Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.9 Tỷ lệ nhận biết của hộ chăn nuôi heo về việc áp dụng biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 60)
Nhìn chung, có đến 82% hộ chăn nuôi biết đến việc áp dụng mô hình biogas tại địa phương. Trong khi đó 18% số hộ biết đến mô hình nhưng vẫn không biết đến việc áp dụng biogas đã được sử dụng phổ biến tại địa phương. Đa số các hộ không biết đến việc áp dụng mô hình biogas tại địa phương là do việc tuyên truyền, giới thiệu chưa đạt hiệu quả tới từng hộ dân. Mặt khác, người dân không có nhu cầu áp dụng do đó không có ý muốn tìm hiểu về mô hình biogas.
4.3.4 Nhận thức của hộ chăn nuôi về lợi ích của mô hình biogastại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Bảng 4.15 Tỷ lệ về nhận thức của hộ dân về lợi ích của biogas tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Lợi ích Số hộ (hộ) Tỷ trọng (%) Là nguyên liệu đun nấu cho gia đình 49 100,0
Là nguyên liệu để thắp sáng 37 73,5
Cải thiện vệ sinh môi trường 47 95,9
Giảm khí hiệu ứng nhà kính 14 28,6
Bã thải biogas cung cấp phân hữu cơ cho trồng trọt 34 69,4 Bã thải biogas bổ sung thức ăn cho chăn nuôi thủy sản 29 59,2
49
Qua kết quả khảo sát như bảng 4.15 tại địa bàn nghiên cứu có đến 100,0% hộ dân đều biết về lợi ích của biogas là nguyên liệu đun nấu cho gia đình, vì mục đích chính của biogas là dùng để đun nấu. Khi được biết đến biogas thì đầu tiên hộ dân sẽ được đến biết đến công dụng đầu tiên của biogas là nguyên liệu dùng cho đun nấu. Biogas để cải thiện vệ sinh môi trường được 95,9% người dân tại địa phương trả lời là biết, do hiện trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều và tác động trực tiếp đến hộ dân nên việc biogas giúp cải thiện môi trường được hộ dân quan tâm hơn. Trong đó, lợi ích biogas là nguyên liệu để thắp sáng được người dân trả lời là biết với tỷ trọng là 73,5%, vì hiện nay với hộ có số lượng biogas nhiều, chính quyền địa phương đã tuyên truyền và khuyến khích các hộ chăn nuôi sử dụng biogas để thắp sáng trong gia đình.
Đối với lợi ích giảm khí hiệu ứng nhà kính nhờ áp dụng biogas giảm ô nhiễm môi trường được hộ dân biết đến thấp nhất với 28,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn mang tính tương đối, do đây là yếu tố mang tính khoa học và mới mẽ và các hộ dân ở nông thôn không có điều kiện để tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề này. Bã thải biogas cung cấp phân hữu cơ cho trồng trọt được biết nhiều nhất với tỷ trọng là 69,4% và bổ sung thức ăn cho chăn nuôi thủy sản được biết với 59,2%. Tỷ trọng tương đối thấp vì đa số các hộ dân chưa sử dụng biogas nên không biết về bã thải biogas và cũng không được nghe nói đến.
4.4 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN ÁP DỤNG BIOGAS CỦA HỘCHĂN NUÔI HEO NHƯNG CHƯA ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ CHĂN NUÔI HEO NHƯNG CHƯA ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG
4.4.1 Tỷ lệ hộ chăn nuôi chấp nhận tham gia vào mô hình biogastại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Theo kết quả khảo sát cho thấy có 70% hộ chăn nuôi chưa áp dụng biogas chấp nhận tham gia vào mô hình này trên địa bàn xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Hình 4.10 thể hiện tỷ lệ của hộ chăn nuôi heo trong khảo sát quyết định chấp nhận tham gia hay không tham gia vào mô hình biogas.
