Thực trạng tổ chức chỉ đạo thực hiện công tácTBDH

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 52 - 62)

2.3.2.1 Thực trạng tổ chức - chỉ đạo việc trang bị TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom

Bảng 2.8a: Tổ chức - chỉ đạo việc trang bị TBDH của các trường THPT Trảng Bom

Stt Nội dung Mức thường xuyên

Mức hiệu quả ĐTB ĐTB

1 Quán triệt các văn bản của Bộ về danh mục

TBDH và các yêu cầu trang bị.

3.39 3.29

2 Phân công các bộ phận cá nhân thực hiện việc

trang bị, mua sắm TBDH theo kế hoạch

3.14 3.36

3 Mua sắm một số TBDH theo đề nghị của Tổ

chuyên môn, của GV

3.16 3.20

4 Tổ chức chỉ đạo các phong trào tự làm đồ dùng dạy học để tăng thêm lượng TBDH

5 Quy định các loại hồ sơ sổ sách về TBDH 3.44 3.25

6 Chỉ đạo việc sắp xếp, việc ghi chép các loại

TBDH nhập-xuất

3.17 3.43

7 Tổ chức tìm kiếm, huy động các nguồn kinh

phí để trang bị, mua sắm TBDH

3.10 3.11

Điểm trung bình chung 3.21 3.27

Kết quả thống kê bảng 2.8a cho thấy thực trạng tổ chức – chỉ đạo việc trang bị TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom ở mức Khá có điểm trung bình chung là 3.21. Nhiều trường thể hiện các nội dung trong công tác tổ chức – chỉ đạo này thường xuyên, rất thường xuyên nên hiệu quả của công tác này tốt, rất tốt, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có trường công tác này chưa đạt. Cụ thể:

- Triển khai quán triệt các văn bản của Bộ Giáo Dục đến với toàn thể CB-GV về danh mục TBDH cũng như các yêu cầu trang bị TBDH trong nhà trường, để thấy rằng đây là một trong những yêu cầu bắt buộc Nhà trường cần phải trang bị - mua sắm và phải tìm mọi cách trang bị đủ các loại thiết bị này; phần giáo viên phải sử dụng triệt để các thiết bị đó. Tuy

nhiên với nội dung này bảng đánh giá 2.8a (phần phụ lục) ghi nhận có 4.2% CB-GV đánh

giá nhà trường không thường xuyên thực hiện việc tổ chức chỉ đạo trang bị mua sắm đủ TBDH, đánh giá hiệu quả nội dung này trong công tác chỉ đạo vẫn có 9.2% CB-GV đánh

giá mức trung bình, 1,6% CB-GV đánh giá mức yếu.

- Đánh giá phân công các bộ phận cá nhân thực hiện việc trang bị mua sắm TBDH

theo kế hoạch cho thấy: nhà trường chưa phân công, phân nhiệm rõ ràng công tác thiết bị, chưa gắn trách nhiệm của tổ trưởng trong việc quản lý TBDH, nên các tổ chuyên môn ít quan tâm đến công tác quản lý này, dẫn đến việc lập kế hoạch của tổ ít đề cập đến công tác TBDH. Vì thế có 9.5% CB-GV đánh giá nhà trường không thực hiện nội dung này, mức hiệu quả có 7.2% CB-GV đánh giá mức trung bình và 2.0% CB-GV đánh giá mức yếu.

- Tương tự các nội dung 3 đến nội dung 6 trong bảng đánh giá 2.8a về việc tổ chức – chỉ đạo trang bị mua sắm TBDH vẫn có số phần trăm CB-GV đánh giá mức trung bình, yếu ở các nội dung này.

Tóm lại: trong công tác tổ chức – chỉ đạo trang bị mua sắm một số trường làm rất tốt nhưng một số trường vẫn còn bị CB-GV đánh giá nhà trường trung bình hoặc yếu. Tìm hiểu ở một số trường chúng tôi nhận thấy:

- Chưa tổ chức chỉ đạo thường xuyên việc quán triệt cho cán bộ giáo viên các văn bản và danh mục và yêu cầu trang bị cũng như việc phân công các bộ phận cá nhân trong việc trang bị mua sắm TBDH.

