CẤU TRÚC KÊNH PHÂN PHỐI THUỐC KHÁNG SINH TẠI THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động marketing một số thuốc kháng sinh tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố hồ chí minh từ năm 2010 2011 (Trang 62 - 65)

Đa số các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới đều chọn kênh phân phối qua các công ty phân phối quốc tế như Zuellig, Diethelm, Mega. Ưu điểm của các công ty phân phối quốc tế là: làm việc chuyên nghiệp, hệ thống kho tàng bến bãi đủ tiêu chuẩn lưu giữ, vận chuyển, bảo quản thuốc; hệ thống báo cáo rõ ràng, khoa học, dễ dàng quản lý. Cấu trúc kênh phân phối được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.28. Cấu trúc kênh phân phối của các công ty phân phối dược phẩm quốc tế tại thị trường Việt Nam.

Sanofi Aventis, BMS, Roche DIETHELM NGƯỜI BỆNH GSK, Abbott, Pfier, Bayer, MSD, Eli Lilly, Daiichi, Wyeth Ranbaxy, Dabur, Medicap, Gedeon Richter ZUELLIG MEGA BV, Nhà thuốc

Công ty Zuellig, xuất xứ từ Singapore, là công ty phân phối một cách bài bản, có quy mô lớn nhất Việt Nam. Ưu điểm: phân phối nhanh trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận đơn đặt hàng, đơn hàng đến trước 10h sáng được phân phối trong ngày, đến từ 10h -17h sẽ được phân phối vào ngày tiếp theo. Mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh, thành phố lớn. Đa số các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới đều lựa chọn Zuellig. Công ty chưa phân phối cho các hãng dược phẩm nào có nguồn gốc châu Á.

Công ty Diethelm, trụ sở lại Thuỵ Sĩ, hệ thống phân phối chưa bằng Zuellig, mạng lưới phân phối chỉ tập trung ở các thành phố lớn với đội ngũ còn mỏng, không kịp thời được như Zuellig. Ngoài phân phối cho các công ty lớn như Roche, Sanofi Aventis, BMS công ty có phân phối cho một số công ty dược phẩm trung bình ở châu Âu .

Công ty Mega, xuất xứ từ Thái Lan, phân phối nhiều cho các hãng dược châu Á. Việc phân phối còn chưa nhanh và chưa chuyên nghiệp, nhưng chi phí phân phối thấp, với nhiều phương thức thanh toán như: thanh toán nhanh, chậm.

Các công ty phân phối trong nước.

Công ty dược phẩm nhà nước: ưu điểm là có mối quan hệ với một số khách hàng rất tốt. Đặc biệt là khối bệnh viện, có khả năng nhận hàng trực tiếp mà không cần mất phí uỷ thác, hệ thống kho lưu trữ rộng rãi. Nhược điểm là bộ máy làm việc cồng kềnh, chậm chạp, phân phối không kịp thời, khả năng nắm bắt thông tin thị trường kém.

Các công ty TNHH dược phẩm: Khả năng linh động trong kinh doanh, phân phối nhanh, kịp thời, chi phí kênh phân phối thấp. Nhược điểm là làm việc chưa chuyên nghiệp, dễ gây sự biến động lớn về giá trên thị trường. Công ty Kim Đô là một trong những công ty được nhiều hãng thuê phân phối, chẳng hạn như: Sanofi Aventis, Fournier, Medochemie, Alembic, Merck, Ipsen,...

Phân phối tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình

Có hai kênh phân phối chính tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình:

Phân phối qua trung gian là các công ty dược phẩm lớn trên thế giới có văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam thì sẽ phân phối qua các công ty phân phối lớn (như Diethem và Zuellig) vào thẳng Bệnh viện

Phân phối trực tiếp là các công ty có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, công ty có bộ phận làm marketing, giao hàng thẳng Bệnh viện .

Hình 3.29. Cấu trúc kênh phân phối của các công ty phân phối dược phẩm gián tiếp tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM.

Phân phối gián tiếp

 Công ty Diethelm phânphối cho hai công ty :

o Công ty Roche sản phẩm là Rocephin

o Công ty Sandoz sản phẩm là Curam  Công ty Zuelligphân phối cho ba công ty :

o Công ty GSK có các sản phẩm là : Augmentin, Unasyn, Cefobic, zinacef, Fortum và Zinat .

o Công ty Pfizer có hai sản phẩm là : Sulperazon và Dalacin

o Công ty MSD sản phẩm là Tienam

 Công ty Kim Châu phân phối các sản phẩm cho Phil Inter Pharma là những sản phẩm: Wonbactam và rovajec

 Công ty Dược Đại Dương phân phối cho ba công ty :

o Công ty Penmix Ltd của Korea sản phẩm là : Genertam

o Công ty Aurobindopharma Ltd của India sản phẩm là : Auropennz

o Công ty Astrapharma của India sản phẩm là : Cefantral Roche

Sandoz

GSK Pfizer MSĐ

Phil Inter Pharma

Penmix Ltd Aurobin Pharma Astra Pharma

Diethelm Zuellig Cty dược

Kim Châu

Cty dược Đại Dương

Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình

Hình 3.30. Cấu trúc kênh phân phối của các công ty phân phối dược phẩm trực tiếp tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM.

Phân phối trực tiếp

 Công ty Pymepharco có các sản phẩm sau : Ceraafix, Alfacef, Ceftizoxim, ceftrimax

 Công ty cổ phần Dược phẩm Vidipha có các sản phẩm: Cefurovid, Gentamycin, và Tetracillin

 Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Sing poong có các sản phẩm : Cefoperazon và Tazicef

 Công ty cổ phần Dược trung ương Medipharco Tenamyd có các sản phẩm : Medozidim, Medocephin, Cavumox

 Công ty Dược Bình Định (Bidiphar) có các sản phẩm : Augbidil, Bipisyn, Sunewtam, Cefotaxon, Cefuroxim .

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động marketing một số thuốc kháng sinh tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố hồ chí minh từ năm 2010 2011 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)