Với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 97 - 101)

D Nhóm chỉ tiêu hiệu quả

3.5.4Với chính quyền địa phương

- Có chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế tại địa phương phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình.

- Trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế địa phương ngoài ưu tiên phát triển công nghiệp cũng cần quan tâm hỗ trợ phát triển các làng nghề. Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất để tạo điệu kiện cho người dân có đủ điều kiện tiếp cấp vốn vay ngân hàng.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu tất cả các đơn vị trả lương cho người lao động từ ngân sách nhà nước phải trả qua tài khoản.

Kết luận chương 3

Trên cơ nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ NHBL tại chương 1 và chương 2, tác giả đã đề ra nhóm giải pháp chương 3 gồm :

Thứ nhất, luận văn đã trình bày những định hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank Chi nhánh Hưng Yên về việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong những năm tới và xác định rõ định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một trong những định hướng phát triển quan trọng, lâu dài nhằm góp phần tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn.

Thứ hai, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu các chương trước, đã đề xuất nhóm giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank Chi nhánh Hưng Yên

Thứ ba, tác giả cũng đưa ra khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý tạo ddieeuf kiện để hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng phát triển

KẾT LUẬN

Với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank Chi nhánh Hưng Yên đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế của Tỉnh nhà. Bước vào giai đoạn phát triển mới với những cơ hội và thách thức mới, Vietcombank Chi nhánh Hưng Yên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển hướng hoạt động kinh doanh phù hợp. Phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng chính là định hướng của Vietcombank Hưng Yên hiện tại và tương lai. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu, giải quyết một số nội dung cơ bản của phát triển dịch vụ NHBL tại Chi nhánh:

Một là, hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ NHBL qua khái niệm, đặc điểm, vai trò và các sản phẩm dịch vụ NHBL cụ thể. Đồng thời chỉ ra nội dung của phát triển dịch vụ NHBL, đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng cũng như các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ NHBL. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày quá trình phát triển dịch vụ NHBL của một số ngân hàng trong nước và trên thế giới qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV.

Hai là, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Vietcombank Hưng Yên. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó.

Ba là, trên cơ sở xác định nguyên nhân của tồn tại, hạn chế cùng với định hướng phát triển, môi trường hoạt động của Chi nhánh, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ NHBL cùng một số kiến nghị đối với Nhà Nước, Bộ ngành liên quan và NHNN để phát triển dịch vụ NHBL tại Vietcombank Hưng Yên.

Khi những giải pháp nêu trên được triển khai một cách đồng bộ sẽ góp phần phát triển dịch vụ NHBL tại Vietcombank Hưng Yên. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh luôn có sự biến động do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, nhu cầu khách hàng, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh … các chiến lược, chính sách kinh doanh dịch vụ NHBL cũng sẽ luôn có sự biến đổi. Đây là đề tài rộng đòi hỏi phải có nhiều thời gian nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế cần bổ sung, chỉnh sửa.

các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nhà

xuất bản Văn hóa – Thông tin.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Xây dựng mô hình liên kết & hợp tác chiến lược

của các NHTM Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh & phát triển khi gia nhập WTO, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

3. Lê Đình Hạc (2009), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân

hàng thương mại Việt Nam, Luận văn tiến sỹ kinh tế

4. Nguyễn Thị Hiền, Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư – một cấu phần

quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 và 2020”, Vụ phát triển ngân hàng.

5. Lâm Thị Hồng Hoa (2006), “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng

Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Luận văn tiến sỹ kinh tế

6. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 7. Ngân hàng nhà nước tỉnh Hưng Yên, Báo cáo thường niên các năm 2012,

2013,2014

8. Nguyễn Thanh Phong (2011), “Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân

hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận

văn tiến sỹ kinh tế

9. Tạp trí Ngân hàng, Tài chính tiền tệ, Tạp chí kinh tế, Thời báo kinh tế, Tạp trí

Đầu tư – Phát triển,.... nhiều kỳ.

10. Vietcombank Hưng Yên (2012-2014), Báo cáo thường niên các năm 2012,

2013, 2014.

11. http://www. Vietcombank.com.vn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

12. http://www.bidv.com.vn Ngân hàng TMCPĐT&PT Việt Nam

13. http://www.agribank.com.vn Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam

14. http://www.techcombank.com.vn Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

15. http://www.sacombank.com.vn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Việt Nam

16. http://www.acb.com.vn Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam

17. http://www.gso.com.vn Tổng cục thống kê

18. http://www.mof.gov.vn Bộ tài chính Việt Nam

19. http://www.saga.com.vn Phân tích tài chính ngân hàng

20. http://www.sbv.gov.vn Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 97 - 101)