Một trong những kênh phân phối mơ ước của các mặt hàng kê đơn là đưa được thuốc vào bệnh viện. Tuy nhiên đã vào bệnh viện có một vài quy định và thực tế sau:
CTD Pymepharco CTD Vidipha CTD Sing poong CTD Bidiphar Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh nhân
❖ Phương thức đấu thầu:
Theo thông tư 21 của Bộ Ytế: Đấu thầu vào danh mục bảo hiểm do Vụ điều trị thực hiện, đấu thầu dựa trên giá thuốc. Đấu thầu vào bệnh viện thực hiện trên tên thuốc generic. Có 4 hình thức đấu thầu hiện đang được áp dụng đó là: đấu thầu theo giá theo gói, theo biệt dược, theo hoạt chất.
❖Phương thức đấu thầu tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình:
Đầu tiên khoa Dược làm Danh mục thuốc và số lượng thuốc để đấu thầu. Danh mục thuốc và số lượng thuốc của năm trước cộng thêm 20-30% ra danh mục năm nay và bổ sung một vài sản phẩm theo đề nghị của Hội đồng thuốc Bệnh viện yêu cầu. Sau đó đem lên trình duyệt Giám đốc Bệnh viện xong, gởi lên sở Y tế duyệt. Khi đã duyệt xong các cấp khoa Dược mới tiến hành đăng báo ngày bán hồ sơ thầu. Hồ sơ thầu bao gồm Danh mục thuốc mời thầu và số lượng thầu trong năm và sau 10 ngày kể từ ngày bán hồ sơ thầu Bệnh viện sẽ tổ chức mở thầu, ngày mở thầu Bệnh viện có mời đại diện của Sở y tế, Sở Tài chính, Ban giám đốc Bệnh viện, trưởng phòng Tài chính, trưởng Khoa Dược và tất cả các công ty tham gia đấu thầu thuốc tới tham dự mở thầu.
Sau khi bệnh viện đã mở thầu xong, bệnh viện bắt đầu tiến hành chấm thầu, tất cả các thành viên chấm thầu đều phải đi học một lớp đấu thầu và có bằng về đấu thầu mới được chấm thầu. Khi đã chấm xong, bệnh viện sẽ mời Hội đồng thuốc Bệnh viện xét lại kết quả thầu và trình ký Giám đốc Bệnh viện, rồi chuyển lên Sở y tế trình ký Giám đốc Sở y tế, xong khoa Dược sẽ làm thông báo trúng thầu, mời các công ty trúng thầu tới nhận thông báo trúng thầu.
❖Đấu thầu theo giá :
Bệnh viên quy định với mỗi loại hoạt chất tham gia đấu thầu về số lượng và giá trần. Khi xét thầu bệnh viện sẽ chọn một hoạt chất lấy 3 sản phẩm. Ví dụ hoạt chất Cefoperazon, chọn sản phẩm Brand name là Cefobic của Pfizer 20% (125.700đ/lọ), Cefapezon của Shingpoong Korea 40% (42.000đ/lọ), Ceraapix của Pymepharco 40% (41.500đ/lọ).
Sau khi trúng thầu các công ty sẽ đến nhận thông báo trúng thầu tại khoa Dược bệnh viện và làm hợp đồng với bệnh viện. Công ty phải ra ngân hàng nộp tiền bảo đảm hợp đồng dự thầu xong nộp cho bệnh viện sau đó mới được xuất hóa đơn bán hàng vào Bệnh viện .
nhất là Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình , mặc dù đã được Sở Ytế duyệt thêm cho 100 giường đặt tại BV An Bình làm khoa Vệ tinh của BV Chấn Thương Chỉnh Hình , nhưng trong nội viện vẫn không đủ giường cho bệnh nhân nằm vì vậy nhu cầu cung ứng thuốc cũng vẫn bị thiếu hụt , mặc dù khi làm danh mục đấu thầu thuốc đã cộng thêm 20-30% số lượng của năm trước. Vì vậy khoa Dược phải làm thêm phụ lục hợp đồng để mua bổ sung thuốc cho đủ thuốc điều trị.
Ngoài các mặt hàng thuốc có trong danh mục đã trúng thầu , bệnh viện vẫn còn mua một số sản phẩm không nằm trong danh mục , mà có nhu cầu sử dụng trong điều trị thì bệnh viện vẫn mua sản phẩm đó với giá áp thầu của các bệnh viện khác trong thành phố .
Bệnh viện ký hợp đồng với các công ty trúng thầu có giá trị trong thời gian 12 tháng và giấy nộp tiền đảm bảo hợp đồng dự thầu của các công ty thời gian 13 tháng kể từ ngày ký.
Khoa Dược mua thuốc hàng tuần sẽ căn cứ vào số lượng sử dụng thuốc trong tuần cộng thêm một tuần an toàn kho .
Đấu thầu theo gói :
Bệnh viện CTCH khi tổ chức đấu thầu thuốc có chia ra làm 4 gói : là gói thuốc biệt dược (Brand name) , gói generic , gói chỉ định thầu ( thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần ), gói thuốc truyền,... Ngoài đấu thầu thuốc ra bệnh viện còn có đấu thầu Vật tư tiêu hao , hóa chất , bông băng gòn gạc , trang thiết bị y tế …. Một công ty khó có thể có đủ mọi mặt hàng trong gói, do đó công ty muốn bán sản
phẩm của mình vào bệnh viện thì phải qua một trung gian - đủ tiền lực để tập trung các mặt hàng thành một gói. Khi thông qua trung gian như vậy, các công ty sẽ bị mất thêm một khoản chi phí (thường thì 10%), mất một khoản lớn cho chi phí marketing, bị công nợ qua một trung gian, quan hệ với bệnh viện qua một trung gian, bệnh viện bị mua giá đắt. Doanh nghiệp phải đi đường vòng nếu đấu thầu theo gói.
Công ty đứng ra làm trung gian thầu cả gói cũng chi có thể lãi ở một số mặt hàng nhất định còn đối với các thuốc sản xuất trong nước, các sản phẩm kháng sinh thông thường, hàng có lãi ít, hàng có số lượng yêu cầu ít,giá thấp, lợi nhuận thấp thì công ty có thể phải chịu lỗ. Chính vì vậy mà các công ty tư nhân không muốn tham gia thầu trực tiếp mà chui vào một số công ty có uy tín và đã bán hàng nhiều năm cho bệnh viện. Họ phải đứng ra bao thầu, đáp ứng chức năng xã hội của một
công ty có góp vốn của nhà nước. Để bù cho những mặt hàng bị lỗ, họ đẩy giá của một số mặt hàng khác lên cao, gây thiệt hại cho người bệnh.
Đấu thầu tập trung :
Theo thông tư 21 năm 2013 Sở y tế đứng ra tổ chức đấu thầu tập trung cho tất cả các bệnh viện trong Thành phố. Các khoa Dược phải làm danh mục gởi về Sở y tế, Sở y tế tổng hợp nhu cầu của tất cả các bệnh viện dựa trên số liệu gởi về từ đó có con số và danh mục hàng cụ thể và sẽ tổ chức đấu thầu.
Doanh nghiệp trúng thầu chưa chắc đã đưa được thuốc vào bệnh viện vì nhiều bệnh viện yêu cầu những sản phẩm mà sản phẩm đó lại không được trúng thầu và vì là danh mục chung của Sở nên bệnh viện có thể lựa chọn. Ngược lại doanh nghiệp có quyền được bán thêm vào các bệnh viện.