Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 34)

Phương pháp thống kê mô tả: để mô tả chung về các thông tin của mẫu, mô tả thực trạng về tình hình chăn nuôi heo trên địa bàn nghiên cứu và tình hình áp dụng và chưa áp dụng mô hình biogas trong chăn nuôi tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Thống kê về số hộ cho ý kiến về việc chấp nhận áp dụng mô hình biogas. Phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông

20

qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh tế xã hội tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Ngoài ra, phương pháp thống kê mô tả còn dùng để mô tả số lượng đàn heo và tình hình diễn biến qua các năm tại xã Phước Lập. Thống kê mô tả về chi phí, thu nhập cho các hoạt động chăn nuôi của các hộ dân tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Phương pháp so sánh: gồm có phương pháp so sánh số liệu tương đối và phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối. Phương pháp so sánh dùng để so sánh về tỉ lệ gia tăng hay giảm xuống của số lượng heo chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn từ tháng 4/2010 đến tháng 5/2014.

Phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối:

F = F1 – F0 (2.2)

Trong đó:

F0: chỉ tiêu năm trước. F1: chỉ tiêu năm sau.

F: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp so sánh số liệu tương đối: 100 0 1 x F F = F (2.3)

Với: %F biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0, thông qua kiểm định T-test (Independent Sample T-test) để kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể của các biến định lượng. Các biến định lượng bao gồm: tuổi đáp viên, thu nhập của gia đình và số lượng heo của hộ.

Kiểm định Chi – bình phương: Sử dụng phân tích bảng chéo thông qua phần mềm SPSS 16.0 để kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với quyết định tham gia vào mô hình biogas. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0, thông qua kiểm định Chi – bình phương để kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với quyết định chấp nhận tham gia của đáp viên vào mô hình biogas. Các biến định tính bao gồm giới tính đáp viên, trình độ học vấn, giá chất đốt tăng 25% và sự tham gia của cộng đồng.

- Mô hình hồi quy Logistic: Sử dụng phần mềm STATA 11.0 với Y là biến được đo lường bằng hai giá trị là 1 và 0 tương ứng với quyết định chấp nhận tham gia và không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas để phân tích số liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biogas của các hộ chưa

21

áp dụng biogas tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đề tài sử dụng hàm hồi quy với mô hình Logostic, mô hình hồi quy Logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Mục đích của mô hình là sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến biến độc lập để xác định khả năng những biến độc lập này sẽ có mối quan hệ với biến phụ thuộc như thế nào. Hàm hồi quy như sau:

i

i X X X X X X X e

Y =β0+β1 1+β2 2 +β3 3+β4 4 +β5 5+β6 6+β7 7+ (2.4) Các nhân tố đưa vào mô hình phân tích dựa vào các kết quả lược khảo các đề tài nghiên cứu đã qua và kết quả khảo sát thực tế của đề tài. Dựa vào các kết quả đó đề tài đã đưa ra mô hình gồm bảy nhân tố là nhân tố quyết định đến việc áp dụng biogas của hộ dân như giới tính (X1), tuổi (X2), trình độ học vấn (X3), thu nhập (X4), số lượng heo (X5), giá chất đốt tăng 25% (X6) và sự tham gia của cộng đồng (X7), (Bảng 2.4).

Bảng 2.4 Diễn giải các biến trong mô hình Logistic

Biến

số Diễn giải Đơn vị tính

Dấu kỳ vọng

X1 Giới tính của đáp viên X1 = 1: nam

X1 = 0: nữ ±

X2 Tuổi của đáp viên Số tuổi ±

X3 Trình độ học vấn của đáp viên

X3 = 1: Mù chữ

X3 = 0: Không mù chữ +

X4 Thu nhập của hộ gia đình Đồng + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

X5 Số lượng heo của hộ Con +

X6 Giá chất đốt tăng 25% X6 = 1: chấp nhận áp dụng biogas nếu giá chất đốt tăng 25%, ngược lại X6 = 0