- Chưa chủ động tổ chức huy động nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục để trang bị bổ sung TBDH, còn tư tưởng trông chờ từ nguồn kinh phí được cấp của Sở Giáo Dục, chưa mạnh dạn lập kế hoạch thanh lý TBDH xuống cấp hay hết hạn sử dụng, kế hoạch mua sắm bổ sung đầy đủ hóa chất, dụng cụ,…

- Chưa tổ chức được giáo viên tham gia làm đồ dùng dạy học, để làm tăng lượng

TBDH trong nhà trường.

- TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom hiện nay có cái thiếu, có cái thừa,

có cái vẫn còn dưới dạng hình thức không ứng dụng khả thi vào quá trình dạy học của giáo viên nhưng nhà trường chưa tổ chức thống kê, thanh lý, mua sắm thêm số TBDH theo đề nghị của tổ chuyên môn, của giáo viên.

- Chưa quy định hoặc chưa thường xuyên cụ thể các loại hồ sổ sách về TBDH và

quản lý các loại hồ sơ sổ sách này cho chặt chẽ cũng như việc tổ chức việc sắp xếp, ghi chép các loại TBDH nhập – xuất

- Chưa tổ chức để lấy ý kiến phản hồi từ giáo viên bộ môn trực tiếp sử dụng các

TBDH của Sở Giáo Dục cấp về hoặc các dụng cụ dạy học mà giáo viên tự làm ra, hiệu quả hay không hiệu quả, có nên chăng sử dụng nữa hay không vẫn chưa có buổi tọa đàm nào nào để tháo gỡ những vấn đề này.

2.3.2.2 Thực trạng tổ chức, chỉ đạo sử dụng TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom

Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: thiết bị dạy học là một trong những thành tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học phải là những thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình và sách giáo khoa mới; phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm; từng bước ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các trường phổ thông. Như thế ngày nay, việc trang bị trang thiết bị dạy học cho các trường học và quản lý việc thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong các trường phổ thông là một việc làm cần thiết để đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức, chỉ đạo sử dụng TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom thể hiện ở bảng 2.8b.

Bảng 2.8b: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo sử dụng TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom

Stt Nội dung Mức thường xuyên

Mức hiệu quả ĐTB ĐTB

1 Tổ chức cho CBQL-GV nghiên cứu, quán

triệt yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học.

3.17 3.36

2 Tổ chức giới thiệu danh mục thiết bị hiện có trong nhà trường

3.22 3.22

3 Chỉ đạo Tổ chuyên môn, GV lập kế hoạch

sử dụng TBDH trong kế hoạch bài dạy.

3.43 3.58

4 Chỉ đạo Tổ CM thảo luận, thống nhất mục

tiêu, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học có sử dụng TBDH.

3.23 3.04

5 Chỉ đạo cung cấp cho giáo viên các tài liệu

hướng dẫn sử dụng TBDH.

3.31 3.33

6 Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng TBDH.

3.37 3.33

7 Dự giờ thao giảng, nhận xét, đánh giá, các

tiết dạy có sử dụng TBDH nhân điển hình các tiết dạy tốt này.

3.41 3.34

8 Trao đổi kinh nghiệm trong việc sử dụng TBDH, viết sáng kiến kinh nghiệm.

3.17 3.14

9 Đưa việc sử dụng TBDH vào các tiêu chí

thi đua trong nhà trường.

3.14 3.20

10 Tổ chức chỉ đạo ghi chép, theo dõi, thống kê tần suất sử dụng của từng GV ở các môn học

11 Tổ chức hội thi đồ dùng dạy học và cấp kinh phí cho các ĐDDH có giá trị

3.10 3.17

12 Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho CBQL, giáo

viên về phương pháp, kỹ năng sử dụng TBDH theo định kỳ năm, chu kỳ.

