Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thicủa các nhóm biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 77 - 108)

Xuất phát từ sự nghiên cứu cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng TBDH và quản lý TBDH của 306 CB-GV các trường THPT trong toàn huyện Trảng Bom, chúng tôi đã nêu ra các nhóm giải pháp như trên. Vì không có điều kiện thực nghiệm tại các trường THPT nên chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến đánh giá từ 306 CB-GV của các trường THPT ở huyện Trảng Bom về tính cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.

- Mức độ cần thiết: Rất cần thiết (RCT) = 3; Cần thiết (CT) = 2; Ít cần thiết (ICT) = 1; Không cần thiết (KCT) = 0.

- Mức độ khả thi: Rất khả thi (RKT) = 3; Khả thi (KT) = 2; Ít khả thi (IKT) = 1; Không khả thi (KKT) = 0.

Cách tính điểm như sau: 2 ≤ ĐTB < 2.99: Cần thiết; khả thi; ĐTB = 3: Rất cần thiết; rất khả thi.

Bảng 3.1: Đánh giá nhóm các biện pháp nâng cao nhận thức

Stt Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐTB

1 Phổ biến các văn bản, qui chế về quản lý

TBDH và các văn bản về đổi mới PPDH.

2.92 2.88

2 Giới thiệu danh mục TBDH, tổ chức hội giảng,

đánh giá,

2.91 2.87

TBDH giữa các giáo viên.

4 Tham quan các trường tổ chức tốt việc sử dụng

TBDH trong tiết dạy.

2.89 2.84

Điểm trung bình chung 2.91 2.87

Bảng 3.2: Đánh giá nhóm các biện pháp quản lý TBDH theo các quy định hành chính Stt Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐTB

1 Triển khai chỉ thị, văn bản hướng dẫn của các cấp về TBDH

2.93 2.86

2 Kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách TBDH 2.88 2.86

3 Quy định chế độ báo cáo, thông tin giữa các

bộ phận quản lý TBDH

2.93 2.85

4 Xây dựng, phổ biến nội qui về sử dụng, bảo

quản TBDH

2.91 2.86

5 Xây dựng lề lối làm việc và phân cấp trong quản lý, sử dụng, bảo quản TBDH.

2.92 2.88

Điểm trung bình chung 2.91 2.86

Bảng 3.3: Đánh giá nhóm các biện pháp TBDH theo các quy định chuyên môn

Stt Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐTB

1 Tổ chức quán triệt yêu cầu đổi mới PPDH có sử

dụng TBDH.

2.93 2.87

2 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc xây dựng hồ sơ

bài dạy có sử dụng TBDH

2.92 2.89

hiện tiết dạy có ứng dụng CNTT

4 Tổ chức thao giảng, hội thi TBDH tự làm của

GV, HS

2.91 2.92

5 Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm trong việc sử

dụng TBDH

2.90 2.91

6 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc sử

dụng TBDH của GV, Tổ chuyên môn

2.92 2.94

7 Tổ chức, chỉ đạo các phong trào sử dụng TBDH

trong hoạt động dạy học các môn học.

2.84 2.92

8 Tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV về việc sử dụng các TBDH hiện đại

2.86 2.90

Điểm trung bình chung 2.90 2.91

Bảng 3.4: Đánh giá nhóm các biện pháp quản lý kích thích – điều chỉnh

Stt Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐTB

1 Khen thưởng – trách phạt công tác TBDH dựa

vào các tiêu chí thi đua

2.87 2.91

2 Đánh giá xếp loại GV sự dụng dựa vào các tiêu

chí thi đua

2.88 2.90

3 Động viên, khen thưởng kịp thời các tiết dạy tốt có sử dụng TBDH.

2.84 2.91

4 Tổ chức môi trường sư phạm thuận lợi trong việc sử dụng, bảo quản TBDH cho GV, HS

2.83 2.89

5 Đưa công tác tự làm TBDH thành một tiêu

chuẩn đánh giá thi đua; có những hình thức động viên khen thưởng phù hợp, kịp thời.

