Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi trường sống dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất và ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Do đó, trên địa bàn đã từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, hình thành các vùng chăn nuôi xa khu dân cư, khuyến khích áp dụng công nghệ cao, chăn nuôi an toàn sinh học. Phát triển chăn nuôi heo theo hướng sản xuất công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường chính quyền địa phương đã có kế hoạch hướng dẫn các hộ chăn nuôi theo hình thức công nghiệp như áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội sinh kế cho nông hộ vừa hạn chế dịch bệnh. Việc thực hiện nghiêm túc và triệt để công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là điều kiện tiên quyết, là biện pháp tất yếu giúp ngành chăn nuôi chủ động khống chế dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
44
thực hiện chăn nuôi hữu cơ, tăng khả năng cạnh tranh trên các mức độ thị trường, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng và phát triển chăn nuôi bền vững. Tuy nhiên, để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi hiện nay có rất nhiều công nghệ hiện đại, tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng hộ, từng mô hình chăn nuôi mà các hộ có thể sử dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi khác nhau.
4.3.1.1 Xử lý chất thải chăn nuôi heo trong cùng một địa điểm của người dân tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Đối với lượng chất thải từ chăn nuôi heo như phân heo, thức ăn thừa và nước tắm cho heo thì có 81,7% hộ dân xả thải trực tiếp xuống cùng một địa điểm. Trong đó, có đến 57,2% hộ dân xử lý chất thải xuống ao nuôi cá, bên cạnh đó, có khoảng 40,8% hộ dân chọn cách xử lý chất thải là đào hố chôn sau nhà. Còn lại là xã thải xuống ao, sông, kênh chỉ chiếm tỷ lệ 2,0% và không có hộ chăn nuôi nào sử dụng chất thải để đem đi xử lý và sau đó bón cho cây trồng. Bảng 4.11 thể hiện các cách xử lý chất thải chăn nuôi heo trong cùng một địa điểm của hộ chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Bảng 4.11 Tỷ trọng các cách xử lý chất thải cùng địa điểm của các hộ chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 49)
Đơn vị tính: % Xử lý chất thải Tỷ lệ
Xã thải xuống ao, sông, kênh 2,0
Bón cho cây trồng sau xử lý 0,0
Nuôi cá 57,2
Đào hố chôn sau nhà 40,8
Tổng 100,0
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
4.3.1.2 Xử lý chất thải chăn nuôi heo khác địa điểm củangười dân tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Để xử lý chất thải, các hộ chăn nuôi heo tập trung nhiều ở phương pháp thuận tiện, ít tốn thời gian và chi phí. Qua kết quả khảo sát, chỉ có 18,3% hộ chăn nuôi heo xã chất thải xuống những địa điểm khác nhau. Bảng 4.12 thể hiện tỷ trọng lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi chưa áp dụng biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
45
Bảng 4.12 Phương pháp xử lý chất thải khác địa điểm của các hộ chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 11)
Đơn vị tính: % Xử lý chất thải Phân heo Thức ăn
thừa
Nước tắm cho heo Xã thải xuống ao, sông, kênh 9,1 0,0 18,2 Bón cho cây trồng sau xử lý 27,3 0,0 0,0
Nuôi cá 0,0 9,1 0,0
Đào hố chôn sau nhà 0,0 63,6 81,8
Bán 81,8 9,1 0,0
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Đối với phân heo, có đến 81,8% hộ dân xử lý theo cách bán cho các thương lái thu mua, cách xử lý này chủ yếu là do tập quán và thói quen của người dân nơi đây. Bón cho cây trồng sau khi xử lý là phương pháp xử lý được 27,3% hộ chăn nuôi áp dụng và xã thải xuống ao, sông, kênh chỉ chiếm tỷ trọng 9,1%. Tuy nhiên, nuôi cá và đào hố chôn sau nhà không được người dân áp dụng.
