- Tính thích ứng: Điều kiện vật chất, kỹ thuật, khả năng tài chính phải cho phép thực hiện phân tích các thông số đã lựa chọn.
b. Công thức tính
Chất rắn lơ lửng (TSS) tính theo công thức: 1000 . ) ( 2 1 V m m TSS Trong đó:
m1 - khối lượng của giấy lọc trước khi lọc (mg); m2 - khối lượng của giấy lọc sau khi lọc (mg); V - thể tích mẫu nước đem lọc (ml);
1000 - hệ số đổi thành 1lít.
3.1.3 Xác định chất hoà tan -TDS (Theo TCVN 6625-2000)
a. Tiến hành
- Lấy bát sứ dung tích 250ml sấy ở nhiệt độ 1050C trong 8 giờ, để nguội trong bình hút ẩm, đem cân được khối lượng m1 (mg).
- Lấy phần nước đã qua lọc để xác định chất rắn lơ lửng cho vào bát sứ, đặt trên nồi cách thuỷ đến khô kiệt nước. Bát sứ chứa cặn cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 100 - 1050C đến khối lượng không đổi. Để nguội ở bình hút ẩm rồi đem cân được khối lượng m2 (mg)
b. Tính kết quả
Chất rắn hoà tan (TDS) tính theo công thức:
1000 . ) ( ) / ( 2 1 V m m l mg TDS Trong đó: m2 - khối lượng bát có cặn (mg); m1 - khối lượng bát không có cặn (mg); V - Khối lượng nước lấy để nghiên cứu (ml); 1000 - hệ số đổi thành 1lít.
3.2 Xác định độ kiềm theo TCVN 6636-1: 2000
3.2.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn độ xác định độ kiềm. Tiêu chuẩn này áp dụng để phân tích nước tự nhiên, nước đã xử lý và nước thải, có thể chuẩn độ trực tiếp các mẫu
nước có nồng độ kiềm tới 20mmol/l. Đối với những mẫu nước có độ kiềm cao hơn thì dùng lượng mẫu ít hơn để phân tích. Chất lơ lửng dưới dạng cacbonat có thể cản trở việc phân tích. Cản trở này có thể giảm bớt bằng cách lọc trước khi chuẩn độ.
3.2.2 Một số định nghĩa
- Độ kiềm (A): Dung lượng của môi trường nước phản ứng với ion hidro [TCVN 5981: 1995 (ISO 6107-2)].
- Độ kiềm tổng số (AT): Là độ kiềm ở điểm cuối theo metyl đỏ (metyl da cam) được xác định bằng cách chuẩn độ với chỉ thị metyl đỏ hoặc metyl da cam (pH = 4,5) để đánh giá nồng độ hydro cacbonat, cacbonat và hydoxyt trong nước.
- Độ kiềm composit (AP) hay độ kiềm tự do: là độ kiềm ở điểm cuối theo phenolphthalein được xác định bằng cách chuẩn độ với chỉ thị phenolphtalein (pH = 8,3) để đánh giá nồng độ cacbonat và hydoxyt trong nước.
- Đơn vị của độ kiềm: Theo định nghĩa thì đơn vị của độ kiềm là milimolH+/l, tuy nhiên có thể sử dụng các đơn vị độ kiềm khác, hệ số chuyển cho trong bảng sau:
Bảng 2: Hệ số chuyển đổi các đơn vị của độ kiềm
Các đơn vị độ kiềm Hệ số chuyển
mmolH+/l 1
mmol CaCO3/l CaCO3 0.5
mg CaCO3/l 50 mg HCO-3/l 61 Độ Anh (= 1 độ Clark) 3.5 Độ Đức 2.8 Độ Pháp 5.0 Độ Mỹ 2.9
Thông thường ta sử dụng 3 đơn vị: mmolH+
/l, mmol CaCO3/l , mg CaCO3/l.
3.2.3 Nguyên tắc
Dựa trên phản ứng trung hoà axit - bazơ. Dùng dung dịch chuẩn HCl 0,02N chuẩn độ mẫu với chỉ thị metyl da cam hoặc phenolphtalein.
3.2.4 Hoá chất
- HCl 0,02N
- Chỉ thị phenolphtalein: 0,5g phenolphtalein /100ml cồn
3.2.5 Cách tiến hành và tính kết quả