50
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.10 Tỷ lệ hộ chăn nuôi chấp nhận tham gia mô hình biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 60)
Tỷ lệ hộ chăn nuôi chấp nhận tham gia đạt 70%, chiếm tỷ lệ tương đối cao trong số quan sát và cao hơn 2,3 lần so với tỷ lệ hộ chăn nuôi không chấp nhận tham gia vào mô hình. Tỷ lệ giữa chấp nhận tham gia và không chấp nhận tham gia chênh lệch nhau tương đối rõ, khác biệt đến 40%. Lý do dẫn đến các hộ khảo sát không chấp nhạn tham gia vào mô hình biogas chủ yếu là do 72,2% người dân không có vốn, bên cạnh đó, có 44,4% hộ dân cho rằng đã hài lòng với nguồn năng lượng hiện tại đang sử dụng và 33,3% hộ dân không tham gia vì cho rằng không có trợ cấp.
Vì thói quen tự xử lý chất thải của gia đình, do đó có khoảng 11,1% hộ dân cho rằng cách xử lý chất thải hiện tại đã thích hợp, trong khi cũng có 11,1% hộ dân lại hoàn toàn không tin tưởng vào công nghệ biogas và 11,1% cho rằng không tham gia vì số lượng heo ít không đủ để tạo ra khí biogas. Bảng 4.16 thể hiện tỷ lệ các lý do không chấp nhận tham gia biogas của các hộ chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Bảng 4.16 Lý do không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas của hộ chăn nuôiheochưa áp dụng biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Lý do Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Không có vốn 18 72,2 Không có trợ cấp 18 33,3
Hài lòng với năng lượng sử dụng hiện tại 18 44,4 Thấy cách xử lý chất thải hiện tại đã thích hợp 18 11,1 Không tin tưởng vào công nghệ biogas 18 11,1
Số lượng heo ít 18 11,1
51
4.4.2 Chi phí nguồn năng lượng sử dụng cho nấu nướng của người dân tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang dân tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Nhìn chung, các hộ dân không có sử dụng biogas đều có nhiều nguồn nhiên liệu để phục vụ cho công việc nấu nướng. Hình 4.11 thể hiện tỷ trọng về chất đốt mà các hộ chăn nuôi đang sử dụng.
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.11 Tỷ trọng về chất đốt của các hộ chăn nuôi heo đang sử dụng tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 60)
Đa số các hộ chăn nuôi thường nấu nướng bằng củi, chiếm tỷ trọng 85,0%, vì đây là vùng nông thôn nên nhiều hộ có thể thu gom ở xung quanh nhà được dễ dàng, trong khi có hộ dân khác thì lại mua. Một mặt là củi rất quen thuộc và gắn bó với người dân từ lâu nên dù có nhiều chất đốt khác thì họ vẫn dự trữ củi trong nhà để tiết kiệm các chất đốt khác. Bên cạnh đó, do gas bình được sử dụng rộng rãi và thuận tiện, giúp cho hộ dân đỡ phần khó khăn trong việc nhóm củi nấu nướng thì có 78,3% hộ dân lại kèm theo xài thêm bình gas. Mặt khác, công nghệ điện hiện đại đã được người dân áp dụng phổ biến ngay cả những nơi vùng sâu cũng được áp dụng, do đó để tiết kiệm thời gian, có khoảng 75,0% hộ gia đình nấu nướng qua điện như cơm điện hay ấm điện,… Bên cạnh đó, có một số ít các hộ chăn nuôi còn sử dụng trấu và than để dùng cho việc nấu nướng và hầu như hiện nay chỉ có số ít hộ dân dùng dầu lửa để thắp sáng chứ không dùng cho mục đích nấu ăn nữa.
