Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 38 - 40)

3.1.1.1 V trí địa lý

Xã Phước Lập nằm về phía Nam huyện Tân Phước và cách thị trấn Mỹ Phước khoảng 5 km, có tổng diện tích tự nhiên là 3.477,55 ha, dân số năm 2010 là 9.047 người, mật độ dân số 260 người/km là xã có mật độ dân số tương đối cao so với các xã khác trong huyện. Là vùng chuyên canh trồng lúa quan trọng của huyện, có điều kiện giao thông thuận lợi so với các khu vực khác của huyện Tân Phước.

Nguồn: maps.vietbando.com

Hình 3.5 Bản đồ vị trí địa lý xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Về vị trí địa lý được xác định như sau:

Tọa độđịa lý:

- Kinh độ Đông: từ 105029’12” đến 1050

31’12”. - Vĩ độ Bắc: từ 10028’41” đến 100

24

Địa giới hành chính:

- Phía Đông: giáp xã Tân Lập I và xã Tân Lập II. - Phía Tây: giáp huyện Cai Lậy.

- Phía Nam: giáp huyện Châu Thành.

- Phía Bắc: giáp thị trấn Mỹ Phước và xã Mỹ Phước.

3.1.1.2 Địa hình

Địa bàn xã Phước Lập nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, có địa hình thấp, cao trình mặt đất tự nhiên so với mực nước biển trung bình từ 0,6 – 0,7 m không có hướng dốc rõ rệt, đây là điểm bất lợi cho vấn đề tiêu thoát nước vào mùa lũ.

3.1.1.3 Khí hu

Xã Phước Lập nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tâm Nam và mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 dương lịch năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc.

3.1.1.4 Thy văn

Địa bàn xã chịu ảnh hưởng đến chế độ thủy văn về dòng chảy, sự xâm nhập phèn và khả năng tiêu thoát lũ thông qua các kênh các kênh chính là: Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Văn Tiếp (Tháp Mười 2) và kênh Cà Dâm. Các trục kênh này đảm nhận vai trò gần như toàn bộ việc cấp nước ngọt từ Sông Tiền và tiêu thoát nước nội đồng kể cả việc thoát lũ trong vùng.

3.1.1.5 nh hưởng lũ

Mùa lũ bắt đầu xâm nhập khoản từ tháng 9 đến tháng 11 Dương lịch, chậm hơn so với thượng nguồn từ 0,5 – 1 tháng. Lũ tràn về khu vực xã Phước Lập qua các tuyến kênh: Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Văn Tiếp (Tháp Mười 2) và kênh Cà Dâm.

Lũ gây ngập hầu như toàn bộ xã, đỉnh lũ thường xuất hiện vào khoản trung tuần tháng 10 và tháng 11. Trung bình những năm có lũ lớn mức độ nhập trên đồng từ 1,2 – 1,8 m, năm lũ bình thường ngập trung bình 1 – 1,2 m. Do tính chất ngập lũ hằng năm nên trong sản xuất nông nghiệp phải xây dựng ô bao bảo vệ vùng sản xuất và nông dân phải lên liếp để tránh ngập. Tuy nhiên, nguồn nước lũ góp phần quan trọng trong việc tiêu thoát, rửa phèn và các chất độc trong đất.

25

3.1.1.6 nh hưởng phèn

Toàn bộ diện tích của xã chịu ảnh hưởng phèn nội tại và phèn ngoại lai từ Long An, Đồng Tháp đổ về, tuy nhiên khu vực này đều có khả năng rửa dần được phèn nhờ có hệ thống kê trong vùng.

Vào đầu mùa mưa khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, nguồn nước bị chua hầu hết trên các tuyến kênh, chỉ có nước ngọt từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau nhờ có nguồn nước lũ đổ về, còn lại các tháng trong năm đều bị chua, nên bố trí sản xuất lúa vụ Đông Xuân có nhiều thuận lợi hơn. Độ chua biến đổi theo tháng và theo mùa, thời điểm bắt đầu ảnh hưởng phèn có mối quan hệ chặt chẽ với thời điểm bắt đầu mùa mưa và thường xuất hiện sau 20 ngày, đây là thời kỳ ảnh hưởng phèn gay gắt kéo dài khoảng trên 2 tháng từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 38 - 40)