Tiềm năng áp dụng biogas tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 48)

tỉnh Tiền Giang

Qua khảo sát 60 hộ chăn nuôi chưa áp dụng biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng mô hình biogas. Các hộ chăn nuôi có nhiều thuận lợi nhưng còn không ít khó khăn về khả năng áp dụng mô hình biogas. Từ kết quả khảo sát và phân tích thì xã Phước Lập có khả năng nhân rộng mô hình biogas trong thời gian tới. Biogas là nguồn nguyên liệu hiện được sử dụng chủ yếu cho đun nấu, bên cạnh đó có một số hộ dân dùng để chiếu sáng ở quy mô hộ gia đình. Ngoài ra, tiềm năng sử dụng biogas trong tương lai còn có thể dùng để phát điện, bã thải sinh học cho các loại phân bón hữu cơ và nhiên liệu sinh học. Hiện nay, chính quyền đang từng bước nhân rộng mô hình biogas cho nhu cầu đun nấu và chiếu sáng tại địa phương.

Ngoài ra biogas còn có tiềm năng sử dụng cho quy mô lớn như trang trại chăn nuôi, các nhà máy chế biến nông - thực phẩm, các công ty xử lý chất thải xử lý chất thải rắn và sau đó xử lý nước thải, với ngành nông nghiệp chiếm ưu thế tại địa bàn xã thì thì nguyên liệu cho sản xuất biogas ở đây rất phong phú. Nhu cầu tiềm năng sẽ là một hệ thống biogas tích hợp, bao gồm thu gom rác thải, các thiết bị sản xuất khí và máy phát điện hoặc thiết bị sản xuất phân bón. Hầu hết các khách hàng tiềm năng sẽ là các trang trại chăn nuôi lớn, các nhà máy chế biến nông sản như sắn, đường và các công ty quản lý rác thải đô thị vì áp lực về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị này rất cao, khối lượng chất thải là đáng kể, vì vậy có thể cung cấp đủ cho các hệ thống với quy mô thương mại và họ có thể huy động vốn để đầu tư vào các công trình này.

Nguồn khí biogas được tạo ra từ chất thải chăn nuôi heo được ứng dụng trong đun nấu. Hiện tại xã đã có một vài hộ đã tận dụng biogas để phát điện, trong tương lai thì việc áp dụng biogas vào chăn nuôi để phát điện sẽ được địa phương nâng cao và đẩy mạnh. Năng lượng khí biogas vẫn chưa đóng góp được nhiều cho nhu cầu năng lượng của hộ dân, do đó cần triển khai những mô hình biogas vì công nghệ này đơn giản và góp phần hữu hiệu trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

34

3.4 CÁC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG

3.4.1 Các thuận lợi của người dân khi áp dụng biogas tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

- Khi áp dụng biogas các hộ chăn nuôi sẽ được sự hỗ trợ vốn từ Phòng Khuyến nông tại địa phương.

- Đa số các hộ dân có diện tích để xây dựng rộng rãi không gây trở ngại cho hộ chăn nuôi khi áp dụng biogas.

- Khi chấp nhận tham gia vào biogas, hộ chăn nuôi vừa có gas để nấu nướng, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường. Hệ thống biogas còn tạo ra một lượng phân bón hữu cơ để bón cho các loại cây trồng. Nguồn phân này giúp cho các loại cây công nghiệp tăng năng suất cao.

- Việc phát triển mạnh công nghệ sinh học biogas đã mang lại rất nhiều tiện lợi cho cuộc sống của người dân, góp phần giải quyết triệt để vấn đề môi trường đối với ngành chăn nuôi, đồng thời tiết kiệm năng lượng và phát triển kinh tế, xã hội.

3.4.2 Các khó khăn của người dân khi áp dụng biogastại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

- Nhiều người chăn nuôi vẫn chưa ý thức được thấu đáo vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi có hiệu quả.

- Chính quyền địa phương ở một số địa bàn của xã cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng mô hình xử lý chất thải hiệu quả, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

- Giá heo hạ thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người dân hạn chế nuôi heo làm cho số lượng heo ít đi không đủ nhu cầu cho nguyên liệu tạo ra khí biogas.

