò có chất lượng tốt.

Hệ động vật dưới tán rừng khá phong phú ngoài các loại chim, thú sống trên cây còn có nhiều loài sống dưới nước như rùa, rắn, lươn, ếch và loài thuộc nhóm các đen có nguồn gốc tại chổ.

3.1.2.4 Thc trng môi trường

Việc sử dụng các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp thường gây ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống kênh, rạch đối với khu vực dân cư sinh hoạt chủ yếu từ nguồn nước này, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lâu dài.

Việc tập trung khai thác nguồn nước ngầm trong trong những năm gần đây trong khi chưa xác định trữ lượng và tuổi thọ của giếng, nên sự cố về vấn đề môi trường trong tương lai rất có thể sẽ xảy ra.

Với đặc điểm xã Phước Lập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên vấn đề môi trường đáng quan tâm là tình trạng ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt, dư lượng thuốc trừ sâu, chăn nuôi,…

Hoạt động bảo vệ môi sinh, môi trường luôn được chứ trọng theo hướng phát huy đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia như phong trào xanh sạch đẹp, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, … ý thức bảo vệ môi trường của các cá nhân được nâng cao hơn một bước, môi trường ở địa bàn dân cư có chuyển biến rõ rệt.

3.1.2.5 Nhn xét chung vđiu kin t nhiên

Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên tại địa bàn xã thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh tập trung chủ yếu là cây lúa, cây khóm. Ưu thế về nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa,… Là cơ sở để bố trí mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phần lớn đất phèn trong vùng đã được cải tạo thích hợp cho nhiều loại cây trồng, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Tài nguyên sinh vật trong khu vực rất phong phú, nếu được đầu tư hợp lý rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái kết hợp với trồng rừng bảo vệ môi trường.

27

Khó khăn: Xã Phước Lập chủ yếu là đất thấp, trũng, phèn nên để phát triển nông nghiệp cần phải đầu tư thủy lợi để thoát phèn, đê bao chống lũ.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)