2.84 2.88

Điểm trung bình chung 2.85 2.90

Stt Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐTB

1 Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài

nhà trường trong việc trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH.

2.88 2.88

2 Phối hợp các biện pháp hành chính, chuyên môn, kích thích – điều chỉnh trong quản lý TBDH

2.83 2.89

3 Sắp xếp các TBDH tách rời theo từng môn học, ngăn nắp, trật tự, phù hợp với yêu cầu bảo quản và việc tổ chức lao động sư phạm

2.86 2.88

4 Xây dựng hệ thống hồ sơ sổ sách quản lý, tăng cường công tác thanh kiểm tra

2.84 2.88

5 Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ

chuyên trách hoặc GV kiêm nhiệm.

2.89 2.89

6 Tranh thủ khai thác mọi nguồn kinh phí để hỗ trợ

cho các hoạt động tự làm TBDH của GV và HS.

2.84 2.76

Điểm trung bình chung 2.86 2.86

Nhìn chung, các nhóm biện pháp chúng tôi đề xuất được đa số các CB-GV cho rằng cần thiết (ĐTB chung từ 2.85 trở lên) và khả thi (ĐTB chung từ 2.86 trở lên). Được CB-GV các trường THPT đánh giá cao nhất là nhóm các biện pháp quản lý thiết bị dựa theo các qui định chuyên môn có điểm cần thiết (ĐTB chung 2.90) , điểm khả thi (ĐTB chung 2,91), vì

các CB-GV cho rằng kết hợp đánh giá hai kỹ năng : kỹ năng sư phạm và kỹ năng sử dụng

TBDH cùng một lúc trong quá trình dạy học, người giáo viên sẽ đầu tư cho kiến thức đồng thời suy nghĩ dụng cụ trực quan đạt hiệu quả cao nhất. Kế đến là nhóm các biện pháp quản lý thiết bị qua việc nâng cao nhận thức với điểm cần thiết (ĐTB chung 2.91), điểm khả thi (ĐTB chung 2.87), các ý kiến cho rằng nếu tác động tốt đến nhận thức thì sẽ dẫn đến hành động tích cực. Nhóm các biện pháp quản lý thiết bị dựa theo các qui định hành chính có điểm cần thiết (ĐTB chung 2.91), điểm khả thi (ĐTB chung 2.86), các ý kiến cho rằng nếu có những qui định rõ ràng, phân công, phân nhiệm hợp lý sẽ thúc đẩy GV thực hiện đúng yêu cầu. Nhóm các biện pháp quản lý thiết bị bằng việc kích thích –điều chỉnh có điểm cần

thiết (ĐTB chung 2.85), điểm khả thi (ĐTB chung 2.90), các ý kiến cho rằng: việc khen thưởng trách phạt chính xác thì hiệu quả công việc mới cao. Đánh giá tính cần thiết và khả thi thấp nhất là nhóm các biện pháp quản lý thiết bị dựa vào tổ chức các điều kiện hỗ trợ có điểm cần thiết (ĐTB chung 2.86), điểm khả thi (ĐTB chung 2.86). Ở nhóm này nhiều ý kiến cho rằng phần lớn phụ thuộc vào tài ngoại giao của lãnh đạo nhà trường sau đó Cán bộ thiết bị, cuối cùng mới tới giáo viên.

Từ kết quả điều tra thăm dò bước đầu cho thấy các nhóm biện pháp mà luận văn đề xuất có thể áp dụng vào thực tiễn để tăng cường công tác quản lý TBDH của hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Trảng Bom.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Là một thành tố của quá trình dạy học, TBDH cùng với các thành tố khác như: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy học, hoạt động của thầy – trò đã tạo thành một thể hoàn chỉnh và có quan hệ biện chứng thúc đẩy quá trình dạy học đạt được mục tiêu đề ra.

