- Tính thích ứng: Điều kiện vật chất, kỹ thuật, khả năng tài chính phải cho phép thực hiện phân tích các thông số đã lựa chọn.
g. Xác định tần suất, thời gian quan trắc
Tần suất lấy mẫu là số mẫu cần phải lấy trong một chu kỳ nhất định. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của công tác quản lý môi trường, đặc điểm không khí, nguồn thải, nguồn nước,... mà xây dựng tần suất lấy mẫu thích hợp. Thiết kế tần suất lấy mẫu phải dựa trên quan điểm thống kê và yêu cầu của mục tiêu quan trắc.
Khi có những thay đổi theo chu kỳ hay thường xuyên, cần thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện được những thay đổi.
Khi xác định tần suất và thời gian quan trắc phải chú ý đến các yếu tố sau:
- Mục tiêu: Quan trắc nền, quan trắc xu thế, đánh giá hiệu quả của một chương trình bảo vệ môi trường nào đó (giai đoạn dài và tần xuất thưa); Quan trắc tuân thủ, phân hủy và di chuyển chất ô nhiễm, xác định vấn đề chất lượng,… (giai đoạn ngắn và tần xuất dày).
- Đặc điểm thời tiết, đặc điểm các mùa trong năm: mùa mưa (nóng), mùa khô, mùa chuyển tiếp. Các suối chảy theo mùa thay đổi nhiều hơn các suối vĩnh viễn. Chất ô nhiễm trong không khí thay đổi nhiều vào mùa mưa hơn so với mùa khô (nhiệt độ, tự làm sạch,…).
- Đặc điểm đối tượng quan trắc (ví dụ: nước mặt ít thay đổi hơn nước suối, nước biển xa bờ ít thay đổi hơn so với nước biển ven bờ).
- Nguồn lực sẵn có: Nhân lực, trang thiết bị, kinh phí - Yêu cầu của công tác quản lý, mục đích nghiên cứu.
Khi có những thay đổi bất thường của các thông số ô nhiễm trong môi trường, cần thiết kế khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp đủ ngắn để phát hiện được những thay đổi đó.