TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 44)

HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG

3.2.1 Tổng quan về tình hình phát triển ngành chăn nuôi heo tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Tình hình dịch bệnh trên đàn heo vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch bệnh tai xanh trên heo vẫn xảy ra rải rác trên địa bàn khi chưa qua tiêm phòng ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và không đăng ký chăn nuôi. Điều đó làm cho tổng đàn heo của xã Phước Lập qua các năm tính từ tháng 4/2010 đến tháng 5/2014 giảm liên tục. Tổng đàn heo của xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đang có sự biến động đáng kể qua các năm, cụ thể:

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trạm Thú Y huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Hình 3.6 Tổng đàn heo của xã Phước Lập từ tháng 4/2010 đến tháng 5/2014

Tính từ tháng 4/2010, đàn heo của xã đạt ở mức khá cao là 3.453 con. Tuy nhiên, những năm sau đó lại liên tục giảm, cụ thể giảm 15,4% vào năm 2011, do tình hình dịch bệnh quay trở lại làm cho hộ chăn nuôi không còn nuôi heo với số lượng lớn nữa, có hộ từ bỏ luôn việc chăn nuôi heo. Tình hình

30

vẫn chưa được cải thiện khi giá heo tăng giảm thất thường làm hộ dân vẫn chưa có nhu cầu nuôi heo trở lại, đồng thời có hộ dân lại tiếp tục nuôi heo nhưng ít hơn số lượng ban đầu làm đàn heo đến năm 2012 tiếp tục giảm 533 con.

Thực hiện theo phương án điều tra chăn nuôi, tính đến thời điểm tháng 5/2014, tổng đàn heo trên địa bàn xã Phước Lập đạt 1.633 con, bằng 95,5% so với năm 2013, giảm 77 con tương, cho thấy tổng đàn heo đã giảm 4,5%. Nguyên nhân chính là tình trạng chăn nuôi xả thải chất thải trực tiếp mà không được xử lý làm suy giảm chất lượng nước, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn gây ô nhiễm môi trường, đồng thời làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Bên cạnh đó, dịch lở mồm, long móng đã diễn ra thường xuyên, đột ngột và đến nay chưa được khống chế triệt để. Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2014 của huyện Tân Phước thì hầu hết các loại vật nuôi của huyện đều giảm so với năm 2013.

Một trong những nguyên nhân chính là do nhận thức của các cấp quản lý và người chăn nuôi chưa cao, chưa triệt để, quy trình xử lý môi trường đòi hỏi công nghệ cao và chi phí đầu tư lớn. Mặt khác, xử lý chất thải, tiêu hủy gia súc, gia cầm còn chưa đúng kỹ thuật, ảnh hưởng đến nguồn nước, chất đất. Ngoài ra, một số hộ gia đình chỉ cần nuôi từ 5-10 con heo không thường xuyên vệ sinh chuồng trại, xử lý phân rác không hợp lý thì tất cả những hộ xung quanh đều phải chịu hậu quả.

Mâu thuẫn lớn nhất của ngành chăn nuôi hiện nay chính là giá đầu vào cao, đầu ra thấp làm giá bán sản phẩm của người chăn nuôi thấp, giá mua thực phẩm cao. Chăn nuôi phát triển càng nhanh thì môi trường ô nhiễm càng nặng, đây chính là nguyên nhân khiến đàn heo đang giảm dần. Tuy nhiên, do giá heo hơi thời gian qua có chiều hướng tăng cao, nuôi heo có lãi nên người dân có xu hướng chăn nuôi heo ngày càng tăng.

Theo số liệu thống kê của BCĐ PCDB trên CT-VN huyện Tân Phước, tính đến tháng 5/2014 toàn xã Phước Lập có 155 hộ chăn nuôi, tăng 12 hộ, tức tăng 1,1% so với năm 2013 (143 hộ). Giá heo hơi thời gian qua luôn giữ ở mức cao nên người chăn nuôi tiếp tục nâng cao tái đàn. Với mức giá heo hơi hiện nay từ 5,3-5,7 triệu đồng/tạ sẽ mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi từ 1,3-1,7 triệu đồng/tạ, người dân đã tiến hành nâng cao số lượng đàn heo cũng như số hộ chăn nuôi tham gia (D.T.Thảo, 2014). Bên cạnh đó, lợi thế về "đất rộng người thưa" thuận lợi cho việc chăn nuôi đã làm cho các hộ chăn nuôi xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc bảo vệ, xử lý môi trường trong chăn nuôi heo cũng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trên địa bàn xã.

31

3.2.2 Các vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Hơn 80% người dân ở xã Phước Lập thuộc vùng nông thôn đang sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do nhiều vấn đề như thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải từ chăn nuôi. Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên do lượng lớn các khí thải và chất thải từ vật nuôi gây ô nhiễm nước và mùi hôi dẫn đến ô nhiễm không khí. Thực trạng phát triển chăn nuôi thiếu quy hoạch, chưa gắn với xử lý môi trường, không có đánh giá tác động môi trường khi sản xuất, kinh doanh là nguyên nhân gây nên thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên địa bàn. Môi trường bị ô nhiễm sẽ tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi, phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất không thể phát triển bền vững. Mặt khác, các cơ quan quản lý, người chăn nuôi nhận thức chưa đúng và chưa thực sự quan tâm đến xử lý chất thải vật nuôi, bảo vệ môi trường trước những vấn đề ô nhiễm do chăn nuôi đưa đến và do chính hoạt động sản xuất thiếu kế hoạch, qui hoạch của chính hộ chăn nuôi đã góp phần dẫn đến tác hại tiêu cực cho môi trường.

Quản lý chất thải chăn nuôi không chỉ đơn thuần là áp dụng các công nghệ để xử lý những chất thải sau khi vật nuôi đã thải ra để hạn chế ô nhiễm môi trường. Một mặt, phải bắt đầu từ việc thiết kế khẩu phần ăn, đến việc xem xét và có thể điều khiển các quá trình tiêu hoá, hấp thu và trao đổi chất để cho heo có thể sử dụng được tối đa các chất dinh dưỡng ăn vào và thải ra môi trường ít chất thải nhất, đặc biệt là những chất thải gây ô nhiễm. Mặt khác, quản lý chất thải chăn nuôi còn bao gồm cả việc sử dụng các chất thải kể cả được xử lý và không được xử lý vào các mục đích có ích như làm làm phân bón cho cây trồng, làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, làm chất đốt, sản xuất biogas, điện nhằm hạn chế được việc sử dụng tài nguyên, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường.

3.2.3 Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải chăn nuôitại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2006.

- Nghị định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 04/06/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

32

- Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc Quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

3.3 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS VÀO CHĂN NUÔI HEO TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, VÀO CHĂN NUÔI HEO TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG

3.3.1 Thực trạng áp dụng biogas tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tỉnh Tiền Giang

Theo khảo sát thực tế, chất thải từ chăn nuôi heo chủ yếu là phân heo, thức ăn thừa và nước tắm cho heo. Tuy có hầm riêng để xử lý nhưng với mức xả thải hằng ngày và ứ động lâu ngày dẫn đến mùi hôi làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến những hộ dân xung quanh. Do đó, việc áp dụng mô hình biogas vào chăn nuôi là rất cần thiết. Chính quyền địa phương tại xã Phước Lập đã có những công tác tuyên truyền đến hộ dân về mô hình biogas và cũng được nhiều hộ chăn nuôi quan tâm. Trước những lợi ích mà biogas mang lại, người dân tại xã Phước Lập đã triển khai và áp dụng mô hình biogas. Tuy nhiên, tính đến tháng 8/2014, toàn xã chỉ xây dựng được 19 hầm biogas, tập trung nhiều nhất là ấp Mỹ Bình. Tuy nhiên, số hầm này chỉ xử lý một lượng rất nhỏ chất thải mỗi ngày trên địa bàn xã. Đối với một số hộ không xây hầm hoặc xây hầm nhưng có công suất nhỏ nên áp dụng phương pháp ủ phân, không xử lý được chất thải lỏng nên vẫn còn gây ô nhiễm môi trường.

Từ khảo sát thực tế cho thấy 82% hộ chăn nuôi biết về việc áp dụng biogas tại địa phương. Mặc dù việc xử lý chất thải bằng cách xây hầm biogas đã được người dân tại xã biết đến và áp dụng, nhưng số lượng các hộ chăn nuôi tham gia còn rất khiêm tốn. Theo thông tin từ Phòng Khuyến nông huyện Tân Phước cho biết với mỗi công trình xây hầm biogas, nếu hộ dân xây biogas dạng túi ủ thì hỗ trợ 1.200.000 đồng, hầm nhựa hỗ trợ mỗi công trình là 3.000.000 đồng. Mặc dù vậy, có nhiều hộ dân vẫn chưa biết đến phần hỗ trợ này. Theo tình hình khảo sát về các hộ chăn nuôi heo nhưng chưa áp dụng biogas tại xã Phước Lập, hầu hết những hộ dân đều muốn tham gia biogas để tiết kiệm chi phí cũng như hạn chế sự cố cháy, nổ từ những thiết bị nấu nướng khác. Khi có nhu cầu xây hầm thì hộ chăn nuôi đều thấy hài lòng với dạng mô hình hầm nhựa composite hay xây bằng gạch nhưng vấn đề đáng quan tâm là hộ dân còn gặp khó khăn về kinh phí nên vẫn chưa áp dụng biogas.

