Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 31 - 33)

2.1. Tình hình giáo dục THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Đồng Nai

BẢN ĐỒ HUYỆN TRẢNG BOM

• Vị trí: Trảng Bom là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm về phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km và cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 30 km. Đây là một huyện trung du, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện Thống Nhất, phía tây giáp thành phố Biên Hòa, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu và hồ Trị An.

• Tổng diện tích tự nhiên: là 326.14 km2, chiếm 5,54% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. • Dân số năm 2007: 197.510 người, mật độ dân số 0,610 người/km2

.

• Huyện có 17 đơn vị hành chính: gồm 1 thị trấn là Trảng Bom và 16 xã: Hố Nai 3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Sông Trầu, Cây Gáo, Thanh Bình, Bàu Hàm 1, Sông Thao, Hưng Thịnh, Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Đồi 61, An Viễn và xã Giang Điền.

• Các cơ quan chuyên môn: Phòng Nội Vụ - Lao động - Thương Binh - Xã hội; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Giáo dục; Phòng Văn hoá - Thông tin - Thể thao; Phòng Y tế; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tư pháp; Phòng Kinh tế; Phòng Hạ tầng kinh tế; Thanh tra huyện; Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Phòng Tôn giáo, Dân tộc; Văn phòng HĐND và UBND.

• Những lợi thế của Huyện Trảng Bom:

- Về đất nông nghiệp là 26.445ha, chiếm 81,08% đất tự nhiên của huyện. Nông

nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên nhờ chú trọng mở rộng diện tích, khai hoang, phục hóa.

- Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê, tiêu; cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông, các loại đổ và lúa nước.

- Tài nguyên khoáng sản có Puzlan làm nguyên liệu phụ gia xi măng, trữ lượng

20 triệu tấn, một số mỏ đá quí, mỏ đá Bazan, than bùn, cuội sỏi làm nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng.

- Tiềm năng du lịch: thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, có lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường, sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước ao hồ, thác ghềnh tự nhiên.

• Trảng Bom có quốc lộ 1A chạy qua, nổi tiếng với khu du lịch sinh thái thác Giang Điền. Trảng Bom có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, với các khu công nghiệp như Hố Nai, Sông Mây, Bầu Xéo. Gần đây nhất, Chính phủ đã chấp thuận phê duyệt thành lập khu công nghiệp Giang Điền, cụm công nghiệp Thanh Bình,... Trảng Bom là một huyện phát triển của Đồng Nai kết hợp với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, và thành phố Biên Hòa tạo thành khu trung tâm công nghiệp của tỉnh. Đây cũng là một huyện có nhiều người dân Công giáo của tỉnh Đồng Nai Hiện nay, hầu hết mọi vùng nông thôn của huyện đều có cơ sở vật chất: điện, đường, trường, trạm phát triển khá tốt và trình độ dân trí ngày một nâng cao. Giao thông đã được nhựa hóa các con đường nội bộ trong vùng. Trảng Bom là một trong những huyện có thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất tỉnh khoảng 980 USD/năm.

• Với vị trí kế cận thành phố Biên Hòa, cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh, Trảng Bom có nhiều dự án lớn đi qua địa bàn như đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh -

Long Thành - Dầu Giây, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường Quốc lộ 1A tránh thành phố Biên Hòa.

• Thị trấn Trảng Bom đang ngày cành trở nên xinh đẹp với các khu nhà phố, các khu quy hoạch đô thị lớn. Theo Đại hội đảng bộ huyện khẳng định đưa Trảng Bom trở thành Thị xã vào năm 2015. Theo đó từ nay đến năm 2015, Trảng Bom còn nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu trên. Vì hiện nay, cơ sở hạ tầng và nền tảng xã hội của huyện chưa phát triển đều và đồng bộ.

• Trong tương lai xa Trảng Bom sẽ là một quận chuyên về công nghiệp khi thành phố Biên Hòa trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)