Chi phí nguồn năng lượng sử dụng cho nấu nướng của người dân tạ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 66 - 68)

dân tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Nhìn chung, các hộ dân không có sử dụng biogas đều có nhiều nguồn nhiên liệu để phục vụ cho công việc nấu nướng. Hình 4.11 thể hiện tỷ trọng về chất đốt mà các hộ chăn nuôi đang sử dụng.

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Hình 4.11 Tỷ trọng về chất đốt của các hộ chăn nuôi heo đang sử dụng tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 60)

Đa số các hộ chăn nuôi thường nấu nướng bằng củi, chiếm tỷ trọng 85,0%, vì đây là vùng nông thôn nên nhiều hộ có thể thu gom ở xung quanh nhà được dễ dàng, trong khi có hộ dân khác thì lại mua. Một mặt là củi rất quen thuộc và gắn bó với người dân từ lâu nên dù có nhiều chất đốt khác thì họ vẫn dự trữ củi trong nhà để tiết kiệm các chất đốt khác. Bên cạnh đó, do gas bình được sử dụng rộng rãi và thuận tiện, giúp cho hộ dân đỡ phần khó khăn trong việc nhóm củi nấu nướng thì có 78,3% hộ dân lại kèm theo xài thêm bình gas. Mặt khác, công nghệ điện hiện đại đã được người dân áp dụng phổ biến ngay cả những nơi vùng sâu cũng được áp dụng, do đó để tiết kiệm thời gian, có khoảng 75,0% hộ gia đình nấu nướng qua điện như cơm điện hay ấm điện,… Bên cạnh đó, có một số ít các hộ chăn nuôi còn sử dụng trấu và than để dùng cho việc nấu nướng và hầu như hiện nay chỉ có số ít hộ dân dùng dầu lửa để thắp sáng chứ không dùng cho mục đích nấu ăn nữa.

52

Bảng 4.17 Chi phí cho nguồn năng lượng đun nấu của hộ dân tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Năng lượng Giá trị (đồng/tháng)

Tỷ trọng (%)

Củi mua 227.900 31,7

Củi thu lượm 307.900 68,3

Than 500.000 1,7 Trấu 45.200 11,7 Điện 46.000 75,0 Gas bình 89.700 78,3 Dầu lửa 0 0,0 Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Qua bảng 4.17 cho thấy, trong một tháng với 85% hộ có sử dụng củi thì có 31,7% hộ chi trả 227.900 đồng cho việc mua củi, trong khi đó có đến 68,3% hộ dân còn lại tự thu lượm, với mức củi thu lượm nhiều hơn củi mua là 80.000 đồng cho việc nấu nướng. Bên cạnh đó, đối với hộ có sử dụng gas bình trung bình sẽ phải chi 89.700 đồng/tháng. Trong đó, 75% hộ dân có sử dụng điện cho việc nấu ăn thì phải chi trả 46.000 đồng/tháng. Một số ít hộ dân sử dụng trấu để nấu nướng và một tháng sẽ chi trả trung bình khoảng 45.200 đồng. Ngoài ra, có 1,7% hộ dân sử dụng than để đun nấu, điều này dẫn đến chi phí trung bình trong tháng của hộ tăng cao lên đến 500.000 đồng trong tổng chi phí đun nấu của gia đình. Như đã phân tích hộ dân tại xã Phước Lập đều không sử dụng dầu lửa trong nấu nướng nên không có chi phí phát sinh trong khoản này.

Nhìn chung, chi phí cho đun nấu còn khá cao so với điều kiện của các hộ dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là hộ dân có điều kiện kinh tế còn khó khăn. Do đó, việc người dân có quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình biogas để tiết kiệm chi phí trong đun nấu là rất cần thiết.

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Hình 4.12 Tỷ lệ chấp nhận tham gia biogas của hộ chăn nuôi khi giá chất đốt tăng 25% ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 60)

53

Khi người dân được hỏi về có quyết định tham gia vào mô hình biogas khi giá chất đốt tăng 25% thì có 68% hộ chấp nhận tham gia, do điều kiện khó khăn nên khi áp dụng biogas sẽ giúp giảm được chi phí trong gia đình. Bên cạnh đó, hộ dân cho rằng áp dụng biogas sẽ tiện lợi hơn và ít ô nhiễm môi trường hơn. Tuy nhiên, có 32% hộ dân không chấp nhận tham gia vì họ vẫn hài lòng với nguồn năng lượng sử dụng hiện tại và không muốn quan tâm thêm những công nghệ khác.

4.4.3 Mục đích tham gia mô hình của hộ chăn nuôi tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 66 - 68)