Lập danh mục các thông số quan trắc theo thành phần môi trường

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUAN TRẮC PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG (Trang 45 - 47)

Trong môi trường tồn tại hàng nghìn các chất hóa học khác nhau, mỗi chất hóa học đều có thể được coi là một thông số môi trường, và mỗi thông số có vai trò nhất định trong việc đánh giá chất lượng môi trường. Công việc khó khăn đối với các nhà nghiên cứu là phải xác định được những thông số nào là chỉ tiêu phân tích cần thiết nhằm đạt được mục đích nghiên cứu? Đồng thời, phân tích các thông số nhằm xác định hàm lượng/nồng độ của nó trong môi trường hay xác định cấu trúc, quá trình chuyển hóa của nó trong môi trường...

Căn cứ xác định các thông số quan trắc

Khi xác định các thông số cần quan trắc chúng ta cần phải căn cứ vào các yếu tố sau: - Mục tiêu quan trắc

- Thành phần môi trường quan trắc: Môi trường nước (nước sông, nước hồ, nước ngầm); môi trường không khí (không khí xung quanh, không khí khu đô thị, không khí khu công nghiệp)

- Mục đích sử dụng của thành phần môi trường quan trắc (ví dụ: nước sử dụng trong tưới tiêu nông nghiệp, nước cấp sinh hoạt, nước bãi tắm...)

- Nguồn gây ô nhiễm

Ví dụ : Xác định các thông số cần quan trắc của nước thải nhà máy chế biến sữa

Nước thải của nhà máy chế biến sữa nói chung là sự pha loãng của sữa và các sản phẩm từ sữa do sự rơi vãi từ các công đoạn chế biến, hoặc do sự rò rỉ được phép của thiết bị công nghệ, cùng với các hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ dùng để vệ sinh thiết bị cũng như các dụng cụ lưu trữ, ….

Dựa vào qui trình công nghệ sản xuất sữa, ta thấy nước thải chung của nhà máy chế biến sữa bao gồm:

1. Nước thải sản xuất:

+ Nước rửa các bồn chứa và can ở các trạm tiếp nhận.

+ Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp, máy đóng gói, ….

+ Nước rửa thiết bị, rửa sàn cuối mỗi chu kỳ hoạt động.

+ Sữa rò rỉ từ các thiết bị, hoặc do làm rơi vãi nguyên liệu và sản phẩm.

+ Một số chất lỏng khác như sữa tươi, sữa chua kém chất lượng, bị hư hỏng do quá trình bảo quản và vận chuyển cũng được thải chung vào hệ thống thoát nước.

+ Nước thải từ nồi hơi, từ máy làm lạnh. + Dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị và động cơ. 2. Nước thải sinh hoạt.

Thành phần, tính chất của nước thải ngành chế biến sữa:

Nếu loại trừ nước thải sinh hoạt, thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất sữa là sữa và các sản phẩm từ sữa (chiếm 90% tải lượng hữu cơ_BOD). Vì vậy, các chỉ số cần quan tâm đối với nước thải sản xuất là BOD, COD, SS và chất béo. Sữa tươi nguyên chất có giá trị BOD cao (khoảng 100000 mg/l. Những thành phần chính tham gia vào BOD của nước thải chế biến sữa là lactose, bơ sữa, protein và acid lactic.

Bản chất của chất thải sinh ra bởi các quá trình khác nhau của nhà máy chế biến sữa nói chung hoàn toàn giống nhau, đều phản ánh sự ảnh hưởng lấn át của sữa. Tuy nhiên các quá trình khác nhau làm ảnh hưởng đến thành phần chi tiết. Vì vậy, thành phần và lưu lượng nước thải của mỗi nhà máy tùy thuộc vào các quá trình thực hiện, điều kiện và công nghệ sản xuất. Muốn xác định chính xác thành phần nước thải của mỗi nhà máy, chúng ta phải tiến hành khảo sát thực tế.

- Chi phí và sự phức tạp khi phân tích.

Yêu cầu đối với thông số

Thông số được lựa chọn trong quan trắc phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUAN TRẮC PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG (Trang 45 - 47)