Đối với thức ăn thừa, đào hố chôn sau nhà là phương pháp thuận tiện cho người dân không tốn nhiều thời gian và công sức xử lý, được 63,3% hộ chăn nuôi áp dụng. Ngoài ra, hộ dân còn dùng thức ăn thừa để nuôi cá và bán cùng mức tỷ trọng là 9,1%. Tuy nhiên, do người dân thường dùng nước ở ao, sông, kênh để dùng cho sinh hoạt nên việc xã thải xuống ao, sông, kênh không có hộ dân nào áp dụng. Còn lại là bón cho cây trồng sau khi xử lý cũng không được người dân áp dụng, vì số ít hộ chăn nuôi heo ít trồng cây, một số ít trồng do thói quen và sở thích nên không quan tâm đến việc chăn sóc và bón phân.
Đối với nước tắm cho heo, hộ dân chủ yếu là đào hố chôn sau nhà với tỷ trọng là 81,8% trong khi 18,2% số hộ lại đem xả thải xuống ao, sông, kênh. Nguyên nhân là do người dân chưa thật sự hiểu biết về những tác hại của việc ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi heo đem lại. Nhìn chung, các hộ chăn nuôi heo xử lý chất thải chủ yếu là đào hố chôn sau nhà theo mục đính thuận tiện và do thói quen.
46
4.3.1.3 Lý do chọn phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi của người dân tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Bảng 4.13 Tỷ trọng về lý do chọn phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo của người dân tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang Đơn vị tính: % Xử lý chất thải Do thói quen Tiết kiệm thời gian Tiết kiệm chi phí Xã thải xuống ao, sông, kênh 5,0 0,0 0,0 Bón cho cây trồng sau xử lý 1,7 1,7 3,3
Nuôi cá 38,3 1,7 3,3
Đào hố chôn sau nhà 51,7 0,0 3,3
Bán 5,0 0,0 11,7
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Từ kết quả bảng 4.13 cho thấy, người dân đào hố chôn sau nhà chủ yếu là do thói quen với tổng tỷ trọng là 101,7%. Nguyên nhân là do người dân xử lý chất thải theo tập quán và thói quen chung của nhiều người xung quanh từ lâu. Bên cạnh đó, có 3,4% hộ dân xử lý chất thải để tiết kiệm thời gian của mình, trong khi đó có 21,6% hộ dân xử lý chất thải để tiết kiệm chi phí như dùng chất thải đem xử lý, sau đó bón cho cây trồng, nuôi cá và đào hố chôn sau nhà, những cách xử lý này đều đạt cùng mức tỷ trọng là 3,3%. Còn lại chủ yếu người dân lấy chất thải bỏ vào bao rồi đem bán lại cho các thương lái, chiếm tỷ trọng là 11,7%.
4.3.2 Nhận thức của người dân về tác hại của chất thải chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Đa số các hộ gia đình đều biết về tác hại của chất thải chăn nuôi heo, tuy nhiên, họ không hiểu biết sâu và chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Bảng 4.14 thể hiện nhận thức của các hộ chăn nuôi về tác hại của chất thải chăn nuôi heo.
47
Bảng 4.14 Tỷ lệ nhận thức của các hộ chăn nuôi biết về tác hại của chất thải chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Tác hại Số hộ
(hộ)
Tỷ trọng (%) Phân heo gây ô nhiễm môi trường 57 95,0 Phân heo là nguồn gây bệnh cho con người và vật
nuôi 58 96,7
Nước tiểu heo gây ô nhiễm môi trường 58 96,7 Nước tiểu heo là nguồn gây bệnh cho con người và
vật nuôi 58 96,7
Nước thải vệ sinh chuồng trại là nguồn gây ô nhiễm
nước, rất dễ lan truyền dịch bệnh 58 96,7 Quá trình phân hủy chất thải gây mùi hôi làm ô
nhiễm không khí 58 96,7
Khí thải từ quá trình phân hủy chất thải vật nuôi gây
hiệu ứng nhà kính 13 21,7
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Đối với tác hại từ phân heo gây ô nhiễm môi trường trung bình có 95,0% hộ dân trả lời là biết, nước tiểu heo gây ô nhiễm môi trường trung bình được 96,7% hộ trả lời là biết. Nguyên nhân là do thực tế người dân có thể nhìn thấy sự ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phân heo là nguồn gây bệnh cho con người và vật nuôi được trả lời là biết với tỷ lệ là 96,7%, nước tiểu heo là nguồn gây bệnh cho con người và vật nuôi được trả lời là biết cũng với tỷ lệ là 96,7%. Nguyên nhân là do thực tế hộ dân đều nhận thức ô nhiễm từ phân heo và nước tiểu heo được từ đời sống thực tiễn, trên tivi, đài, báo và sự tuyên truyền từ địa phương.
