Nhóm biện pháp quản lý TBDH theo các quy định hành chính

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 70 - 71)

● Triển khai chỉ thị, văn bản hướng dẫn của các cấp trên về TBDH: đây là cơ sở pháp lý để nhà trường điều hành hoạt động TBDH có hiệu quả, do đó việc triển khai văn bản, chỉ thị của cấp trên về TBDH đến với toàn bộ cán bộ, giáo viên, công nhân viên là điều cần phải làm, từ đó CB-GV, công nhân viên nhận thức ra những việc phải làm khi nhà trường đề ra các kế hoạch liên quan đến TBDH

● Xây dựng lề lối làm việc và có sự phân cấp trong quản lý, sử dụng bảo quản TBDH: các trường cần thực hiện sự phân cấp rõ ràng trong công tác chỉ đạo, thực hiện việc sử dụng TBDH. Quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng thành viên trong bộ máy quản lý TBDH của nhà trường, cụ thể là:

- Trách nhiệm của hiệu trưởng là chỉ đạo việc trang bị, mua sắm, tìm nguồn kinh phí bổ sung phụ thêm vào ngân sách nhà nước cấp dành cho TBDH.

- Trách nhiệm của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quản lý trực tiếp việc sử dụng TBDH của giáo viên bằng nhiều hình thức, như triển khai văn bản mang tính cập nhật, các tài liệu có liên quan đến cách sử dụng, bảo quản TBDH đến tận giáo viên.

- Trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn trong việc bàn bạc khai thác, sử dụng, bảo quản các TBDH theo nội dung chương trình môn học. Đôn đốc việc theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng TBDH của các giáo viên trong tổ chuyên môn.

- Trách nhiệm của giáo viên là khai thác, sử dụng có hiệu quả các TBDH hiện có, đề xuất TBDH cần trang bị.

- Trách nhiệm của cán bộ thiết bị là:

+ Tổ chức giữ gìn, bảo quản, sắp xếp TBDH, ở các phòng thiết bị, phòng học bộ

môn, phòng thực hành. Giúp giáo viên chuẩn bị TBDH, sắp xếp, bổ sung, sửa chữa các

TBDH, ghi chép vào sổ việc mượn, trả thiết bị, tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng TBDH

+ Theo dõi việc cập nhật TBDH, hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý hành chính TBDH trong đó với yêu cầu tối thiểu là phải có sổ TBDH thiết kế theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đây là sổ gốc quản lý tài sản, đóng dấu xác nhận sau mỗi đợt bổ sung, mua sắm vàđược lưu giữ nhiều năm. Qua sổ theo dõi sử dụng TBDH; giúp cho hiệu trưởng theo dõi quá trình trang bị, mua sắm, sử dụng TBDH của nhà trường, của các tổ chuyên môn, của giáo viên.

+ Xây dựng nội quy phòng thiết bị, phòng học bộ môn, phòng thực hành, quy trình

mượn, trả, trách nhiệm của người sử dụng; thời gian làm việc.

+ Xác định được yêu cầu về quản lý, trách nhiệm của cán bộ phụ trách theo nội dung Quyết định số 41/2000/QĐ-BGD-ĐT về việc ban hành quy chế TBDH trong trường phổ thông.

Quy định chế độ thông tin báo cáo giữa các bộ phận quản lý TBDH: để biết được hoạt động TBDH trong nhà trường như thế nào thì các bộ phận được nhà trường phân công, phân nhiệm phải có chế độ câp nhập thông tin, lưu trữ và báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ cho nhau, trên cơ sở này nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động TBDH, chương trình hành đông về TBDH.

Xây dựng phổ biến nội quy về sử dụng TBDH: để thúc đẩy trang bi, sử dụng cũng như bảo quản TBDH theo yêu cầu mong muốn, trong xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, cần chú trọng đến kế hoạch công tác TBDH bao gồm đầy đủ các nội dung, các nhiệm vụ về quản lý, sử dụng và bảo quản TBDH; có những quy định vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên phải sử dụng TBDH như: Xây dựng nội qui về sử dụng, bảo quản, các quy định báo cáo, thông tin giữa các bộ phận quản lý TBDH, tổ chức kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách TBDH. Tổ chức triển khai quán triệt công tác này ngay từ đầu năm học và chỉ đạo cho cán bộ, giáo viên trong xây dựng kế hoạch tổ nhóm, kế hoạch cá nhân nêu rõ kế hoạch thực hiện, sử dụng và bảo quản TBDH theo từng tháng, từng học kỳ, theo chủ đề, theo bài học, tiết học….để nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm về công tác quản lý TBDH cho tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong toàn trường.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)