Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tạ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 71 - 74)

biogas tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Từ các biến độc lập được xác định kết hợp với số liệu của các hộ chăn nuôi về quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình biogas, đề tài đã thực hiện hồi quy Logistic và đạt được ý nghĩa thống kê cho mô hình hồi quy. Kết quả

57

kiểm định Chi – bình phương của mô hình đạt 16,21%, có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả hồi quy Logistic được trình bày trong bảng 4.21.

Bảng 4.21 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Biến Hệ số Dy/dx Dấu kỳ

vọng Giới tính -1,575 -0,330 * ± Tuổi 0,064 0,011 ** ± Trình độ học vấn 0,756 + Thu nhập 0,014 + Số lượng heo 0,015 + Giá chất đốt tăng 25% 0,618 +

Sự tham gia của cộng đồng 2,038 0,430 *** +

Số quan sát 60

Giá trị kiểm định Chi – bình phương 16,21 Hệ số R2

0,2211

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Ghi chú: * Ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Xem phụ lục 5) ** Ý nghĩa thống kê ở mức 10% (Xem phụ lục 5) *** Ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Xem phụ lục 5)

Mô hình Logistic là mô hình xác suất phi tuyến tính nên chỉ xem xét chỉ tiêu kiểm định mô hình Prob > Chi2, dấu của hệ số biến độc lập và mức ý nghĩa (giá trị p-value). Ngoài ra, để biết được mức ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc cần xét đến hệ số tác động biên. Theo kết quả từ mô hình Logistic, chỉ tiêu kiểm định Prob > Chi2 = 0,0233 cho thấy mô hình hồi quy trên phù hợp với dữ liệu và có ít nhất một biến độc lập có ý nghĩa và mô hình được sử dụng có ý nghĩa ở mức 5% trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas. Bên cạnh đó, hệ số R2 điều chỉnh tương đối thấp bằng 0,2211, có nghĩa là các biến được ra trong mô hình này có thể giải thích được 22,11% sự biến động của quyết định tham gia vào mô hình biogas.

Hệ số các biến có ý nghĩa thống kê bao gồm biến giới tính, tuổi và sự tham gia của cộng đồng và dấu của các hệ số có nghĩa đều mang giá trị dương, ngoại trừ biến giới tính mang giá trị âm. Kết quả của hệ số các biến có nghĩa và dấu của các hệ số các biến có nghĩa giống với những kỳ vọng ban đầu.

Biến giới tính có ý nghĩa trong sự ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình biogas với giá trị âm (-) (mức ý nghĩa 5%). Mặc dù người nữ thường là người nội trợ trong gia đình và được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình biogas nhưng theo phong

58

tục từ trước đến nay thì người nam thường là chủ hộ, do đó người nam có khả năng quyết định mọi vấn đề trong gia đình hơn người nữ.

Hệ số của biến tuổi có ý nghĩa thống kê và có giá trị dương (+) (mức ý nghĩa 10%), nghĩa là khi tuổi càng cao thì xác suất quyết định tham gia vào mô hình càng cao. Những đáp viên có tuổi càng cao thì có nhiều kinh nghiệm hơn, suy nghĩ chính chắn và có vai trò chủ đạo quyết định trong gia đình nên có khả năng đưa ra quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình dễ dàng hơn.

Hệ số của biến có sự ảnh hưởng từ việc tham gia của cộng đồng mang giá trị dương (+) (mức ý nghĩa 1%), các hộ chăn nuôi sẽ có xu hướng ra quyết định tham gia vào mô hình biogas cao hơn khi có ảnh hưởng từ sự tham gia của cộng đồng càng lớn. Điều này có nghĩa là khi số lượng các hộ chăn nuôi trong cùng khu vực tham gia càng nhiều thì các hộ cũng sẽ có động lực và dễ dàng ra quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình biogas hơn, mặt khác là do thói quen bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh hay đi theo xu hướng cộng đồng.

Từ bảng 4.21 cho thấy các hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng nhiều vào việc chấp nhận tham gia biogas của cộng đồng. Nguyên nhân là do các hộ dân sống gần nhau, thêm vào đó đây là khu vực nông thôn nên mối quan hệ hàng xóm được đề cao và xem trọng, vì vậy các hộ chăn nuôi sẽ chịu sự ảnh hưởng cao của cộng đồng trong việc quyết định tham gia vào mô hình biogas. Trong khi đó, giới tính và tuổi cũng có ảnh hưởng quan trọng trong việc quyết định tham gia vào mô hình biogas của hộ chăn nuôi nhưng với mức tác động thấp hơn.

Hệ số các biến không có ý nghĩa thống kê bao gồm biến trình độ học vấn, thu nhập, số lượng heo và giá chất đốt tăng 25%.

Đối với trình độ học vấn không có ý nghĩa trong việc quyết định tham gia vào mô hình biogas. Đa số đáp viên thường không có chủ đích cụ thể cho cá nhân và thường phụ thuộc vào các ảnh hưởng khác như chính quyền địa phương. Do đó không có sự khác biệt giữa các đáp viên mù chữ và đáp viên không mù chữ nên không có ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình.

Thu nhập không ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình, do các hộ dân chủ yếu là ở nông thôn nên thu nhập phụ thuộc vào việc làm thuê, làm mướn nên dù muốn tham gia nhưng vẫn gặp khó khăn về kinh phí, bên cạnh đó, những hộ dân có thu nhập cao nhưng năng lượng đun nấu đã đủ nên không quan tâm đến việc tham gia vào mô hình biogas.

Ngoài ra, số lượng heo ít hay nhiều thì các hộ dân vẫn muốn tham gia, nhưng vẫn có sự tương đồng nhau giữa các hộ và dù heo ít hộ dân vẫn áp dụng các biện pháp khác để tạo ra đủ nguyên liệu để tạo ra khí gas, do đó số lượng

59

heo không gây ảnh hưởng lớn đến việc quyết định vào mô hình biogas của người dân.

Yếu tố giá chất đốt tăng 25% không ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình biogas, vì từ lâu người dân đã hài lòng với nguồn năng lượng hiện tại và dù giá chất đốt tăng họ vẫn có thể tiếp tục áp dụng với mức độ ít hơn.

Nhìn chung, có ba yếu tố là giới tính, tuổi và sự tham gia của cộng đồng có ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình biogas của hộ chăn nuôi chưa áp dụng biogas tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 71 - 74)