Thực trạng xây dựng kế hoạch công tácTBDH

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 50 - 52)

Xây dựng kế hoạch là một trong những chức năng quản lý, vì thế để quản lý tốt công tác TBDH, nhà trường cần phải quan tâm đến việc lập kế hoạch quản lý TBDH. Việc tìm hiểu thực trạng xây dựng kế hoạch công tác quản lý TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom thông qua việc đánh giá của CB –GV về mức thường xuyên và mức hiệu quả trong các nội dung quản lý TBDH.

Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch công tác thiết bị được trình bày trong bảng 2.7.

Bảng 2.7: Xây dựng kế hoạch công tác TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom

STT Nội dung Mức thường xuyên

Mức hiệu quả ĐTB ĐTB

1 Khảo sát, thống kê hiện trạng TBDH hiện

có trong nhà trường

3.40 3.24

2 Xác định mục tiêu TBDH, phân loại mục tiêu ưu tiên

3.43 3.34

3 Xây dựng nội dung hoạt động, biện pháp quản lý TBDH

3.25 3.27

4 Lập kế hoạch tổng thể quản lý TBDH 3.31 3.13

5 Hướng dẫn các bộ phận lên kế hoạch,

chương trình hành động cụ thể

3.35 3.37

6 Duyệt các loại kế hoạch về TBDH 3.42 3.39

Điểm trung bình chung 3.39 3.29

Kết quả thống kê 2.7 cho thấy, đánh giá chung trong việc xây dựng kế hoạch công tác TBDH là Khá, thể hiện qua điểm trung bình chung của việc đánh giá xây dựng kế hoạch ở mức thường xuyên là 3.39 và ở mức hiệu quả là 3.29. Tuy nhiên tìm hiểu từng trường

THPT, các nội dung của kế hoạch công tác thiết bị còn vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các trường tư thục, kế tới là các trường công lập mới hình thành.

Với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay thì việc xây dựng kế hoạch công tác TBDH là một công việc khó khăn đòi hỏi năng lực và kỹ năng của người quản lý. Vì kế hoạch này cần phải sáng tạo, phải có kỹ năng phân tích phán đoán về tình hình trang bị, mua sắm, sử dụng, bảo quản, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đòi hỏi phải có nguồn kinh phí cho công tác TBDH.

Qua tham khảo hồ sơ quản lý của các trường THPT huyện Trảng Bom, nhận thấy TBDH của một số trường trường THPT huyện Trảng Bom hiện nay có cái thiếu, có cái thừa, có cái vẫn còn dưới dạng hình thức không ứng dụng khả thi vào quá trình dạy học của

giáo viên. Nhà trường chưa tổ chức thống kê, thanh lý, mua sắm thêm, việc xác định các

mục tiêu, phân loại mục tiêu ưu tiên về TBDH; lập kế hoạch tổng thể còn hạn chế. Phần lớn chỉ quan tâm đến kế hoạch mua sắm, kế hoạch sử dụng, bảo quản chưa chi tiết; việc hướng dẫn các bộ phận lên kế hoạch, chương trình hành động; duyệt các loại kế hoạch về TBDH theo yêu cầu của giáo viên, của tổ chuyên môn gần như không đề cập hoặc làm lấy lệ cho có để báo cáo dẫn đến các nội dung hoạt động quản lý TBDH đơn giản, biện pháp buông lỏng. TBDH được trang bị gần như nằm trong kho thiết bị, hư dần theo tháng ngày; từ đó hiệu quả tiết dạy chưa cao. Các trường chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng công tác thiết bị, chưa gắn trách nhiệm của tổ trưởng trong việc quản lý TBDH, nên các tổ chuyên môn ít quan tâm đến công tác quản lý này, dẫn đến việc lập kế hoạch của tổ ít đề cập đến công tác

TBDH. Ví dụ nội dung 1 của bảng 2.7 (trong phần phụ lục) có 1.0% CB-GV đánh giá các

trường THPT không thực hiện và 6.9% CB-GV đánh giá trường THPT không thường xuyên thực hiện; mức hiệu quả có 14.1% CB-GV đánh giá trường THPT đạt mức trung bình và

1.0% CB-GV đánh giá trường THPT yếu thường rơi vào các trường này. Tương tự cho các

nội dung khác có trong bảng 2.7.

Tìm hiểu thêm chúng tôi thấy số trường này có:

- Kế hoạch đầu tư, mua sắm chưa sát với tình hình thực tế. - Kế hoạch sử dụng, khai thác TBDH chưa cụ thể, chưa chi tiết.

- Kế hoạch bảo quản, sửa chữa TBDH chưa theo kế họach.

Riêng đối với các trường THPT làm tốt các nội dung từ 1 đến 6 của công tác xây dựng kế hoạch TBDH thì mức hiệu quả từ khá đến tốt rất cao.

Tóm lại: qua khảo sát và xử lý số liệu ở bảng trên của các trường THPT huyện Trảng Bom, có thể rút ra một số nhận xét chung:

Đối với công tác lập kế hoạch của các trường được đánh giá ở mức độ khá (ĐTB chung 3.39), điều này thể hiện sự quan tâm của nhà trường trong công tác lập kế hoạch hàng năm. Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy rằng:

- Việc lập kế hoạch của các trường THPT chưa được chủ động, hầu hết đều dựa vào

văn bản chỉ đạo của cấp trên (Bộ, Sở), nguồn lực để thực hiện kế hoạch còn nhiều hạn chế: phụ thuộc vào nguồn kinh phí Nhà nước, công tác xã hội hóa cho TBDH còn thấp.

- Mặc dầu kế hoạch được chủ động xây dựng ngay từ đầu năm học, nhưng khi triển

khai thực hiện thường chậm so với kế hoạch do qui định cơ chế mua sắm, trang bị ...còn nhiều bất cập.

- Đối với hiệu trưởng kỹ năng lập kế hoạch còn nhiều hạn chế, phần lớn các hiệu

trưởng chỉ quan tâm đến việc lập kế hoạch mua sắm, còn công tác lập kế hoạch sử dụng, bảo quản ... chưa được quan tâm đến yêu cầu sử dụng TBDH của giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)