GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH HƯNG YÊN
3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Hưng Yên
Vietcombank Chi nhánh Hưng Yên
3.1.2.1 Mục tiêu chung
Chi nhánh phấn đấu hoàn thành xuất sắc, vượt trội các chỉ tiêu do Vietcombank giao; tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn, thực thi có hiệu quả tốt nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh.
Tiếp tục xác định nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu vẫn là nguồn vốn tự huy động. Chuyển dịch cơ cấu nguồn theo hướng tăng nguồn dài hạn và nguồn tiền VNĐ để hạn chế sự mất cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Chủ động tìm kiếm và mở rộng các đối tượng khách hàng, tránh tình trạng phụ thuộc vào một số ít khách hàng/nhóm khách hàng dẫn đến mất chủ động trong kế hoạch huy động vốn. Vừa đẩy mạnh tăng tiền gửi từ các tổ chức xã hội, từ các định chế tài chính phi ngân hàng, vừa chú trọng tiếp thị và thu hút các doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh với giá cả đầu vào thấp; vừa chú trọng thu hút tiền gửi tiết kiệm dân cư để thực thi nhiệm vụ thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào nền kinh tế.
Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn và chất lượng tín dụng, tuân thủ giới hạn tín dụng được giao. Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ đến từng cá nhân, hộ gia đình. Tập trung vào nhóm đối tượng là các lao động có thu nhập, có việc làm ổn định có nhu cầu vay vốn tín dụng cho các chi dùng gia đình và cá nhân như mua nhà, mua xe trả góp, sửa chữa nhà. Tận dụng những lợi thế của dự án hiện đại hóa để triển khai các loại hình tín dụng tiêu dùng, thẻ tín dụng Vietcombank. Tăng cường trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc đánh giá phân loại nợ, định hạng tín dụng doanh nghiệp.
Tập trung công tác phát triển dịch vụ, khai thác các nhóm dịch vụ có khả năng thu phí cao như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại. Tăng cường quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, định vị hình ảnh ngân hàng bán lẻ Vietcombank trên thị trường
Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và nghiệp vụ có chất lượng cao; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cán bộ.
Phát động và thực hiện tốt các phong trào thi đua.
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, phát triển thương hiệu của Vietcombank Hưng Yên. Tạo dựng hình ảnh Vietcombank Hưng Yên có khả năng nhận diện cao và có sức thu hút đối với khách hàng.
Trang bị tốt cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với quy mô hoạt động của chi nhánh.
3.1.2.2 Nhận định môi trường kinh doanh dịch vụ NHBL năm 2016- 2020
Vietcombank Chi nhánh Hưng Yên chủ yếu hoạt động trên địa bàn huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm và địa bàn Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên. Được đánh giá là một trong những tỉnh có công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc, trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh có các khu công nghiệp lớn, khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch rất hiện đại và văn minh, tập trung một số cơ sở giáo dục lớn….Đây là điều hết sức thuận lợi cho sự phát triển của Chi nhánh nói chung và hoạt động NHBL nói riêng.
Năm 2015 nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực như sự phục hồi của một số ngành sản xuất công nghiệp; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy hải sản vẫn tăng trưởng ổn định là một tiền đề tạo điều kiện tăng thu nhập của dân cư, tạo tiền đề lớn cho việc phát triển hoạt động NHBL. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm mặt bằng lãi suất góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tình trạng doanh nghiệp khó khăn vẫn còn phổ biến, nhiều doanh nghiệp phá sản dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao…Ngân hàng đối mặt với nỗi lo về nợ xấu, thanh khoản chưa có hướng giải quyết triệt để. Dự báo nền kinh tế những năm tiếp theo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong nước, kinh tế vĩ mô chưa ổn định, tính ổn định của cơ chế, chính sách chưa cao, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân. Những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hưng Yên nói chung cũng như hoạt động tài chính – tiền tệ nói riêng.
Tại Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ đã nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ để xây dựng Hưng Yên đến năm 2020 là tỉnh đạt mức khá trong vùng đồng bằng sông Hồng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 12 - 13,2% trong giai đoạn 2016 - 2020; GDP bình quân đầu người đạt trên 4.300 USD vào năm 2020. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh
tế để đến năm 2015 tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm khoảng 33%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 50% và nông nghiệp chiếm khoảng 17%. Đến năm 2020 phấn đấu đạt dịch vụ: 37,8 - 39,2%, công nghiệp - xây dựng: 50 - 51% và nông nghiệp: 10,5 - 11,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đến năm 2015 đạt trên 17.000 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt trên 35.000 tỷ đồng. Phấn đấu tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 18%/năm.
(Nguồn: Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 số 2111/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ).
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Theo đó, phấn đấu đến cuối 2020, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 8%, đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.
Chính những chính sách phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020 của UBND tỉnh Hưng Yên đề ra cùng với đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Chính Phủ đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Vietcombank Hưng Yên phát triển hoạt động NHBL, dần đưa tổng thu nhập từ hoạt động bán lẻ chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của Chi nhánh.
Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện có 21 chi nhánh cấp I và 65 phòng giao dịch của 19 TCTD khác nhau trong số đó tập trung chủ yếu trên địa bàn Phố Nối – Mỹ Hào. Các NHTMCP ngay từ khi thành lập đã tập trung vào phát triển các dịch vụ NHBL với các thế mạnh: Thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng, nhiều dịch vụ
thanh toán phí cạnh tranh, đặc biệt hoạt động HĐV với nhiều hình thức chi ngoài nhằm lách trần lãi suất huy động… Do đó, hoạt động NHBL của Vietcombank Hưng Yên vẫn sẽ diễn ra trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác trên cùng địa bàn.
3.1.2.3 Mục tiêu cụ thể đến 2020
Thị phần: Có thị phần và quy mô NHBL thuộc top đầu tại Tỉnh Hưng Yên. Quy mô hoạt động: đứng trong nhóm 4 NHBL có quy mô lớn nhất Tỉnh Hưng Yên về tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cư và dịch vụ thẻ (bao gồm Vietcombank chi Hưng Yên , BIDV Hưng Yên, Viettibank Hưng Yên, Agribank Hưng Yên)
Hiệu quả hoạt động: Nâng cao tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh bán lẻ trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đạt 25% vào năm 2016 và 45% vào năm 2020.
Địa bàn mục tiêu: Là trung tâm các Huyện, Thị trấn nơi tập trung nhiều khách hàng bán lẻ có tiềm năng phát triển. Trong đó:
- Địa bàn ưu tiên phát triển: Thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm.
- Địa bàn tiềm năng: Thị trấn văn Giang huyện Văn Giang và Thị trấn Khoái Châu huyện Khoái Châu.
Kênh phân phối: Phát triển theo hướng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích NHBL tới khách hàng.
- Với Kênh phân phối truyền thống (Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm): xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức các Phòng giao dịch chuyên trách bán lẻ hiện đại, tăng đủ số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động.
- Kênh phân phối hiện đại (Internet banking, mobile banking, ATM,…): tiếp tục phát triển trên cơ sở nền công nghệ hiện đại, phù hợp và theo hướng trở thành kênh phân phối chính đối với một số sản phẩm bán lẻ (thấu chi, tiêu dùng tín chấp, thanh toán...). Tiếp tục phát triển các kênh phân phối ATM, POS, Internet... Hợp
tác với các đối tác là các đại lý để mở rộng để phát triển kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng một cách hiệu quả.
Bảng 3.1: Kế hoạch phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2016 - 2020
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2015-2020