Đối với tác hại từ nước thải vệ sinh chuồng trại là nguồn gây ô nhiễm nước, rất dễ lan truyền dịch bệnh được người dân biết với tỷ lệ là 96,7%. Bên cạnh đó, quá trình phân hủy chất thải gây mùi hôi làm ô nhiễm không khí cũng được người dân biết đến đạt 96,7%. Tuy nhiên, nhận thức của hộ dân về khí thải từ quá trình phân hủy chất thải vật nuôi gây hiệu ứng nhà kính còn hạn chế, chỉ đạt 21,7%. Do đây là vấn đề mới và còn khá xa lạ với những hộ dân nông thôn, họ ít có cơ hội tiếp xúc với những thông tin về hiệu ứng nhà kính, mặt khác là hộ dân không được tuyên truyền sâu sát tại địa phương.
48
Nhìn chung, thông qua kết quả khảo sát từ các cách xử lý chất thải chăn nuôi của hộ dân thì đa phần phương pháp mà những hộ chăn nuôi heo đang áp dụng để xử lý chất thải là do thói quen, cách xử lý mang tính chất giống nhau và tương đồng với khu vực xung quanh tại nơi họ sinh sống.
4.3.3 Nhận thức của hộ chăn nuôi heo về việc áp dụng biogas tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.9 Tỷ lệ nhận biết của hộ chăn nuôi heo về việc áp dụng biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 60)
Nhìn chung, có đến 82% hộ chăn nuôi biết đến việc áp dụng mô hình biogas tại địa phương. Trong khi đó 18% số hộ biết đến mô hình nhưng vẫn không biết đến việc áp dụng biogas đã được sử dụng phổ biến tại địa phương. Đa số các hộ không biết đến việc áp dụng mô hình biogas tại địa phương là do việc tuyên truyền, giới thiệu chưa đạt hiệu quả tới từng hộ dân. Mặt khác, người dân không có nhu cầu áp dụng do đó không có ý muốn tìm hiểu về mô hình biogas.
4.3.4 Nhận thức của hộ chăn nuôi về lợi ích của mô hình biogastại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Bảng 4.15 Tỷ lệ về nhận thức của hộ dân về lợi ích của biogas tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Lợi ích Số hộ (hộ) Tỷ trọng (%) Là nguyên liệu đun nấu cho gia đình 49 100,0
Là nguyên liệu để thắp sáng 37 73,5
Cải thiện vệ sinh môi trường 47 95,9
Giảm khí hiệu ứng nhà kính 14 28,6
Bã thải biogas cung cấp phân hữu cơ cho trồng trọt 34 69,4 Bã thải biogas bổ sung thức ăn cho chăn nuôi thủy sản 29 59,2
49
Qua kết quả khảo sát như bảng 4.15 tại địa bàn nghiên cứu có đến 100,0% hộ dân đều biết về lợi ích của biogas là nguyên liệu đun nấu cho gia đình, vì mục đích chính của biogas là dùng để đun nấu. Khi được biết đến biogas thì đầu tiên hộ dân sẽ được đến biết đến công dụng đầu tiên của biogas là nguyên liệu dùng cho đun nấu. Biogas để cải thiện vệ sinh môi trường được 95,9% người dân tại địa phương trả lời là biết, do hiện trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều và tác động trực tiếp đến hộ dân nên việc biogas giúp cải thiện môi trường được hộ dân quan tâm hơn. Trong đó, lợi ích biogas là nguyên liệu để thắp sáng được người dân trả lời là biết với tỷ trọng là 73,5%, vì hiện nay với hộ có số lượng biogas nhiều, chính quyền địa phương đã tuyên truyền và khuyến khích các hộ chăn nuôi sử dụng biogas để thắp sáng trong gia đình.