33

3.3.2 Tiềm năng áp dụng biogas tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tỉnh Tiền Giang

Qua khảo sát 60 hộ chăn nuôi chưa áp dụng biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng mô hình biogas. Các hộ chăn nuôi có nhiều thuận lợi nhưng còn không ít khó khăn về khả năng áp dụng mô hình biogas. Từ kết quả khảo sát và phân tích thì xã Phước Lập có khả năng nhân rộng mô hình biogas trong thời gian tới. Biogas là nguồn nguyên liệu hiện được sử dụng chủ yếu cho đun nấu, bên cạnh đó có một số hộ dân dùng để chiếu sáng ở quy mô hộ gia đình. Ngoài ra, tiềm năng sử dụng biogas trong tương lai còn có thể dùng để phát điện, bã thải sinh học cho các loại phân bón hữu cơ và nhiên liệu sinh học. Hiện nay, chính quyền đang từng bước nhân rộng mô hình biogas cho nhu cầu đun nấu và chiếu sáng tại địa phương.

Ngoài ra biogas còn có tiềm năng sử dụng cho quy mô lớn như trang trại chăn nuôi, các nhà máy chế biến nông - thực phẩm, các công ty xử lý chất thải xử lý chất thải rắn và sau đó xử lý nước thải, với ngành nông nghiệp chiếm ưu thế tại địa bàn xã thì thì nguyên liệu cho sản xuất biogas ở đây rất phong phú. Nhu cầu tiềm năng sẽ là một hệ thống biogas tích hợp, bao gồm thu gom rác thải, các thiết bị sản xuất khí và máy phát điện hoặc thiết bị sản xuất phân bón. Hầu hết các khách hàng tiềm năng sẽ là các trang trại chăn nuôi lớn, các nhà máy chế biến nông sản như sắn, đường và các công ty quản lý rác thải đô thị vì áp lực về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị này rất cao, khối lượng chất thải là đáng kể, vì vậy có thể cung cấp đủ cho các hệ thống với quy mô thương mại và họ có thể huy động vốn để đầu tư vào các công trình này.

Nguồn khí biogas được tạo ra từ chất thải chăn nuôi heo được ứng dụng trong đun nấu. Hiện tại xã đã có một vài hộ đã tận dụng biogas để phát điện, trong tương lai thì việc áp dụng biogas vào chăn nuôi để phát điện sẽ được địa phương nâng cao và đẩy mạnh. Năng lượng khí biogas vẫn chưa đóng góp được nhiều cho nhu cầu năng lượng của hộ dân, do đó cần triển khai những mô hình biogas vì công nghệ này đơn giản và góp phần hữu hiệu trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

34

3.4 CÁC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG

3.4.1 Các thuận lợi của người dân khi áp dụng biogas tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

- Khi áp dụng biogas các hộ chăn nuôi sẽ được sự hỗ trợ vốn từ Phòng Khuyến nông tại địa phương.

- Đa số các hộ dân có diện tích để xây dựng rộng rãi không gây trở ngại cho hộ chăn nuôi khi áp dụng biogas.

- Khi chấp nhận tham gia vào biogas, hộ chăn nuôi vừa có gas để nấu nướng, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường. Hệ thống biogas còn tạo ra một lượng phân bón hữu cơ để bón cho các loại cây trồng. Nguồn phân này giúp cho các loại cây công nghiệp tăng năng suất cao.

- Việc phát triển mạnh công nghệ sinh học biogas đã mang lại rất nhiều tiện lợi cho cuộc sống của người dân, góp phần giải quyết triệt để vấn đề môi trường đối với ngành chăn nuôi, đồng thời tiết kiệm năng lượng và phát triển kinh tế, xã hội.

3.4.2 Các khó khăn của người dân khi áp dụng biogastại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

- Nhiều người chăn nuôi vẫn chưa ý thức được thấu đáo vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi có hiệu quả.

- Chính quyền địa phương ở một số địa bàn của xã cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng mô hình xử lý chất thải hiệu quả, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

- Giá heo hạ thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người dân hạn chế nuôi heo làm cho số lượng heo ít đi không đủ nhu cầu cho nguyên liệu tạo ra khí biogas.

- Tình hình dịch bệnh cũng như việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì chăn nuôi, khiến nhiều hộ dân không xây hầm biogas.

- Nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa nắm bắt đầy đủ quy trình, tính năng của công nghệ khí biogas nên xây dựng hầm quá nhỏ so với quy mô chăn nuôi hoặc sử dụng các công nghệ không phù hợp khiến cho tuổi thọ công trình giảm.

35

- Do chất lượng hầm xây hạn chế về độ bền, chủ yếu là biogas làm bằng túi ủ, đôi khi bị hư hỏng không có người sửa chửa kịp thời nên người dân cũng không sửa, dẫn đến không có biogas để sử dụng.

- Chi phí xây hầm biogas còn cao, thủ tục về vốn còn gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian, việc vay vốn để xây hầm biogas cho người dân còn phức tạp nên nhiều hộ dân chưa dám xây dựng.

36

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC,

TỈNH TIỀN GIANG 4.1 MÔ TẢĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

4.1.1 Tuổi, số thành viên gia đình, thu nhập

Kết quả khảo sát được thu thập từ đáp viên trực tiếp tham gia chăn nuôi heo với tổng số mẫu nghiên cứu là 60 hộ. Bảng 4.5 khái quát một số thông tin chung, đặc điểm về đáp viên và hộ gia đình.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)