- Tình hình dịch bệnh cũng như việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì chăn nuôi, khiến nhiều hộ dân không xây hầm biogas.

- Nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa nắm bắt đầy đủ quy trình, tính năng của công nghệ khí biogas nên xây dựng hầm quá nhỏ so với quy mô chăn nuôi hoặc sử dụng các công nghệ không phù hợp khiến cho tuổi thọ công trình giảm.

35

- Do chất lượng hầm xây hạn chế về độ bền, chủ yếu là biogas làm bằng túi ủ, đôi khi bị hư hỏng không có người sửa chửa kịp thời nên người dân cũng không sửa, dẫn đến không có biogas để sử dụng.

- Chi phí xây hầm biogas còn cao, thủ tục về vốn còn gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian, việc vay vốn để xây hầm biogas cho người dân còn phức tạp nên nhiều hộ dân chưa dám xây dựng.

36

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC,

TỈNH TIỀN GIANG 4.1 MÔ TẢĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

4.1.1 Tuổi, số thành viên gia đình, thu nhập

Kết quả khảo sát được thu thập từ đáp viên trực tiếp tham gia chăn nuôi heo với tổng số mẫu nghiên cứu là 60 hộ. Bảng 4.5 khái quát một số thông tin chung, đặc điểm về đáp viên và hộ gia đình.

Bảng 4.5 Mô tả đối tượng khảo sát ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Tiêu chí Quan sát Trung bình Độ lệch

chuẩn Cao nhất Thấp nhất Tuổi đáp viên (tuổi) 60 48,45 10,789 74 25 Số thành viên (người) 60 4,07 1,205 7 1 Thu nhập gia đình (triệu đồng) 60 4,13 7,082 50 1 Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Từ số liệu trong bảng 4.5 cho thấy tuổi trung bình của đáp viên tương đối cao đạt 48,45 tuổi. Trong đó có sự chênh lệch giữa đáp viên có tuổi cao nhất là 74 tuổi và đáp viên có tuổi nhỏ nhất là 25 tuổi. Về số thành viên trong gia đình, thấp nhất là 1 người, đây là những hộ thuộc người già neo đơn. Trong khi đó cao nhất là 7 người, do gia đình sinh sống tập trung theo nhiều thế hệ, vì vậy số thành viên gia đình trung bình đạt cao đến 4,07 người. Thu nhập trung bình của các hộ trong một tháng đạt 4.130.000 đồng. Trong đó, mức thu nhập cao nhất đạt đến 50.000.000 đồng/tháng, trong khi thu nhập thấp nhất chỉ đạt 1.000.000 đồng/tháng.

4.1.2 Giới tính, trình độ học vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thống kê tỷ lệ giới tính của các đáp viên cho thấy đáp viên là nam rất thấp. Nhìn chung, tỷ lệ nam mặc dù làm chủ hộ nhưng vấn đề chăn nuôi và ảnh hưởng đến quyết định trong chăn nuôi còn phụ thuộc chủ yếu vào đáp viên nữ, cụ thể nữ chiếm 77%, trong khi đó nam chỉ chiếm tỷ lệ là 23%.

37

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Hình 4.7 Tỷ lệ giới tính của đáp viên ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n=60)

Nguyên nhân có sự chênh lệch trên là do người nữ thường đảm đương mọi việc trong gia đình nên việc chăn nuôi sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn người nam. Bên cạnh đó, phụ nữ có ảnh hưởng lớn hơn trong những quyết định của gia đình trong đó có việc sử dụng năng lượng cho đun nấu. Điều đó có thể cho thấy rằng các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ có khả năng cao hơn cho việc áp dụng mô hình biogas nhiều hơn so với nam giới.

Đối với tiêu chí về trình độ học vấn, đối tượng nghiên cứu phần lớn là thành phần không có mù chữ, chiếm tỷ lệ khá cao là 80%, trong khi đó đáp viên mù chữ chiếm tỷ lệ thấp là 20%.

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Hình 4.8 Tỷ lệ trình độ học vấn của đáp viên ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n=60)

Qua số liệu khảo sát cho thấy trình độ học vấn của những quan sát trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch nhau, chủ yếu là đáp viên không mù chữ.

38

Yếu tố này có khả năng ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình biogas, đáp viên sẽ có những kiến thức và sự hiểu biết khác nhau trong khi ra quyết định.

4.2 THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG

4.2.1 Đặc điểm chăn nuôi heo

Bảng 4.6 Tỷ trọng số hộ có chăn nuôi heo theo từng loại heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014 Loại heo Số hộ (hộ) Tỷ trọng (%) Heo thịt 31 51,7 Heo nái 47 78,3 Heo con 31 51,7 Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Qua kết quả khảo sát từ bảng 4.6 cho thấy, từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014 tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có khoảng 78,3% hộ có nuôi heo nái. Bên cạnh đó, số hộ có nuôi heo thịt và heo con có ít hộ chăn nuôi hơn, cùng đạt mức tỷ trọng là 51,7%.

Đối với số lứa heo thịt, trung bình mỗi hộ dân nuôi khoảng từ 1,120 lứa/năm, cao nhất là 3 lứa/năm. Trong khi đó, trung bình heo con chỉ đạt 0,964 lứa/năm, cao nhất cũng chỉ đạt 2 lứa/năm. Bảng 4.7 thể hiện đặc điểm về tình hình chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014.

39

Bảng 4.7 Đặc điểm chăn nuôi heo của hộ dân ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014 Tiêu chí Đơn vị tính Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Cao nhất Thấp nhất Heo thịt Số lứa Lứa 60 1,00 1,120 3 0 Số con Con 60 7,33 1,66049 20 0 Trọng lượng Kg 60 86,012 7,5848 100 75 Giá bán Nghìn đồng 60 4.894,670 180,173 5.200 3.000 Heo nái Số con Con 60 1,52 0,02121 4 0 Heo con Số lứa Lứa 60 0,95 0,964 2 0 Số con Con 60 10,67 0,08485 13 0 Trọng lượng Kg 60 9,93 4,895 25 6 Giá bán Nghìn đồng 60 1.203,33 558,235 4.000 550 Số năm chăn nuôi Năm 60 11,330 9,813 50 1 Diện tích chuồng trại m 2 60 36,770 31,221 200 4 Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Đối với heo thịt, trung bình mỗi lứa hộ dân nuôi khoảng 7,33 con, trong đó nhiều nhất đạt 20 con và thấp nhất là 0, qua đó cho thấy hộ dân ở đây có xu hướng nuôi heo thịt nhiều vì hiện tại giá heo thịt đang rất có giá. Trung bình heo thịt vào khoảng 86,012 kg thì cho xuất chuồng, trọng lượng xuất chuồng cao nhất là 100 kg và thấp nhất là 75 kg. Do tập quán ảnh hưởng từ cộng đồng hay sự ép giá của một số thương lái mua heo nên có nhiều hộ bán heo với giá tương đối thấp so với khu vực khác khoảng 3.000.000 đồng/tạ, ở một số nơi giá heo đạt cao ở mức 5.200.000 đồng/tạ, do đó, trung bình tại địa phương giá heo ở mức 4.894.670 đồng/tạ.

Đối với heo nái, heo nái được nuôi chủ yếu là để sinh sản ra heo con nhằm tạo ra lợi nhuận cho hộ dân, do đó trung bình mỗi hộ chỉ nuôi khoảng 1,52 con/lứa, cao nhất cũng chỉ đạt 4 con và ít nhất là 0, vì có nhiều hộ dân nhìn nhận rằng nuôi heo nái không cho số lượng heo con nhiều nên đã từ bỏ nuôi heo nái.

Về heo con, trung bình mỗi lứa hộ dân có khoảng 10,67 con, tuy nhiên có sự chênh lệch lớn giữa hộ nuôi cao nhất là 13 con và thấp nhất là 0, vì giống heo nái không cho sinh sản được dẫn đến có lứa hộ dân không có heo con. Giá bán cho heo con tương đối cao đạt 1.700.000 đồng/con, tuy nhiên thấp nhất chỉ có 300.000 đồng/con và trung bình heo con được bán với giá là 1.091.500 đồng/con.