Thông qua việc sử dụng TBDH, giáo viên điều khiển được quá trình nhận thức của học sinh; còn đối với học sinh: TBDH là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, các định luật, các thuyết khoa học; sẽ hình thành ở học sinh các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo cho việc thực hiện được mục đích giáo dục và dạy học. Do đó, TBDH góp phần giúp cho giáo viên – học sinh thực hiện quá trình dạy học đạt hiệu quả cao.Vì vậy, khi tiến hành đổi mới chương trình không thể không tiến hành đổi mới việc mua sắm, trang bị và sử dụng bảo quản TBDH.

Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của TBDH và công tác quản lý TBDH của các trường THPT như: khái niệm, vai trò, ý nghĩa, phân loại, nguyên tắc, phương pháp sử dụng TBDH. Về công tác quản lý, đã khái quát được những vấn đề then chốt về lý luận quản lý, đặc biệt là nội dung quản lý TBDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Việc trang bị TBDH ở các trường THPT huyện Trảng Bom chỉ mới đáp ứng yêu cầu tối thiểu công tác dạy học trong nhà trường, so với yêu cầu và nhu cầu sử dụng vẫn còn thiếu nhiều. Nguồn kinh phí Nhà nước đầu tư cho việc trang bị TBDH còn nhiều hạn chế, cơ chế mua sắm thiết bị còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế, nhà trường chưa chủ động hoàn toàn trong việc mua sắm (đối với trường công lập thông qua đấu thầu của Sở Giáo Dục, đối với trường tư thục phụ thuộc vào kinh phí Hội đồng quản trị trường).

Về công tác quản lý TBDH của các trường THPT:

Ưu điểm:

- Các trường THPT huyện Trảng Bom đều nhận thức được tầm quan trọng của công

tác quản lý TBDH.

- Đã xây dựng được kế hoạch quản lý TBDH với nội dung và các biện pháp quản lý

- Đã tổ chức phân công người làm công tác TBDH, tổ chức mua sắm TBDH, các phong trào làm đồ dùng dạy học cho giáo viên, sử dụng bảo quản.

- Đã tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn về công tác TBDH cho CB- GV.

Hạn chế:

- Một số trường THPT trong Huyện lập kế hoạch quản lý còn thiếu nội dung. - Chưa kịp thời bổ sung những thiết bị còn thiếu, hư hỏng hàng năm.

- Chưa tổ chức triển khai sử dụng, bảo quản tốt TBDH được cấp ở các môn học. - Chưa có biện pháp tối ưu để khuyến khích động viên giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.

- Đa số các trường không có giáo viên chuyên trách làm công tác thiết bị.

- Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của một số trường còn mang tính hình

thức.

Những hạn chế này làm cho công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Trảng Bom chưa thật sự phát huy hiệu quả trong việc sử dụng TBDH để thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Cơ sở vật chất, điều kiện bảo quản TBDH còn thiếu thốn, các phòng học bộ môn chưa đủ chuẩn, đây là những yếu tố ảnh hưởng lớn trong quá trình quản lý TBDH hiện nay.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý TBDH của các trường THPT trên địa bàn huyện Trảng Bom, luận văn đã xây dựng 5 nhóm biện pháp cho công tác quản lý TBDH; cụ thể là:

- Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về sử dụng và bảo quản TBDH.

- Nhóm biện pháp quản lý TBDH theo các quy định hành chính.

- Nhóm biện pháp quản lý TBDH theo các qui định chuyên môn.

- Nhóm biện pháp quản lý TBDH dựa vào kích thích – điều chỉnh

- Nhóm biện pháp về tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác TBDH.

Các biện pháp đề xuất trên bổ sung cho những hạn chế của các biện pháp quản lý TBDH mà các trường THPT huyện Trảng Bom đã thực hiện. Mỗi nhóm biện pháp có tính độc lập tương đối và có mối quan hệ biện chứng với nhau, đòi hỏi các trường THPT cần áp dụng một cách đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình quản lý của mình, tuỳ theo từng thời điểm có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp. Các nhóm biện pháp đã nêu, qua điều tra khảo sát đã chứng tỏ sự cần thiết và khả thi, được đa số các trường THPT trong huyện Trảng

Bom nhất trí cho rằng cần thiết và mang tính khả thi cao có thể áp dụng trong thực tiễn quản lý TBDH ở các trường THPT trên địa bàn huyện Trảng Bom.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Với mẫu thiết bị: cần ban hành sớm, kèm theo cấu hình, thông số kỹ thuật của các loại mẫu này để các công ty chế tạo chủ động trong việc thiết kế sản xuất, từ đó việc trang bị, mua sắm thiết bị đến trường học kịp thời, thiết bị có chất lượng, tương thích và đồng bộ.

