2.2.3.1. Thực trạng việc sử dụng TBDH của giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng TBDH chúng tôi đã tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL các trường, tham khảo sổ mượn - trả TBDH… Xử lý các thông tin điều tra chúng tôi lập được các bảng sử dụng TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom như sau:
Bảng 2.5.a: Nơi sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Trảng Bom
Đánh giá Nội dung Mức độ đánh giá Lớp học P. thực hành P. bộ môn f % F % f % Nơi sử dụng TBDH tại các
Bảng 2.5.b: Tần suất sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Trảng Bom Đánh giá Nội dung Mức độ đánh giá Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện f % f % f % f % Tần suất sử dụngTBDH tại các
trường THPT huyện Trảng Bom 24 7.8 230 75.2 52 17 0 0
Bảng 2.5.c: Mức độ sử dụng TBDH của GV tại các trường THPT Trảng Bom
Stt Đánh giá Nội dung Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu f % f % f % f % 1 Kỹ năng sử dụng của GV tại các trường THPT huyện Trảng Bom 216 70.6 65 21.2 25 8.2 0 0
2 Hiệu quả sử dụng của GV
tại các trường THPT huyện Trảng Bom
71 23.2 229 74.8 5 1.6 1 0.3
Giáo viên là đối tượng trực tiếp sử dụng và bảo quản TBDH với thời gian và số lượng lớn nhất, là những người am hiểu nhất về số lượng, chất lượng của từng chi tiết TBDH của môn học. Do đó, giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc sử dụng và bảo quản TBDH của nhà trường.
Qua các bảng xử lý số liệu 2.5a, 2.5b, 2.5c chúng tôi nhận thấy giáo viên thường xuyên sử dụng TBDH chiếm tỉ lệ 75.2%, có một số giáo viên tích cực, rất thường xuyên sử dụng có tỉ lệ 7,8% và việc sử dụng thường tại phòng thực hành chiếm tỉ lệ 79,7%, tại lớp học chiếm tỉ lệ 13,4%, bên cạnh đó kỹ năng sử dụng của giáo viên đánh giá loại tốt 70.6%, loại khá tỉ lệ 21.2%, điều này kéo theo hiệu quả sử dụng TBDH của giáo viên trong các tiết dạy đạt loại tốt có tỉ lệ 23,2%, đạt loại khá 74.8%.
● Ưu điểm
- Giáo viên bộ môn được tập huấn sử dụng TBDH trong các đợt: thay sách giáo khoa, trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, bên cạnh đó khi tiếp nhận TBDH hiện đại, nhiều giáo viên tự học, tự tìm kiếm kiến thức về TBDH trên mạng internet, nên sử dụng rất thành thạo TBDH phục vụ tốt cho bài giảng, tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh.
- Có nhiều tiết học ở các bộ môn có sử dụng TBDH như: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Địa lý, Anh Văn, Thể dục, Tin học, Giáo dục quốc phòng. Nhìn chung giáo viên bộ môn biết khai thác, sử dụng triệt để các giá trị nội dung của TBDH trong công tác dạy và học.
- Một số giáo viên tích cực nghiên cứu các phần mềm dạy toán (hình học không gian, đại số, giải tích), vật lý, hóa học (trong các thí nghiệm ảo), một số giáo viên khác biết cải tiến , chế tạo đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện nhà trường.
● Hạn chế
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, sử dụng TBDH trong các trường THPT ở huyện Trảng Bom hiện nay còn phụ thuộc vào sự tự giác của giáo viên, nhà trường chưa có biện pháp để thúc đẩy toàn bộ giáo viên phải sử dụng TBDH trong tiết học một cách tích cực. Cụ thể đó là:
- Quy trình quản lý việc sử dụng TBDH còn mang tính hình thức, việc kiểm tra –
đánh giá việc sử dụng chưa thật sự quan tâm, một vài trường chỉ dựa vào sổ đăng ký mượn TBDH;
- Có những hạn chế như trình độ của cán bộ thiết bị, thói quen sử dụng TBDH, kỹ
năng thực hành của giáo viên trong quá trình sử dụng và bảo quản TBDH, một số trường THPT trong huyện chưa có đầy đủ phòng học bộ môn, phòng thực hành dẫn đến giáo viên chưa phát huy được hiệu quả của TBDH;
- Vẫn còn một số giáo viên còn ngại sử dụng TBDH trong quá trình dạy học do: trong một thời gian dài quen với lối dạy thuyết trình, dạy chay, chưa chủ động đổi mới phương pháp dạy học, do chưa có kỹ năng sử dụng tốt TBDH (trong đó có thiết bị vi tính và các phần mền ứng dụng), do ngại mượn thiết bị, do tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn bị;
- Dụng cụ thiết bị trong thí nghiệm không đủ đáp ứng nhu cầu như: độ bền, độ chính xác, sai số dẫn đến không thành công khi làm thí nghiệm minh họa, chứng minh…
- Một số trường THPT cán bộ phụ trách thiết bị vừa là giáo viên đứng lớp vừa kiêm nhiệm công tác thiết bị nên việc chuẩn bị sẵn dụng cụ thí nghiệm thực hành của cán bộ thiết bị hầu như không có, vì: cán bộ thiết bị không có thời gian; cơ sở vật chất nhà trường không có phòng bộ môn, không có phòng thực hành và không có đủ thiết bị nhất là khi việc sắp xếp thời khóa biểu các lớp trong cùng môn học trùng tiết thực hành sử dụng TBDH chung với nhau.