Đối với lợi ích giảm khí hiệu ứng nhà kính nhờ áp dụng biogas giảm ô nhiễm môi trường được hộ dân biết đến thấp nhất với 28,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn mang tính tương đối, do đây là yếu tố mang tính khoa học và mới mẽ và các hộ dân ở nông thôn không có điều kiện để tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề này. Bã thải biogas cung cấp phân hữu cơ cho trồng trọt được biết nhiều nhất với tỷ trọng là 69,4% và bổ sung thức ăn cho chăn nuôi thủy sản được biết với 59,2%. Tỷ trọng tương đối thấp vì đa số các hộ dân chưa sử dụng biogas nên không biết về bã thải biogas và cũng không được nghe nói đến.
4.4 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN ÁP DỤNG BIOGAS CỦA HỘCHĂN NUÔI HEO NHƯNG CHƯA ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ CHĂN NUÔI HEO NHƯNG CHƯA ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG
4.4.1 Tỷ lệ hộ chăn nuôi chấp nhận tham gia vào mô hình biogastại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Theo kết quả khảo sát cho thấy có 70% hộ chăn nuôi chưa áp dụng biogas chấp nhận tham gia vào mô hình này trên địa bàn xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Hình 4.10 thể hiện tỷ lệ của hộ chăn nuôi heo trong khảo sát quyết định chấp nhận tham gia hay không tham gia vào mô hình biogas.
50
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.10 Tỷ lệ hộ chăn nuôi chấp nhận tham gia mô hình biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 60)
Tỷ lệ hộ chăn nuôi chấp nhận tham gia đạt 70%, chiếm tỷ lệ tương đối cao trong số quan sát và cao hơn 2,3 lần so với tỷ lệ hộ chăn nuôi không chấp nhận tham gia vào mô hình. Tỷ lệ giữa chấp nhận tham gia và không chấp nhận tham gia chênh lệch nhau tương đối rõ, khác biệt đến 40%. Lý do dẫn đến các hộ khảo sát không chấp nhạn tham gia vào mô hình biogas chủ yếu là do 72,2% người dân không có vốn, bên cạnh đó, có 44,4% hộ dân cho rằng đã hài lòng với nguồn năng lượng hiện tại đang sử dụng và 33,3% hộ dân không tham gia vì cho rằng không có trợ cấp.
Vì thói quen tự xử lý chất thải của gia đình, do đó có khoảng 11,1% hộ dân cho rằng cách xử lý chất thải hiện tại đã thích hợp, trong khi cũng có 11,1% hộ dân lại hoàn toàn không tin tưởng vào công nghệ biogas và 11,1% cho rằng không tham gia vì số lượng heo ít không đủ để tạo ra khí biogas. Bảng 4.16 thể hiện tỷ lệ các lý do không chấp nhận tham gia biogas của các hộ chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Bảng 4.16 Lý do không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas của hộ chăn nuôiheochưa áp dụng biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Lý do Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Không có vốn 18 72,2 Không có trợ cấp 18 33,3
Hài lòng với năng lượng sử dụng hiện tại 18 44,4 Thấy cách xử lý chất thải hiện tại đã thích hợp 18 11,1 Không tin tưởng vào công nghệ biogas 18 11,1
Số lượng heo ít 18 11,1
51
4.4.2 Chi phí nguồn năng lượng sử dụng cho nấu nướng của người dân tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang