Bảng 2.10.b: Đánh giá những yếu tố khó khăn trong công tác quản lý TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom
Stt
Nội dung
Mức độ đánh giá Điểm trung bình
1
Trình độ và năng lực quản lý TBDH của một số CBQL
còn hạn chế 2.85
2
Nhận thức về nội dung quản lý TBDH của một số CBQL
chưa đầy đủ 2.87
3
Biện pháp quản lý TBDH của CBQL chưa khoa học, thiếu tính cụ thể, chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
nhà trường 2.89
4
Đội ngũ quản lý TBDH, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng TBDH nhằm đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học 2.93
5
Điều kiện về CSVC, TBDH của nhà trường còn thiếu
thốn. 3.07
6
Những tác động của môi trường kinh tế- xã hội đã ảnh
hưởng đến công tác quản lý TBDH. 3.06
Điểm trung bình chung 2.95
Về khó khăn: các ý kiến đều thống nhất cao (điểm trung bình chung là 2.95) những khó khăn ở một số trường THPT nhất là các trường tư thục:
- Trình độ và năng lực quản lý TBDH của một số CBQL còn hạn chế (có 86.3% CB- GV đánh giá): Trong quản lý TBDH của hiệu trưởng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên ít sáng tạo, chưa nhạy bén với tình hình phát triển xã hội hiện nay. Công tác tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên sử dụng, bảo quản TBDH còn nhiều hạn chế; cán bộ chuyên trách TBDH thiếu chưa có nghiệp vụ chuyên môn.
- Nhận thức về nội dung quản lý TBDH của một số CBQL chưa đầy đủ (có 88.2% CB-GV đánh giá) dẫn đến công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, công tác thanh tra, kiểm
tra về hoạt động TBDH ở các trường chưa được quan tâm, chưa được giám sát chặt chẽ; thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực này chưa được qui định rõ ràng.
- Biện pháp quản lý TBDH của CBQL chưa khoa học, thiếu tính cụ thể, chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nhà trường (89.2 % CB- gv tham gia đánh giá).
- Đội ngũ quản lý TBDH, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng TBDH nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học (có 84% CB-GV tham gia đánh giá nhất trí).
- Điều kiện về CSVC, TBDH của nhà trường còn thiếu thốn (có 81.4% CB- GV tham gia đánh giá) cơ sở vật chất trường học hàng năm tuy có đầu tư nhưng chỉ để giải quyết số lượng phòng học xuống cấp; các phòng học bộ môn, thư viện, thí nghiệm, chưa được quan tâm đúng mức kho chứa thiết bị, phòng thực hành, phòng bộ môn theo đúng mẫu hướng dẫn của Bộ giáo dục.
- Những tác động của môi trường kinh tế- xã hội đã ảnh hưởng đến công tác quản lý TBDH: huyện Trảng Bom còn nhiều xã khó khăn về kinh tế, nên việc huy động nguồn lực trong dân để làm công tác xã hội hóa TBDH còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp này. Với các trường dân lập, tư thục việc tuyển sinh khó khăn do có nhiều trường tư mở ra trong cùng một huyện, thêm vào đó các trường Đại học lâm nghiệp 2, Cao đẳng Vinatex, Cao đẳng nghề số 8, Trường nghề Cơ giới 3, Trung tâm giáo dục thường xuyên Huyện nằm trong địa bàn huyện cũng tuyển sinh lớp 10 hệ phân luồng nghề; dẫn dến kinh phí đấu tư cho TBDH thu gọn, Hội đồng quản trị không dám đầu tư nhiều hơn nữa vì không biết cứ đà tuyển sinh này có tồn tại được không.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI