TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG KHÁNG SINH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động marketing một số thuốc kháng sinh tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố hồ chí minh từ năm 2010 2011 (Trang 29 - 32)

Vài nét chung về thị trường dược phẩm Việt Nam

Thị trường dược phẩm Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng.

Theo IMS, thị trường dược phẩm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất đáng kể so với các nước trong khu vực, có tốc độ phát triển ở mức 15% các năm tiếp theo.

Bảng 1.3 Tốc độ tăng trưởng giá trị tổng thị trường Việt Nam.

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Tốc độ tăng trưởng 12% 17% 24% 23% 15%

Nguồn IMS

Tốc độ tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam tương đối nhanh trong khu vực, điều này khiến cho kinh doanh dược phẩm trở thành một mặt hàng thu hút nhiều nhà đầu tư từ các ngành nghề khác.Tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm cũng tăng nhanh.

Thị trường thuốc phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu.

Sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 46% nhu cầu sử dụng. Gần 80% nguyên liệu sản xuất thuốc kháng sinh được nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc. Nguyên liệu nhập từ Ấn Độ chủ yếu là Amoxicillin, Ampicillin, Cephalexin, Cefuroxime, từ Trung Quốc thường là Tetracyclin, Gentamycin, Lincomycin.

Thị trường dược phẩm chủ yếu là thị trường biệt dược.

Các thuốc biệt dược chiếm 89% về giá trị, 65% về số lượng, phần còn lại là 11% về giá trị và 35% về số lượng là thuốc generic. Đây là một thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp xác định cơ hội kinh doanh, chủng loại sản phẩm hay thị trường mục tiêu.

Thuốc sản xuất trong nước ngày càng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu sử dụng của nhân dân:

Giá trị thuốc sản xuất trong nước trên tổng giá trị tiền thuốc sử dụng đạt 50%. Thuốc trong nước đã đáp ứng tương đối đầy đủ các thuốc thiết yếu, thuốc điều trị chủ yếu trong khối bệnh viện, về nhóm tác dụng dược lý, thuốc nội đảm bảo được 20 trên 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của WHO.

Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các nhóm thuốc, hầu hết các bác sĩ từ tai mũi họng, răng hàm mặt, chấn thương chỉnh hình đến nội, ngoại,

sản, nhi… tất cả đều sử dụng kháng sinh. Mô hình bệnh tật của Việt Nam cũng phản ánh nhiễm khuẩn luôn chiếm tỉ lệ cao nhất.

Tình hình đăng ký thuốc kháng sinh (7,8,9)

Tổng số thuốc kháng sinh được đăng ký tính đến tháng 8 năm 2012 có: 38% trong tổng số thuốc nước ngoài, 28% trong tổng số thuốc trong nước.

Đầu tư cho sản xuất kháng sinh trong nước còn nhiều bất hợp lý.Tập trung cho các chủng loại hàng thông thường và nhái mẫu mã dẫn đến hiện tượng đầu tư trùng lắp đạp giá nhau trên thị trường. Cephalexin có 109 số đăng ký, chiếm 1,6% tổng SĐK, Erythromycin có 79 SĐK chiếm 1,2% tổng SĐK tân dược trong nước.

Tình hình cấp số đăng ký thuốc kháng sinh nước ngoài:

Kháng sinh chiếm rất nhiều trong tổng các số đăng ký và rất nhiếu hoạt chất kháng sinh có hiện tượng trùng lắp, nhiều số đăng ký.

Bảng 1.4. Những kháng sinh trong top 10 hoạt chất nuớc ngoài có nhiều số đăng ký nhất.

STT Thứ tự xếp hạng Hoạt chất Số lượng số đăng ký

1 1 Cefixime 202 2 2 Cefuroxim 123 3 3 Amoxicillin, Acid clavunanic 112 4 4 Ceftriaxone 101 5 6 Ofloxacin 78 6 7 Clarithromycin 76 7 8 Ampicillin, sulbactam 75 8 9 Azithromycin 74 9 10 Cefoperazon 72 Tổng số 913

Tỷ lệ phần trăm so với tổng số đăng ký thuốc nước ngoài 13,37%

Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam. Qua bảng trên ta thấy trong số 10 hoạt chất nước ngoài có nhiều số đăng ký nhất thì có tới 9 trên 10 hoạt chất là kháng sinh. Trong đó có tới 4 kháng sinh thuộc phân nhóm

Cephalosporin, 2 kháng sinh thuộc nhóm Quinolon.

Kháng sinh có doanh thu hàng đầu lại Việt Nam

Trong danh sách 20 biệt dược có doanh thu lớn nhất Việt Nam thì có tới 4 biệt dược là kháng sinh, trong đó đều là biệt dược của các hãng lớn.

Dưới đây là bảng doanh thu của các biệt dược đó:

Bảng 1.5. Các thuốc là kháng sinh có doanh thu hàng đầu việt Nam 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xếp hạng Biệt Dược Hãng sản xuất

1 Tienam MSD

2 Sulperazon PFIZER

3 Zinnat GSK

4 Meronem ASTRAZENECA

5 Augmentin GSK

Nguồn IMS health

Nguyên nhân của việc sử dụng kháng sinh chưa an toàn hợp lý:

 Chưa xác định đúng tác nhân gây bệnh dẫn đến lựa chọn kháng sinh chưa đúng.  Chậm tiếp thu tình hình kháng thuốc mặc dù có thông tin về kháng thuốc của vi

khuẩn gây bệnh gửi tới bệnh viện. Không chấp hành các quy định cần thiết khi ứng dựng lâm sàng.

 Không hiệu chỉnh nhóm β - lactam và nhóm Aminosid với bệnh nhân suy giảm chức năng thận: người già > 65 tuổi, bệnh nhân có chỉ số creatinin thấp dưới mức bình thường và bệnh nhân mất nước.

 Lạm dụng kháng sinh phổ rộng, dùng bao vây, tốn phí tiền và gây kháng kháng sinh. Phần lớn bệnh nhân không dùng cephalosphorin thế hệ 1 mặc dù nhóm này còn nhạy cảm với nhiêu loại vi khuẩn, giá rẻ, họ quen sử dụng ngay cephalosphorin thế hệ 3 đắt tiền và dẫn đến kháng thuốc.

 Chỉ định thuốc quá liều, dưới liều. Thời gian, khoảng cách đưa thuốc chưa đúng. Việc sử dụng kháng sinh đòi hỏi bệnh nhân phải tuân theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc một cách chặt chẽ về liều dùng, cách dùng và thời gian dùng. Song điều này không dễ thực hiện vì ý thức thực hiện điều trị của người dân Việt Nam chưa cao, việc hướng dẫn sử dụng thuốc chưa rõ ràng, đôi khi chưa thống nhất giữa người kê đơn và người bán thuốc.

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động marketing một số thuốc kháng sinh tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố hồ chí minh từ năm 2010 2011 (Trang 29 - 32)