D Nhóm chỉ tiêu hiệu quả
3.3.4 Nhóm giải pháp tăng cường công tác điều hành, quản trị kiểm tra, kiểm soát nội bộ
soát nội bộ
Các hoạt động kinh doanh luôn đi kèm với rủi ro. Đối với hoạt động bán lẻ, đối tượng khách hàng là các cá nhân và hộ gia đình nên các thông tin về tài sản khách hàng cho vay ít minh bạch hơn, sản phẩm cho vay cá nhân và tiêu dùng cũng rủi ro hơn so với cho doanh nghiệp vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp vì vậy, phát triển DVBL của Chi nhánh cần phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống.
Để có thể hạn chế rủi ro trong phát triển DVBL đến mức thấp nhất, chi nhánh phải thường xuyên áp dụng các biện pháp quản lý như:
3.3.4.1 Sàng lọc, lựa chọn khách hàng
Sựa lựa chọn đối nghịch trong thị trường cho vay đòi hỏi ngân hàng phải sàng lọc và lựa chọn khách hàng vay. Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng phải lựa chọn những khách hàng vay có triển vọng tốt ra khỏi những người vay có triển vọng xấu. Muốn cho việc sàng lọc khách hàng vay có hiệu quả, ngân hàng phải tập hợp các thông tin tin cậy về những người vay tiền. Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành chấm điểm tín dụng, đánh giá xếp loại khách hàng có triển vọng tốt hay xấu để quyết định cho vay. Đối với những khách hàng cá nhân, ngân hàng cần tập hợp các thông tin về tuổi tác, thu nhập, tài sản, tình trạng hôn nhân, thời gian làm việc, những khoản tiền đã vay, nhưng món tiền vay còn tồn đọng, ý thức, thái độ hợp tác, tư cách đạo đức ... bằng cách phỏng vấn trực tiếp người vay hoặc những người có liên quan do khách hàng cung cấp.
Theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít có khả năng thanh toán. Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng thường xuyên phải kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân theo theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu họ không tuân theo có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành theo
những quy định trong hợp đồng. điều này đỏi hỏi việc soạn thảo hợp đồng tín dụng cần phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác và chặt chẽ.
Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng là một trong những nguyên lý quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng, đây là một cách để ngân hàng thu được thông tin về những người vay tiền của ngân hàng. nếu một khách hàng đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng trong các hoạt động gửi hoặc vay tiền, thì thông qua các giao dịch phát sinh trên các tài khoản tiền gửi, tiền vay, cán bộ tín dụng có thể biết được nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, biết khi nào khách hàng cần vay tiền và lịch sử tín dụng của khách hàng ... qua đó giúp cho ngân hàng giảm thiểu các chi phí có liên quan đến việc thu thập thông tin, đánh giá tiềm năng và rủi ro tín dụng của khách hàng. Việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng cũng trở nên dễ dàng và đảm bảo chính xác hơn. Đối với khách hàng, mối quan hệ lâu dài với ngân hàng cũng giúp họ dễ được vay ngân hàng với mức lãi suất ưu đãi hơn vì ngân hàng bỏ ra ít chi phí hơn trong việc thu thập thông tin đánh giá khách hàng. Sự gắn bó chặt chẽ giữ ngân hàng với khách hàng đem lại lợi ích cho cả hai bên. Để tạo sự gắn bó chặt chẽ ngày ngân hàng có thể đưa ra một hạn mức tín dụng cho khách hàng, theo đó ngân hàng cam kết cho khách hàng vay một lượng vốn nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai, đổi lại khách hàng phải định kỳ cung cấp cho ngân hàng các thông tin về tình hình thu nhập, về hoạt động kinh doanh, tài sản có, tài sản nợ ... cam kết này sẽ có lợi cho cả hai phía: khách hàng yên tâm về khoản tín dụng sẽ có khi cần đến, còn ngân hàng có thể giảm thiểu được các chi phí thu thập thông tin đánh giá khách hàng. Đồng thời việc quản lý rủi ro tín dụng cũng trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn.
3.3.4.2 Nâng cao hiệu quả thẩm định và quản lý bảo đảm tiền vay
Đảo đảm tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để quản lý rủi ro tín dụng. biện pháp bảo đảm tiền vay hữu hiệu nhất là sử dụng tài sản cầm cố, thế chấp. trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, ngân hàng có thể bán tài sản đảm bảo để bù lại tổn thất của mình do khách hàng vay gây nên.
Trong quy trình quản lý tài sản đảm bảo cần lưu ý giá trị có thể chuyển đổi thành tiền thực tế trên thị trường hay còn gọi là giá trị thị trường của tài sản đảm bảo. Giá trị của bất cứ tài sản nào luôn khác biệt nếu bán nó trong tương lai, vì vậy bảo đảm tiền vay bằng tài sản phải chú ý đến vấn đề này
Bảo hiểm tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, có những khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nhưng là những khách hàng tiềm năng. Để có thể hạn chế rủi ro mà vẫn giữ được khách hàng, ngân hàng có thể chuyển rủi ro cho các chủ thể khác có khả năng chịu đựng rủi ro bằng cách thự hiện bảo hiểm tín dụng. Hiện nay chi nhánh đang có bán sản phẩm bảo an tín dụng của vietcombank - cardif. Do vậy cần quy định việc mua bảo hiểm tín dụng như là một yêu cầu bắt buộc vay vốn đối với khách hàng. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với tình hình thực tế. Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng rủi ro tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. do vậy, việc lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể ổn định và phát triển được hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra. chi nhánh cần phải trích lập dự phòng rủi ro đúng, đầy đủ và chính xác theo quy định của NHNN.
3.3.4.3 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Cơ chế phân cấp ủy quyền phải được thiết lập rõ ràng, minh bạch, thực hiện một cách hợp lý, cụ thể, tránh các xung đột lợi ích, đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc nhiều cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo nhau; Đảm bảo mọi cán bộ trong chi nhánh không có điều kiện để thao túng hoạt động, bưng bít thông tin phục vụ các mục đích cá nhân hoặc che dấu các hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ.
Đảm bảo chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, hoạt động minh bạch, rõ ràng hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành có hiệu quả.
Hệ thống thông tin, tin học phải được giám sát, bảo vệ một cách hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập nhằm xử lý kịp thời những tình
huống bất ngờ như thiên tai, cháy nổ ... để đảm bảo hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục.
Tất cả các phòng, tổ tại chi nhánh phải thiết kế, xây dựng quy trình nghiệp vụ cho đơn vị mình nhằm kiểm soát rủi ro liên quan. Các quy trình phải thiết lập được các chốt kiểm tra, kiểm soát; Đảm bảo cơ chế kiểm tra chéo giữa các cá nhân, bộ phận; Đảm bảo một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 2 cán bộ tham gia, tuyệt đối không để cá nhân nào có thể một mình tiến hành thực hiện và quyết định một quy trình, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch được phép.
Mọi cán bộ trong chi nhánh đều phải quán triệt được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, vai trò của từng cá nhân trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, quy định nộ bộ có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của bản thân và phải tham gia thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định
Lãnh đạo tại các phòng, tổ, các cá nhân có liên quan phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và có báo cáo đánh giá về kết quả kiểm về kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại đợn vị mình, đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập gửi lãnh đạo phòng, tổ trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất, mọi khiếm khuyết của hệ thống phải được báo cáo kịp thời với lãnh đạo chi nhánh hoặc trưởng/phụ trách phòng, tổ. Mỗi khi có sự thay đổi về các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh mới, thì cần phải rà soát lại, nhận dạng các rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, quy trình, quy định nội bộ cho phù hợp.
Việc tự kiểm tra, đánh giá của chi nhánh bao gồm việc rà soát và đánh giá về sự đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ dựa trên việc xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chỉ rõ các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục các vấn đề đó.
3.5 Kiến nghị
Từ lý luận và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBL tại Vietcombank Chi nhánh Hưng Yên, để hoạt động này đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần đưa Vietcombank Hưng Yên ngày càng phát triển, tác giả xin nêu ra một số đề xuất kiến nghị như sau: