Thị trường kháng sinh là một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty dược phẩm, điều này thể hiện qua doanh số bán kháng sinh tăng mạnh qua các năm.
Nguyên nhân thị trường kháng sinh phát triển như vậy là do dân số tăng, môi trường ô nhiễm, nhiều bệnh mới phát sinh, sự kháng kháng sinh do sử dụng không đúng hoặc quá lạm dụng. Để đáp ứng tình hình bệnh tật, kinh doanh kháng sinh trở nên phổ biến.
Nguyên nhân của hiện tượng kháng thuốc với các nước đang phát triển:
Theo WHO hiện nay ở các nước châu Á, hơn 90% loại vi khuẩn đã có khả năng kháng thuốc mạnh với các loại kháng sinh thường dùng như penicillin, ampicillin. Tình trạng lạm dụng thuốc, sử dụng sai mục đích điều trị.
Nhiều người bệnh không có tiền mua thuốc để đủ một liệu trình điều trị.
Các bệnh nhân có xu hướng giảm liều hoặc loại bỏ bớt các thuốc có giá cao, hoặc tự suy đoán là không cần thiết.
Một số có khuynh hướng mua thuốc rẻ tiền không rõ nguồn gốc, không đủ các chỉ tiêu chuyên môn hoặc thuốc giả, thuốc nhái. Điều đó sẽ làm vi khuẩn yếu chết đi, trong khi các mầm bệnh đã đề kháng được với thuốc sẽ sống và phát triển mạnh mẽ.
Chiến lược toàn cầu chống kháng thuốc: trước sự đe doạ của tình hình kháng thuốc ngày càng gia tăng, trước nguy cơ lựa chọn thuốc khó khăn do sự gia tăng của các chủng vi khuẩn kháng thuốc đặc biệt ở một số bệnh như các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai...), các nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện (lao, sốt rét ). Trước tình hình trên WHO đã đưa ra chiến lược toàn cầu bao gồm:
Khuyến khích sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, tăng cường hệ thống chăm sóc sức khoẻ của người dân, khuyến khích phát triển các thuốc kháng sinh mới và vaccin mới.
Giáo dục bệnh nhân, thầy thuốc kê đơn và dược sĩ bán thuốc sử dụng theo các dược thư, phác đồ điều trị chuẩn.
Xây dựng các chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn, thực hành tốt các Labo chẩn đoán.