52
Bảng 4.17 Chi phí cho nguồn năng lượng đun nấu của hộ dân tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Năng lượng Giá trị (đồng/tháng)
Tỷ trọng (%)
Củi mua 227.900 31,7
Củi thu lượm 307.900 68,3
Than 500.000 1,7 Trấu 45.200 11,7 Điện 46.000 75,0 Gas bình 89.700 78,3 Dầu lửa 0 0,0 Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Qua bảng 4.17 cho thấy, trong một tháng với 85% hộ có sử dụng củi thì có 31,7% hộ chi trả 227.900 đồng cho việc mua củi, trong khi đó có đến 68,3% hộ dân còn lại tự thu lượm, với mức củi thu lượm nhiều hơn củi mua là 80.000 đồng cho việc nấu nướng. Bên cạnh đó, đối với hộ có sử dụng gas bình trung bình sẽ phải chi 89.700 đồng/tháng. Trong đó, 75% hộ dân có sử dụng điện cho việc nấu ăn thì phải chi trả 46.000 đồng/tháng. Một số ít hộ dân sử dụng trấu để nấu nướng và một tháng sẽ chi trả trung bình khoảng 45.200 đồng. Ngoài ra, có 1,7% hộ dân sử dụng than để đun nấu, điều này dẫn đến chi phí trung bình trong tháng của hộ tăng cao lên đến 500.000 đồng trong tổng chi phí đun nấu của gia đình. Như đã phân tích hộ dân tại xã Phước Lập đều không sử dụng dầu lửa trong nấu nướng nên không có chi phí phát sinh trong khoản này.
Nhìn chung, chi phí cho đun nấu còn khá cao so với điều kiện của các hộ dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là hộ dân có điều kiện kinh tế còn khó khăn. Do đó, việc người dân có quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình biogas để tiết kiệm chi phí trong đun nấu là rất cần thiết.
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.12 Tỷ lệ chấp nhận tham gia biogas của hộ chăn nuôi khi giá chất đốt tăng 25% ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 60)
53
Khi người dân được hỏi về có quyết định tham gia vào mô hình biogas khi giá chất đốt tăng 25% thì có 68% hộ chấp nhận tham gia, do điều kiện khó khăn nên khi áp dụng biogas sẽ giúp giảm được chi phí trong gia đình. Bên cạnh đó, hộ dân cho rằng áp dụng biogas sẽ tiện lợi hơn và ít ô nhiễm môi trường hơn. Tuy nhiên, có 32% hộ dân không chấp nhận tham gia vì họ vẫn hài lòng với nguồn năng lượng sử dụng hiện tại và không muốn quan tâm thêm những công nghệ khác.
4.4.3 Mục đích tham gia mô hình của hộ chăn nuôi tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
4.4.3.1 Tỷ lệ chọn dạng mô hình biogas của hộ chăn nuôi heo tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.13 Tỷ lệ chọn dạng mô hình biogas của hộ chăn nuôi heo tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Qua kết quả từ hình 4.13 cho thấy, khi các hộ dân chấp nhận tham gia mô hình biogas được hỏi về chọn dạng mô hình nào để xây dựng. Đa số có 61% hộ dân chọn dạng mô hình túi ủ, vì dạng mô hình này tiện lợi, không tốn nhiều chi phí xây dựng, dễ dàng trong cho việc lắp đặt và giá thành để xây túi ủ cũng tương đối thấp. Tuy nhiên, cũng có đến 34% hộ dân lại chọn dạng mô hình hầm xây bằng gạch. Họ cho rằng xây bằng gạch sẽ sạch hơn nhưng có ít hộ chấp nhận vì hầm xây bằng gạch rất dễ bị lún và cần phải nạp nguyên liệu nhiều và thường xuyên mới duy trì khí gas được. Trong khi đó, sử dụng hầm biogas bằng vật liệu nhựa composite có độ chống thấm rất cao và có độ bền uốn và bền kéo cao hơn nhiều so với vật liệu thông thường nhưng chỉ có 5% hộ chấp nhận tham gia. Nguyên nhân chính là do chi phí để xây dựng khá cao so với khả năng tài chính của hộ gia đình.
