Về chính sách sản phẩm.
Các công ty lớn có khả năng nghiên cứu các sản phầm mới, đầu tư cho danh mục phát triển theo chiều sâu, tuy nhiên xu hướng đầu tư cho kháng sinh dường như đang giảm. Các công ty vừa và nhỏ đầu tư nghiên cứu các sản phẩm bán chạy trên thị trường tái sản xuất, kinh doanh. Để cạnh tranh, để giữ vững và phát triển thị phần, các công ty áp dụng một cách linh hoạt các chính sách sản phẩm như: tập trung vào một sản phẩm kháng sinh, đưa ra cặp sản phẩm sóng đôi, tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm, chiến lược triển khai theo chu kỳ sống của sản phẩm.
Về chính sách giá cả.
Các chiến lược về giá được các công ty áp dụng một cách rất linh hoạt. Công ty dược phẩm hàng đầu thường áp giá hớt váng, thu lợi nhuận tối đa với các sản phẩm mới, sản phẩm nổi trội. Các công ty vừa và nhỏ thường áp dụng chính sách giá xâm nhập, giá linh hoạt nhằm tiêu thụ được nhiều nhất các sản phẩm bắt chước.
Về chính sách phân phối.
Việc lựa chọn kênh phân phối phụ thuộc vào chiến lược của từng công ty, tiềm năng của các nhà phân phối. Hiện nay đấu thầu thuốc đang diễn ra dưới những hình thức rất khác nhau do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc lựa chọn nhà phân phối của các công ty.
Về chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
Các công ty đều đang rất chú trọng tới việc quảng bá thương hiệu công ty và hình ảnh sản phẩm. Tuy nhiên cách làm khác nhau, tần xuất sử dụng các công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng khác nhau tùy thời gian, địa điểm và khả năng, mục tiêu của mỗi công ty. Con người hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của các công ty.
Về đặc thù hoạt động marketing thuốc kháng sinh.
marketing các nhóm thuốc khác, thị trường cạnh tranh khổc liệt, sản phẩm nhanh bị kháng thuốc, các hãng lớn có đầu tư cho nghiên cứu thuốc mới nhưng xu hướng giảm dần. Các chiến lược sản phẩm, chiến luợc giá, chiến lược phân phối có sự đa dạng hóa để thỏa mẫn, phục vụ những phân khúc thị trường nhỏ nhất.
4.1.2 Tác động của Marketing tới hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình.
Về chính sách sản phẩm.
Vì là bệnh viện đầu nghành về chấn thương chỉnh hình ở khu vực phía nam, nên hàng ngày có trên 1000 lượt người tới khám chữa bệnh, vì vậy số lượng sử dụng thuốc rất nhiều. Và là bệnh về ngoại chấn thương nên việc sử dụng kháng sinh rất lớn, vì vậy tất cả các hãng dược phẩm có mặt hàng kháng sinh đều thấy có mặt đầy đủ ở trong bệnh viện. Chính vì vậy các sản phẩm kháng sinh rất phong phú và đa dạng phục vụ trong điều trị và chữa bệnh.
Về chính sách giá cả.
Về giá thuốc thì rất đa dạng , giá thuốc tính cho bệnh nhân nội trú bằng chính giá thuốc trên hóa đơn không được tính lãi trên đó vì mang tính chất phục vụ. Còn giá thuốc bán ngoài nhà thuốc cho bệnh nhân ngoại trú thì cộng thêm không quá 10%. Giá thuốc cũng rất linh hoạt cho mọi đối tượng như mặt hàng Ceftriazon thì có Rocephin của hãng Roche giá 181.440đ/lọ dùng cho bệnh nhân có nhiều tiền, Cetrimaz của hãng Pymepharco giá 39.000đ/lọ dùng cho bệnh nhân trung bình, Rovajec của hãng Phi Interpharma giá 28.000đ/lọ dùng cho bệnh nhân ít tiền.
Về chính sách phân phối.
Chính sách phân phối của bệnh viện thì được phân biệt rõ ràng. Nội viện thì tổ chức đấu thầu thuốc, vật tư tiêu hao nên giá cả ổn định, mặt hàng thuốc luôn được đầy đủ trong thời hạn hợp đồng. Còn ngoại viện thì mua theo nhu cầu, đặt hàng, giao thuốc trong vòng 24 giờ.
Về chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
Và muốn bán được thuốc trong bệnh viện thì các hãng đòi hỏi phải làm marketing thật tốt thì mới tồn tại được, đây là một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Những hãng lớn có tiếng thì họ giới thiệu rất bài bản, xin phép được giới thiệu thuốc
sau giao ban của khoa xong đãi cả khoa đi ăn sáng hoặc mua đồ ăn sẵn mang tới sau khi giới thiệu xong thì mới ăn luôn và còn tài trợ cho các bác sĩ nào dùng thuốc nhiều thì đi hội thảo trong và ngoài nước. Còn các công ty nhỏ thì hàng ngày đi nhắc nhở Bác sĩ bằng những cuốn sách báo, tạp chí và trả hoa hồng cho Bác sĩ từ 30-40% chính vì vậy nhiều bác sĩ ham lợi nhuận dẫn đến tính trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi : quá liều, không đúng bệnh … dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
4.2 KIẾN NGHI VÀ ĐỀ XUẤT
* KIẾN NGHI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ Y TẾ:
Quản lý giá thuốc ở mức giá biến động một cách hợp lý, không tăng đồng loạt. Quy luật thị trường, cung cầu và quy luật giá trị, mặt hàng khác tăng giá thì giá thực cũng phải tăng, nhưng nhà nước phải ngăn chặn tăng giá thuốc đồng loạt, tăng giá thuốc bất hợp lý, ngăn chặn liên kết tạo sự độc quyền.
Đặt lợi ích công chúng rồi mới đến lợi ích của người sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong hội nhập vẫn cần tiếp tục ưu tiên thuốc trong nước so với thuốc nước ngoài một cách không chính thức, không thể hiện trên văn bản.
Xây dựng lộ trình để các công ty sớm thực hành được 5 tốt GMP, GPP, GLP, GSP, GDP. Nhanh chống hoàn thiện các văn bản về luật.
Khuyến khích liên doanh với nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Tạo điểu kiện thuận lợi cho việc sản xuất, buôn bán những kháng sinh có kỹ thuật bào chế công nghệ cao. Hạn chế nhập khẩu hàng loạt những thuốc chất lượng cỡ trung bình và thấp của một số nước châu Á, khuyến khích dùng thuốc nội. Việc hạn chế có thể dựa vào việc kiểm tra chất lượng trước khi cấp số đăng ký, hoặc đưa ra giải pháp hạn chế số luợng số đăng ký cho mỗi hoạt chất.
Bộ y tế phải xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm về quy chế quảng cáo thuốc, việc tặng hàng mẫu, khuyến mẫi, các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn dược lý (2004), Giáo trình Dược lý học tập 2, Trường đại học Dược Hà Nội.
2. Bộ môn hóa dược (2004), Giáo trình Hóa Dược tập 2. Trường đại học Dược Hà Nội, tr 146 - 286.
3. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2006), Giáo trình dược xã hội học, Trường đại học Dược Hà Nội.
4. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2003), Giáo trình kinh tế dược, Trường đại học Dược Hà Nội.
5. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2006), Giáo trình pháp chế hành nghề dược, Trường đại học Dược Hà Nội.
6. Bộ Y tế, Ban tư vấn sử dụng kháng sinh (2006), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học.
7. Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược Việt Nam, Danh mục thuốc trong nước và thuốc nước ngoài được cấp SĐK lừ năm 2002 đến hết năm 2006.
8. Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược Việt Nam (2006), Hội nghị giữa Bộ Y tế với các doanh nghiệp nước ngoài về sản xuất và kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam. 9. Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược Việt Nam (2004), Khái quát tình hình chung của
ngành dược Việt Nam, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp dược nước ngoài lại Việt Nam giai đoạn 2002 - 2004.
10. Bộ Y tế (2003), tài liệu hướng dẫn chống nhiễm khuẩn bệnh viện, nhà xuất bản y học, Hà Nội.
11. Trương Đình Chiến — Tăng Văn Bền (1997) Marketing dưới góc độ quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
12. Trần Minh Đạo (1999), Marketing, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
13. Trần Minh Đạo (2002), “Giáo trình Marketing căn bản", Nhà xuất bản giáo dục. 14. NguyễnThị Thái Hằng (2005), Bài giảng “22 chiến lược tiếp thị dẫn đầu thế
giới", Bài giảng chuyên đề Marketing, Trường Đại học Dược Hà Nội.
15. NguyễnThị Thái Hằng (2005), Bài giảng “Các quy định của Quy chế Quản lý chất lượng thuốc", Truờng Đại học Dược Hà Nội.
16. NguyễnThị Thái Hằng (2006), “Cơ hội và thách thức của ngành Dược Việt Nam trước thềm hội nhập WTO” , Bài giảng chuyên đề Quản trị chiến lược, Trường Đại học Dược Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Thái Hằng, Khổng Đức Mạnh (2001), Hệ thống hóa văn bản pháp quy của ngành dược, trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
hoạt động marketing thuốc kháng sinh của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ dược học.
19. Hàn Viết Kiên (2005), Bước đầu nghiên cứu và đánh giá động thái phát triển của marketing mix trong kinh doanh dược phẩm giai đoạn từ 1987 - 2004, KLTN 2006 trường ĐH Dược Hà Nội.
20. Khổng Đức Mạnh (2001), Nghiên cứu việc ứng dụng các chính sách marketing của một số công ty dược phẩm hàng đầu thế giới tại Việt Nam, luận văn Thạc sĩ dược học.
21. Philip Kotler (2006), Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z", Nhà xuất bản trẻ.
22. Vũ Phương Thảo, Giáo trình nguyên lý marketing, Đại học kinh tế quốc dân, nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.
23. Đỗ Xuân Thắng, Bùi Hữu Ngư (2007), Một số tác động của hoạt động nhập khẩu đối với việc sản xuất dược phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005, Tạp chí Dược học số tháng 3/2007, tr9 -13.
24. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2003), "Nguyên lý marketing", Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
25. Tập thể tác giả trường đại học Ngoại Thương (2000), Giáo trình Marketing lý thuyết, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
TIẾNG ANH
26. IMS Meridian (2005), Vietnam Briefing, IMS heath (The Global Healthcare information Company).
27. Mickey C.Smith, EM Mick Kolassa, Grey Perkins, Bruce Siecker (2002), Pharmaceutical marketing, principles, environment and practice. The Haworth Press, New York, USA
28. Mickey C.Smith(2001), Pharmaceutical Marketing in the 21* century, The Haworth Press, New York, USA.
29. Philip Kotler, Marketing Manegement.
30. World Health Organization (2000), Drug resistance threatens to reverse medical progess. CÁC TRANG WEB 31. http://www.cimsi.org.vn 32. http://www.dav.gov.vn 33. http://www.kienthuckinhte.com 34. http://www.marketingtrongdoanhnghiep.htm 35. http://moh.gov.vn 36. www.domesco.com.vn 37. www.GSK.com 38. www.hgpharm.com.vn 39. www.openshare.com.vn
PHỤ LỤC
MỘT SỐ CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM LÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
STT Tên công ty Sản phẩm
1 Abott Klacid, EES.
2 Ampharco Amfarex, Amphapime, Amphacef, Amenflox, Amfacin
3 BMS Maxepime, Amiklin.
4 Cipla Ciplox, Cipcef, Sulbacin, Azee, Fixx. 5 GSK Augmentin, Zinnat, Zinnacef, Fortum. 6 Medochemie Medoclor, Medomycin, Medaxone, Medamben
7 MSD Novoxin, Tienam.
8 Pfizer ưnasyn, Dalacin, Cefobis, Spectinomycin
9 Roche Rocephine,
10 Sanofi - Aventis Tavanic, Rovamycine, Peflacin, Rodogyl 11 Shingpoong Shinzolin, Shinccf, Shintaxime, Cefaxone, Taziice
Bactapezone, Varucefa, Cleancef, Amikaye 12 BT Việt Nam Lemibet, Medaxon, Medamxen, Selemycin 13 Domesco Zinmax, Dorogyne, Dodacin, Dorocep, Doronna*
Dorociplo, Dorolid.
14 Hatarpha Auglamox, Hadozyl.
15 Công ty cổ phần dược Hậu Giang
Hafixim, Hapenxim, Hagimox, Haginat, Klamentin. 16 Imexpharma Pharmox, amoxicillin,...
17 Mediplantex Clatab, Neazi, Qinecid, Cefocent, Cefomaxe, Kefotax, New cetoxim.
18 Phabarco - XNDPTWI
Vigentin, Amogentin, Trikaxon, Senưamp. 19 Phương Nam Faszeen, Fasxime, Okenxime
20 OPV OpeAzitro, OpeClari, OpeCipro.
21 Công ty liên doanh TNHH Stada - Việt Nam
Clarithromycin Stada, Doxycyclin Stada, Erythromycin Stada, Ofloxacin Stada, Cefaclor Stada, Cefixim Slada,...
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐẶNG THANH TÂM
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG MARKETING MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2010 - 2011
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
Mã số : CKI 60 73 20
Nơi thực hiện : Trường ĐH Dược Hà Nội Thời gian : 30/06/2012 đến 30/10/2012