+ X7 Sự tham gia của cộng đồng X7 = 1: có ảnh hưởng áp dụng biogas,

ngược lại X7 = 0 +

Các biến được sử dụng trong mô hình Logistic: - Biến phụ thuộc:

Y: Quyết định tham gia vào mô hình biogas Y = 1 là hộ chăn nuôi chấp nhận tham gia Y = 0 là hộ chăn nuôi không chấp nhận tham gia - Biến độc lập:

+ Giới tính của đáp viên: Giới tính của đáp viên được mã hóa là 1 nếu là nam, 0 nếu là nữ. Ảnh hưởng của biến giới tính lên quyết định tham gia vào mô hình biogas không thể dự đoán dấu kỳ vọng của biến này.

22

+ Tuổi của đáp viên: Tuổi của đáp viên càng cao, ý thức về môi trường và sự nhìn nhận về lợi ích khi tham gia mô hình càng cao. Do đó biến tuổi được kỳ vọng là có ảnh hưởng cùng chiều với mô hình.

+ Trình độ học vấn của đáp viên: Trình độ học vấn bao gồm có hai mức là mù chữ và không mù chữ, được mã hóa là 1 nếu mù chữ và 0 nếu không mù chữ. Biến này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với quyết định tham gia vào mô hình biogas, nghĩa là đáp viên không mù chữ sẽ có quyết định tham gia vào mô hình biogas cao hơn so với đáp viên mù chữ.

+ Thu nhập của hộ gia đình: Thu nhập của hộ gia đình là thu nhập bình quân hàng tháng của hộ chăn nuôi với đơn vị tính là đồng/tháng/hộ. Biến này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với quyết định tham gia vào mô hình biogas, nghĩa là hộ chăn nuôi có thu nhập bình quân đồng/tháng/hộ càng cao thì quyết định tham gia vào mô hình càng cao.

+ Số lượng heo: Số lượng heo của hộ gia đình với đơn vị tính là con. Biến này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với quyết định tham gia vào biogas, tức là hộ chăn nuôi có số lượng heo càng nhiều thì quyết định tham gia vào mô hình càng cao.

+ Giá chất đốt tăng 25%: Giả sử giá nhiên liệu dùng cho nấu nướng, sinh hoạt gia đình được tính với đơn vị là đồng/tháng/hộ tăng thêm mức 25% thì hô chăn nuôi có chấp nhận áp dụng biogas hay không. Biến giá chất đốt tăng 25% được mã hóa là 1 nếu hộ chăn nuôi chấp nhận áp dụng biogas và 0 nếu nếu hộ chăn nuôi không chấp nhận áp dụng biogas. Biến này được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng chấp nhận áp dụng biogas của hộ chăn nuôi, nghĩa là khi giá chất đốt tăng càng cao thì khả năng chấp nhận áp dụng biogas của hộ càng lớn.

+ Sự tham gia của cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng là sự ảnh hưởng của việc áp dụng biogas ở cộng đồng, được mã hóa là 1 nếu có ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas, là 0 nếu không ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas. Ảnh hưởng của biến sự tham gia của cộng đồng lên quyết định tham gia vào mô hình biogas là không rõ ràng, chính vì vậy không thể dự đoán dấu kỳ vọng của biến này.

23

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIOGAS CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO TẠI XÃ

PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG 3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 V trí địa lý

Xã Phước Lập nằm về phía Nam huyện Tân Phước và cách thị trấn Mỹ Phước khoảng 5 km, có tổng diện tích tự nhiên là 3.477,55 ha, dân số năm 2010 là 9.047 người, mật độ dân số 260 người/km là xã có mật độ dân số tương đối cao so với các xã khác trong huyện. Là vùng chuyên canh trồng lúa quan trọng của huyện, có điều kiện giao thông thuận lợi so với các khu vực khác của huyện Tân Phước.