54
Khi người dân quyết định tham gia mô hình biogas thì việc hỗ trợ từ chính quyền địa phương là rất cần thiết. Các hộ chăn nuôi khi được hỏi về sẽ cần hỗ trợ những gì khi quyết định tham gia mô hình biogas thì có 100% hộ dân đều có nhu cầu cần hỗ trợ vốn. Đây cũng là vấn đề khó khăn đầu tiên mà hộ chăn nuôi đều gặp phải dẫn đến ảnh hưởng đến việc không muốn tham gia vào mô hình biogas. Vì có nhiều hộ vẫn không biết cách sử dụng biogas nên có 31,6% hộ chăn nuôi cần hỗ trợ thêm tài liệu hướng dẫn. Bên cạnh đó, khi xây hầm thì đa số hộ dân không biết về kỹ thuật xây nên 94,9% hộ cần có kỹ thuật viên để trực tiếp xây hầm. (Điều tra thực tế, 2014)
4.4.3.2 Mục đích tham gia mô hình biogas của hộ chăn nuôi heo tạixã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Việc tham gia mô hình biogas vào chăn nuôi của hộ gia đình đều có những mục đích tương đồng nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do cùng chịu sự tác động chung từ tuyên truyền hay lối sống giống nhau trên cùng một khu vực nên có những nhận thức về mục đích của việc tham gia mô hình biogas cũng giống nhau. Bảng 4.18 thể hiện những mục đích tham gia và tỷ lệ lựa chọn của các hộ chăn nuôi heo ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Bảng 4.18 Tỷ trọng mục đích tham gia mô hình của hộ chăn nuôi heo chấp nhận tham gia mô hình biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Đơn vị tính: %
Mục đích Tỷ trọng
Nắm được kỹ thuật xây dựng và sử dụng biogas 23,9
Tiết kiệm chi phí 100,0
Lợi ích môi trường 89,1
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Theo kết quả khảo sát từ bảng 4.18, khi người dân được hỏi về lý do chấp nhận tham gia vào mô hình biogas thì được hộ dân trả lời là tiết kiệm chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất với 100%, trong khi đó nắm được kỹ thuật xây dựng và sử dụng biogas ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng biogas chỉ đạt 23,9%. Mục đích lợi ích môi trường đạt khá cao với 89,1%. Qua đó nhận thấy, chủ yếu các hộ chăn nuôi đều có mục đích chính tham gia vào mô hình là để tiết kiệm chi phí và lợi ích môi trường, bên cạnh đó mục đích lựa chọn nhằm tạo nên sự thuận tiện và có ích cho sinh hoạt của gia đình.
55
4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO NHƯNG CHƯA ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG
4.5.1 Các biến trong mô hình Logistic
Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình biogas tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy bằng mô hình Logistic. Các biến độc lập được sử dụng trong mô hình bao gồm cả các biến định lượng và các biến định tính. Bảng 4.19 thể hiện các biến định lượng được sử dụng trong mô hình Logistic, đồng thời thể hiện sự khác biệt giữa 2 nhóm biểu hiện định tính của biến định lượng đối với quyết định tham gia vào mô hình biogas.
Bảng 4.19 Các biến định lượng và sự khác biệt giữa hai nhóm biểu hiện định tính trong mô hình hồi quy Logistic
Biến Tham gia
Không tham gia
Giá trị
trung bình Sig. Giá trị t Tuổi Có Không 42 18 49,43 46,17 0,513 1,075 Thu nhập Có Không 42 18 3,6 5,56 0,093 * -1,019 Số lượng heo Có Không 42 18 20,45 17,89 0,902 0,546 Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Ghi chú: * Ý nghĩa thống kê ở mức 10% (Xem phụ lục 3)
Từ kết quả trong bảng 4.19 cho thấy có sự khác biệt về thu nhập trung bình của hộ dân trong quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình biogas (mức ý nghĩa 10%). Trong khi đó, cùng tại mức ý nghĩa này, các biến định lượng còn lại là tuổi và số lượng heo của hộ là không có sự khác biệt về trung bình của 2 nhóm hộ này trong việc ra quyết định tham gia vào mô hình biogas. Nguyên nhân chủ yếu là do các đối tượng được phỏng vấn đều là chủ hộ gia đình, vì vậy những người ra quyết định tham gia vào mô hình biogas đa số có độ tuổi tương đồng nhau dẫn đến không có sự khác biệt nhiều trong việc ra quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình biogas. Tương tự như tuổi, số lượng heo trong hộ gia đình do những đặc điểm chung của khu vực về sinh hoạt, tập quán chăn nuôi mà số lượng heo mỗi hộ khá tương đồng nhau.
Các biến giới tính (mức ý nghĩa 10%) và sự tham gia của cộng đồng (mức ý nghĩa 1%) có mối quan hệ với quyết định tham gia vào mô hình