- Giáo viên được đào tạo từ nhiều trường đại học khác nhau, trong quá trình đào tạo, giáo viên ít có điều kiện thực hành làm quen TBDH, nên kiến thức và trình độ sử dụng TBDH của số đông giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đồng đều, nên với một tiết dạy sử dụng tốt TBDH giáo viên phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, nhiều thời gian. Và với các loại thiết bị tiên tiến, công nghệ cao, cách sử dụng mới lạ, giáo viên ngại sử dụng.
Qua phỏng vấn việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trong các trường THPT
huyện Trảng Bom, chúng tôi nhận thấy có một số giáo viên bộ môn chưa sử dụng TBDH, không hướng dẫn học sinh làm các bài thí nghiệm thực hành tại phòng thí nghiệm, không thực hiện thí nghiệm minh họa tại lớp học cho học sinh. Chỉ có Tin học, Toán, Thể dục, Giáo dục quốc phòng sử dụng tương đối nhiều. Bộ môn Toán, TBDH qua các bộ dụng cụ trực quan giáo viên tự làm phục vụ cho việc dạy môn hình học không gian, công thêm hiện nay có máy vi tính với các phần mền hổ trợ dạy toán như phần mền Powerpoint, phần mền
Sketchpath, bộ môn Thể dục và Giáo dục quốc phòng do có đầy đủ dụng cụ, các tiết học ở
sân trường nên các bộ môn này thực hiện nghiêm túc, triệt để.
Một số giáo viên sử dụng TBDH chưa đúng mục đích, chưa đúng quy trình kỹ thuật,
chưa đúng phương pháp, chưa an toàn khi sử dụng các thí nghiệm liên quan đến hóa chất, dòng điện và xếp loại trung bình trong bảng 2.5.c chiếm tỉ lệ 8.2%. Chính vì ít sử dụng, không sử dụng TBDH, và sử dụng TBDH chưa đúng mục đích, chưa đúng quy trình kỹ thuật, chưa đúng phương pháp, chưa có biện pháp an toàn khi sử dụng TBDH, dẫn đến TBDH dễ bị hư hỏng, chất lượng các tiết dạy không cao, từ bảng điều tra đánh giá 2.5.c cho thấy hiệu quả trung bình chiếm tỉ lệ 1.6%, thậm chí còn yếu chiếm tỉ lệ 0.3%.
2.2.3.2. Thực trạng việc sử dụng TBDH của học sinh
Dự giờ các tiết có sử dụng TBDH và trao đổi trò chuyện với học sinh,chúng tôi nhận thấy việc sử dụng TBDH của học sinh còn nhiều hạn chế như sau:
- Quen với cách học truyền thống, quen với việc giáo viên đúng lớp ít sử dụng TBDH để minh họa, để chứng minh và đặc biệt việc thi cử gần như không đề cập đến kỹ năng thực hành nên học sinh các trường THPT huyện Trảng Bom, về nhận thức, về kỹ năng sử dụng TBDH còn nhiều hạn chế.
- Trong các tiết thực hành thí nghiệm, ý thức chấp hành nội quy phòng thực hành của học sinh chưa tốt; mức độ sử dụng TBDH chưa đạt yêu cầu, mặc dù khi sử dụng thiết bị, giáo viên đã hướng dẫn rõ từng quy trình, các bước thực hành, cách sử dụng thiết bị, cách viết bài báo cáo, nhưng vẫn còn một số học sinh làm hư hỏng thiết bị, một số không hoàn thành bài báo cáo thu hoạch sau thí nghiệm.
- Học sinh chưa hình thành thói quen về việc học các tiết thực hành thí nghiệm, nên việc học sinh di chuyển từ phòng học đến phòng thí nghiệm thực hành, việc chia nhóm, việc hướng dẫn mất nhiều thời gian trong việc ổn định lớp.
Những vấn đề trên, phần nào đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nhất là trong các tiết thực hành để học sinh tự mình chiếm lĩnh, khám phá, tìm kiếm kiến thức.