Nguồn: maps.vietbando.com

Hình 3.5 Bản đồ vị trí địa lý xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Về vị trí địa lý được xác định như sau:

Tọa độđịa lý:

- Kinh độ Đông: từ 105029’12” đến 1050

31’12”. - Vĩ độ Bắc: từ 10028’41” đến 100

24

Địa giới hành chính:

- Phía Đông: giáp xã Tân Lập I và xã Tân Lập II. - Phía Tây: giáp huyện Cai Lậy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía Nam: giáp huyện Châu Thành.

- Phía Bắc: giáp thị trấn Mỹ Phước và xã Mỹ Phước.

3.1.1.2 Địa hình

Địa bàn xã Phước Lập nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, có địa hình thấp, cao trình mặt đất tự nhiên so với mực nước biển trung bình từ 0,6 – 0,7 m không có hướng dốc rõ rệt, đây là điểm bất lợi cho vấn đề tiêu thoát nước vào mùa lũ.

3.1.1.3 Khí hu

Xã Phước Lập nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tâm Nam và mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 dương lịch năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc.

3.1.1.4 Thy văn

Địa bàn xã chịu ảnh hưởng đến chế độ thủy văn về dòng chảy, sự xâm nhập phèn và khả năng tiêu thoát lũ thông qua các kênh các kênh chính là: Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Văn Tiếp (Tháp Mười 2) và kênh Cà Dâm. Các trục kênh này đảm nhận vai trò gần như toàn bộ việc cấp nước ngọt từ Sông Tiền và tiêu thoát nước nội đồng kể cả việc thoát lũ trong vùng.

3.1.1.5 nh hưởng lũ

Mùa lũ bắt đầu xâm nhập khoản từ tháng 9 đến tháng 11 Dương lịch, chậm hơn so với thượng nguồn từ 0,5 – 1 tháng. Lũ tràn về khu vực xã Phước Lập qua các tuyến kênh: Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Văn Tiếp (Tháp Mười 2) và kênh Cà Dâm.

Lũ gây ngập hầu như toàn bộ xã, đỉnh lũ thường xuất hiện vào khoản trung tuần tháng 10 và tháng 11. Trung bình những năm có lũ lớn mức độ nhập trên đồng từ 1,2 – 1,8 m, năm lũ bình thường ngập trung bình 1 – 1,2 m. Do tính chất ngập lũ hằng năm nên trong sản xuất nông nghiệp phải xây dựng ô bao bảo vệ vùng sản xuất và nông dân phải lên liếp để tránh ngập. Tuy nhiên, nguồn nước lũ góp phần quan trọng trong việc tiêu thoát, rửa phèn và các chất độc trong đất.

25

3.1.1.6 nh hưởng phèn

Toàn bộ diện tích của xã chịu ảnh hưởng phèn nội tại và phèn ngoại lai từ Long An, Đồng Tháp đổ về, tuy nhiên khu vực này đều có khả năng rửa dần được phèn nhờ có hệ thống kê trong vùng.

Vào đầu mùa mưa khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, nguồn nước bị chua hầu hết trên các tuyến kênh, chỉ có nước ngọt từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau nhờ có nguồn nước lũ đổ về, còn lại các tháng trong năm đều bị chua, nên bố trí sản xuất lúa vụ Đông Xuân có nhiều thuận lợi hơn. Độ chua biến đổi theo tháng và theo mùa, thời điểm bắt đầu ảnh hưởng phèn có mối quan hệ chặt chẽ với thời điểm bắt đầu mùa mưa và thường xuất hiện sau 20 ngày, đây là thời kỳ ảnh hưởng phèn gay gắt kéo dài khoảng trên 2 tháng từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch.

3.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra tổng hợp của chương trình 60B trên địa bàn xã Phước Lập cho thấy có 2 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất nhân tác (Đất lập liếp Vp): diện tích 1.105,71 ha, chiếm 31,81% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là các đất bị xáo trộn do lập liếp, còn lại là đất liếp. Đất liếp là đất có ảnh hưởng tác động của con người, tất cả các đất thổ canh, thổ cư, đất xây dựng,… và các đất chuyên vùng khác có thể xếp trong đất này. Đất liếp trồng cây ăn quả, khóm, mía,… là đất có chịu ảnh hưởng tác động của con người trong khoảng 50 – 150 cm lớp đất mặt và chủ yếu sử dụng để sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, có thể thay đổi hình dạng đất liếp để phục vụ cho việc canh tác các loại cây trồng khác nhau.

- Nhóm đất phèn: có diện tích 2.369,84 ha, chiếm 68,19% tổng diện tích tự nhiên, loại đất này chiếm phần lớn diện tích đất trên địa bàn xã, có đặc điểm bồi tụ chậm, vật liệu trầm tích chứa nhiều chất hữu cơ và chất sinh phèn. Các loại đất phèn hạn chế bởi các đặc điểm lý và hóa học của đất, do đó thường có ảnh hưởng bất lợi đối với các mục đích sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.2.2 Tài nguyên nước

Nguồn nước trong khu vực chủ yếu lấy từ hệ thống Sông Tiền thông qua các trục kênh chính là: Kênh Nguyễn Văn Tiếp (Tháp Mười 2), kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Ba, kênh Cà Dâm và các hệ thống kênh rạch khác. Các trục kênh này đảm nhận vai trò gần như toàn bộ việc cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, kể cả việc tiêu lũ, thoát phèn trong vùng. Vào đầu mùa mưa (từ tháng 03 đến tháng 7) nguồn nước thường bị nhiễm phèn, trái lại

26

vào mùa khô chất lượng nước có khá hơn đạt trị số pH từ 4 - 4,5 trên các kênh trục chảy qua khu vực.

3.1.2.3 Tài nguyên sinh vt

Tính đa dạng sinh học trong vùng rất phong phú và đa dạng. Hệ thực vật có đến 540 loại thuộc 112 họ với nhiều loại thực vật quý hiếm được dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp và làm thuốc. Ngoài ra, trên địa bàn xã tập trung nhiều loại cỏ chăn nuôi mọc tự nhiên thích hợp cho việc chăn nuôi trâu bò có chất lượng tốt.

Hệ động vật dưới tán rừng khá phong phú ngoài các loại chim, thú sống trên cây còn có nhiều loài sống dưới nước như rùa, rắn, lươn, ếch và loài thuộc nhóm các đen có nguồn gốc tại chổ.

3.1.2.4 Thc trng môi trường

Việc sử dụng các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp thường gây ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống kênh, rạch đối với khu vực dân cư sinh hoạt chủ yếu từ nguồn nước này, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lâu dài.

Việc tập trung khai thác nguồn nước ngầm trong trong những năm gần đây trong khi chưa xác định trữ lượng và tuổi thọ của giếng, nên sự cố về vấn đề môi trường trong tương lai rất có thể sẽ xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với đặc điểm xã Phước Lập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên vấn đề môi trường đáng quan tâm là tình trạng ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt, dư lượng thuốc trừ sâu, chăn nuôi,…

Hoạt động bảo vệ môi sinh, môi trường luôn được chứ trọng theo hướng phát huy đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia như phong trào xanh sạch đẹp, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, … ý thức bảo vệ môi trường của các cá nhân được nâng cao hơn một bước, môi trường ở địa bàn dân cư có chuyển biến rõ rệt.

3.1.2.5 Nhn xét chung vđiu kin t nhiên

Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên tại địa bàn xã thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh tập trung chủ yếu là cây lúa, cây khóm. Ưu thế về nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa,… Là cơ sở để bố trí mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phần lớn đất phèn trong vùng đã được cải tạo thích hợp cho nhiều loại cây trồng, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Tài nguyên sinh vật trong khu vực rất phong phú, nếu được đầu tư hợp lý rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái kết hợp với

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 34)