0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

BÀI TẬP CHƯƠNG

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUAN TRẮC PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG (Trang 27 -29 )

Câu 1: Nêu khái niệm quan trắc môi trường? Phân loại quan trắc môi trường?

Câu 2: Trình bày các khái niệm quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường? Viết ký hiệu chung của quy chuẩn kỹ thuật môi trường và lấy VD minh họa?

Câu 3: Nêu khái niệm QA và QC trong quan trắc môi trường?

Câu 4: Nêu khái niệm các loại mẫu QC: mẫu trắng vận chuyển, mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng thiết bị, mẫu trắng phương pháp?

Câu 5: Nêu khái niệm các loại mẫu QC: mẫu lặp hiện trường, mẫu lặp phòng thí nghiệm?

Câu 6: Nêu khái niệm các loại mẫu QC: mẫu chuẩn thẩm tra, mẫu chuẩn đối chứng, mẫu thêm chuẩn?

Câu 7: Nêu các yêu cầu cơ bản đối với 1 chương trình quan trắc môi trường? Câu 8: Nếu các hoạt động để thực hiện QA trong quan trắc môi trường? Câu 9: Nếu các hoạt động để thực hiện QC trong quan trắc môi trường?

Câu 10: Khi thực hiện kiểm soát chất lượng trong xử lý số liệu, cần phải đánh giá số liệu quan trắc ít nhất phải bao gồm những giá trị nào? Nêu công thức tính và giải thích các đại lượng trong công thức ấy.

Câu 11: Nước thải sau xử lý của một cơ sở chỉ sản xuất giấy đang hoạt động được xả vào sông nhỏ (nước sông không được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, lưu lượng nước sông là 1.000.000 m3/ngày đêm) với lưu lượng xả thải vào khoảng 1200 m3

/ngày (50m3/h), có hàm lượng các thông số ô nhiễm đo được như sau: COD = 165 mg/L; NH4+ = 30 mg/L; TSS = 114 mg/L, S2- =1,3 mg/L, photpho tổng số = 17 mg/L và coliform = 45000 MPN/100 mL. Hãy tính số lần vượt QCVN của các thông số trên?

Câu 12: Một doanh nghiệp sản xuất thép có lưu lượng nước thải = 25.000 m3/tháng, xả thải vào một con sông (nước sông sử dụng cho mục đích sinh hoạt, có lưu lượng 25.000.000 m3/ngày đêm), có hàm lượng các thông số ô nhiễm đo được như sau: COD = 136 mg/L; NH4+

= 23 mg/L; SS = 82 mg/L, S2- =1,05 mg/L, photpho tổng số = 22 mg/L và coliform = 9.000 MPN/100 mL. Hãy tính số lần vượt QCVN của các thông số trên?

Câu 13: Một doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc có lưu lượng nước thải = 30.000 m3/tháng, xả thải vào một hồ ngoài công ty có diện tích mặt hồ là 3 ha và độ sâu tối đa của hồ là 6m. Hàm lượng các chất ô nhiễm đo được như sau: COD = 86 mg/L; NH4+ = 13 mg/L; SS = 108 mg/L, S2- =0,83 mg/L, photpho tổng số = 42 mg/L và coliform = 15.000 MPN/100 mL. Hãy tính số lần vượt QCVN của các thông số trên?

Câu 14: Một doanh nghiệp sản xuất mỳ ăn liền có lưu lượng nước thải = 400 m3/ngày, xả thải vào một hồ ngoài công ty có diện tích mặt hồ là 500 ha và độ sâu tối đa của hồ là 30 m. Hàm lượng các chất ô nhiễm đo được như sau: COD = 115 mg/L; NH4+

= 33 mg/L; SS = 96 mg/L, S2- = 0,3 mg/L, photpho tổng số = 15 mg/L và coliform = 43000 MPN/100 mL. Hãy tính số lần vượt QCVN của các thông số trên?

Câu 15: Quan trắc nước thải sinh hoạt tại một khách sạn 30 phòng, nước thải đổ vào kênh mương không sử dụng cho mục đích sinh hoạt thu được kết quả như sau: BOD5 = 29 mg/l; TSS = 110 mg/l; tổng chất hoạt động bề mặt = 25 mg/l; Coliforms = 5500 MPN/100ml. Tính số lần vượt quy chuẩn của thông số trên?

Câu 16: Quan trắc nước thải sinh hoạt tại một siêu thị có diện tích vào khoảng 4500m2, nước thải đổ vào sông sử dụng cho mục đích sinh hoạt thu được kết quả như sau: tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là 139 mg/l; amoni (tính theo N) là 8 mg/l; nitrat (tính theo N) là 50 mg/l; tổng coliforms là 4500 MPN/100ml . Tính số lần vượt quy chuẩn của thông số trên?

Câu 17: Quan trắc nước thải sinh hoạt tại một chung cư có 60 căn hộ, nước thải đổ vào hồ không sử dụng cho mục đích sinh hoạt thu được kết quả như sau: BOD5 là 29 mg/l; tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là 140 mg/l; amoni (tính theo N) là 10 mg/l; sunfua (tính theo H2S) là 6 mg/l; tổng coliforms là 4500 MPN/100ml. Tính số lần vượt quy chuẩn của thông số trên?

Câu 18: Để đánh giá độ chụm của phép xác định độ cứng tổng, mẫu môi trường được phân tích lặp lại 2 lần. Kết quả của 2 lần phân tích lần lượt là: 267 và 189 (mgCaCO3/l). Hãy đánh giá độ chụm của phép phân tích trên?

Câu 19: Thêm 100 µl dung dịch có nồng độ 1000 mgPb/l vào 100 ml mẫu nước ngầm. Tiến hành xử lý mẫu và xác định nồng độ Pb bằng phương pháp ICP-MS. Sau khi pha loãng mẫu 10 lần, nồng độ Pb đo được là 0,095 mgPb/l. Tính % thu hồi.

Câu 20: Pyren trong đất được chiết rút và phân tích trên thiết bị HPLC. Một lượng chuẩn pyren (50µl, 100 mg/l) pha trong axetonnitril được thêm vào 0,5 g mẫu trắng (clean soil) và chiết rút bằng 10 ml hexan. Bơm 10 µl vào thiết bị HPLC và nồng độ đo được là 0.45 mg/l. Tính % thu hồi.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUAN TRẮC PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG (Trang 27 -29 )

×