40

Hầu hết các hộ dân nuôi heo theo truyền thống và từ rất lâu nên trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 11,33 năm, trong đó hộ nuôi heo lâu nhất lên đến 50 năm trong khi có hộ chỉ mới áp dụng nuôi heo khoảng 1 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, diện tích chuồng trại cũng có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng chăn nuôi heo của hộ. Qua kết quả khảo sát, trung bình diện tích chuồng trại của hộ chăn nuôi vào khoảng 36,77 m2, diện tích đạt cao nhất lên đến 200 m2 và thấp nhất là 4 m2

.

Heo thịt và heo con người dân đem bán cho các thương lái, bên cạnh đó là nhân giống và nuôi lên tiếp. Việc nuôi heo và đem bán vẫn không khó đối với các hộ dân, nhưng khó khăn đó chính là giá cả không ổn định làm người dân đôi khi phải chịu lỗ. Bên cạnh đó, dịch bệnh xảy ra là vấn đề không thể lường trước được gây trở ngại lớn cho hộ chăn nuôi.

4.2.2 Hiệu quả tài chính từ việc chăn nuôi heo ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

4.2.2.1 Chi phí chăn nuôi heo

Các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn nghiên cứu tính từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014 là vào khoảng thời gian giá heo tăng giảm thất thường. Tuy nhiên, giá heo lại tương đối cao so với những năm trước đó.

Từ kết quả của bảng 4.8 cho thấy, đối với heo thịt, trung bình mỗi năm người dân chi ra tổng chi phí khoảng 508.800 đồng/kg heo thịt, trong đó chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất là chi phí thức ăn với 61,6%. Chi phí thức ăn tương đối cao do các hộ dân thường sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp, do đó, chi phí chi ra cho thức ăn lớn hơn so với các loại chi phí khác. Bên cạnh đó, chi phí giống cho chăn nuôi heo thịt là 36,6%, đây là chi phí chiếm mức tỷ lệ khá cao sau chi phí thức ăn. Nguyên nhân là vì khi người dân chọn được loại heo giống tốt thì sẽ tạo ra chất lượng chăn nuôi đạt hiệu quả hơn, qua đó người dân có thể thu được nhiều lợi nhuận. Còn lại là chi phí thú y đạt 1,8%, đạt thấp nhất trong tổng chi phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với heo nái, trung bình mỗi năm người dân chi ra tổng chi phí là 10.407.400 đồng/đợt, trong đó chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất là chi phí thức ăn với 76,2%. Chi phí thức ăn tương đối cao do bao gồm chi phí thức ăn cho heo nái và chi phí thức ăn cho heo con với những loại thức ăn tốt để thúc đẩy heo tăng trọng nhanh và đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, chi phí giống cho chăn nuôi heo nái đạt thấp nhất trong tổng chi phí là 9,6%, vì một con heo nái có thể sử dụng cho 4 năm nên chi phí heo giống tính theo đợt không cao so với những

41

chi phí khác. Còn lại là chi phí thú y đạt 14,2% trong tổng chi phí chăn nuôi heo nái.

Bảng 4.8 Tổng chi phí chăn nuôi heo của hộ dân ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014

Khoản mục Giá trị Tỷ lệ

(%)

Heo thịt

Đơn vị tính: đồng/kg

Chi phí heo giống 186.100 36,6

Chi phí thức ăn 313.400 61,6

Chi phí thú y 9.300 1,8

Tổng chi phí heo thịt 508.800 100,00 Heo nái

Đơn vị tính: đồng/đợt

Chi phí heo giống 996.900 9,6

Chi phí thức ăn 7.931.400 76,2

Chi phí thú y 1.479.100 14,2

Tổng chi phí heo nái 10.407.400 100,00

Khấu hao chuồng trại 237.120 2,1

Tổng chi phí 11.153.320 x

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Ngoài ra, còn có chi phí khấu hao chuồng trại chỉ chiếm tỷ lệ là 2,1% trong tổng chi phí vì chuồng trại được đầu tư xây dựng kiên cố và dự kiến sử

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 48)