- Hàng năm nên sớm thông báo các danh mục thiết bị mới, đơn giá thiết bị để các địa phương chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính và phân bổ dự toán của năm.

- Tổ chức việc liên kết giữa nhà trường, công ty Sách – Thiết bị trường học, công ty sản xuất thiết bị, các viện nghiên cứu, nhằm hướng tới việc sản xuất các TBDH đồng bộ, phù hợp với nội dung chương trình, với thực tiễn.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để sớm điều chỉnh và ban hành

hoặc đề nghị ban hành khung định hướng về các vấn đề: Mô hình tổ chức TBDH cho các cấp, bậc học (phòng thiết bị, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành...); quy mô lớp học (sĩ số HS/lớp) theo hướng tiên tiến, hiện đại và có những giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cần xây dựng đề án về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, TBDH của bậc học THPT,

trình Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh phê duyệt để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện và huy động các nguồn lực đầu tư trong việc giải quyết tình trạng thiếu các phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn như hiện nay.

- Bố trí đủ giáo viên phụ trách thiết bị trường học ổn định, đủ số lượng và chất lượng theo định biên nhà nước qui định. Ưu tiên tiếp nhận người có trình độ đào tạo đúng chuẩn về quản lý TBDH, để bổ sung dần đội ngũ làm công tác kiêm nhiệm như hiện nay.

- Cụ thể hóa một số biện pháp quản lý TBDH đối với hiệu trưởng trong các trường

THPT trên địa bàn Tỉnh.

- Trong xây dựng cơ bản cũng như trang bị TBDH không nên đầu tư dàn trải, cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng loại hình trường, lớp.

- Bố trí ngân sách và chỉ đạo các trường mua sắm các TBDH theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa và hiện đại hóa.

- Hàng năm tổ chức trong toàn ngành các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý TBDH đối với Hiệu trưởng, tìm ra những mô hình quản lý tốt để nhân rộng toàn ngành.

- Giao quyền tự chủ cho các trường trong việc mua sắm, thanh lý TBDH.

- Thường xuyên phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, tổ chức các hội thi, các chuyên đề TBDH để các trường có điều kiện tham gia, học tập kinh nghiệm.

- Trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên hàng năm nên dành một lượng thời gian nhất định để bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, giáo viên, cán bộ chuyên trách TBDH về quản lý, sử dụng, bảo quản TBDH cho các trường.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý TBDH.

2.3. Đối với trường Đại học sư phạm

- Chú trọng và tổ chức đào tạo sinh viên về phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học có sử dụng TBDH, giúp cho sinh viên nắm vững lý luận cơ bản về TBDH và hình thành kỹ năng trong sử dụng và bảo quản TBDH, biểu diễn thành thạo các bài thí nghiệm, thực hành qui định trong các chương trình môn học.

2.4. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT.

- Tổ chức nghiên cứu và từng bước thực hiện các biện pháp được tác giả đề xuất

trong luận văn này, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng nhà trường, tránh bệnh hình thức.

- Nhà trường cần có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về công tác quản lý TBDH. Có kế hoạch điều tra hàng năm để biết rõ số TBDH hiện có, khả năng bổ sung, kinh phí sửa chữa, trình độ, kỹ năng sử dụng TBDH của giáo viên, học sinh để có chủ động trong quản lý và chỉ đạo.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong quản lý TBDH, huy động kinh phí từ nhiều

nguồn khác nhau trong xã hội để tiếp tục trang bị đầy đủ lượng TBDH trong nhà trường,

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 77 - 108)