3.32 3.35

Điểm trung bình chung 3.28 3.28

Qua bảng 2.8b, thực trạng tổ chức, chỉ đạo sử dụng TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom được đánh giá chung là khá với điểm trung bình chung 3.28 và hiệu quả của công tác này 3.28. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, phần lớn các trường tổ chức chỉ đạo thực hiện một số vấn đề sau:

- Nhà trường tổ chức, chỉ đạo cho các thành viên nghiên cứu theo các hướng dẫn của SGD&ĐT: về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra. CB-GV đánh giá trường THPT 55.6% (TX) và 30.7% (RTX); 54.6% (K) và 40.5% (T).

- Giới thiệu danh mục hiện có trong nhà trường để giáo viên biết để khai thác, sử dụng thiết bị dạy học đặc biệt ở các bộ môn thực nghiệm như: Vật lý, Hóa học, Sinh học và môn Công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. CB-GV đánh giá trường THPT 44.4% (TX) và 39.2% (RTX); 46.7% (K) và 40.5% (T).

- Xây dựng kế hoạch thí nghiệm thực hành cho tổ bộ môn, hướng dẫn xây dựng và

quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, trong đó có cả việc sử dụng TBDH như: thời điểm, bài dạy, mức độ kiến thức, những thiết bị nào được sử dụng… Theo dõi sâu sát công tác sử dụng thiết bị dạy học, phát hiện được các trường hợp giáo viên không sử dụng thiết bị, sử dụng không đúng quy trình, sử dụng có tính chất đối phó, chiếu lệ, không hiệu quả, tạo điều kiện cho giáo viên khai thác, sử dụng có hiệu quả. CB-GV đánh giá trường THPT 42.8% (TX) và 50.7% (RTX); 27.5% (K) và 65.4% (T).

- Tham gia dự giờ, đánh giá được mức độ sử dụng và kỹ năng sử dụng TBDH của

GV, xếp loại GV, đề xuất khen thưởng. CB-GV đánh giá trường THPT 30.4% (TX) và 58.5% (RTX); 35.6% (K) và 52.3% (T).

- Thực hiện sắp xếp, phân loại TBDH theo môn học, khối lớp, một cách hợp lý, khoa học trong phòng thiết bị, phòng thực hành, phòng bộ môn để tạo điều kiện cho giáo viên khai thác, sử dụng TBDH có hiệu quả. Theo dõi được công tác sử dụng TBDH, phát hiện được các trường hợp giáo viên không sử dụng thiết bị, sử dụng không đúng quy trình, không

đúng mục đích, không đúng phương pháp sử dụng có tính chất đối phó, không hiệu quả, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, khiển trách. Tham gia thống kê, kiểm kê, đánh giá TBDH, đánh giá kỹ năng thí nghiệm thực hành của học sinh; hỗ trợ tích cực cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng quản lý TBDH. CB-GV đánh giá trường THPT 51.3% (TX) và 43.1% (RTX); 50.7% (K) và 41.8% (T).

- Tổ chức, chỉ đạo thống kê được mức độ sử dụng TBDH của giáo viên; có đầy đủ

các loại hồ sơ quản lý TBDH như: sổ thiết bị giáo dục, sổ sử dụng thiết bị giáo dục, sổ mượn – trả thiết bị, sổ ghi ký hiệu tranh ảnh, đồ dùng, sổ thống kê các tiết thí nghiệm thực hành, sổ thống kê các tiết có sử dụng thiết bị dạy học. Ghi chép, cập nhật hồ sơ sổ sách quản lý thiết bị đúng qui định; quản lý được kế hoạch mượn, trả TBDH, đăng ký thực hành, quản lý tốt các giờ thực hành tại phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn,… để mỗi học kỳ căn cứ các kết quả báo cáo về mức độ sử dụng TBDH của từng giáo viên mà đánh giá chất lượng của giáo viên theo tiêu chí thi đua trong nhà trường. CB-GV đánh giá trường THPT 37.9 (TX) và 55.2% (RTX); 53.6% (K) và 39.5% (T).

- Trao đổi kinh nghiệm, viết sáng kiến kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, hỗ trợ rất tích cực cho giáo viên bộ môn có đầy đủ TBDH mang lên lớp cũng như thí nghiệm thực hành tại phòng thí nghiệm. CB-GV đánh giá trường THPT 57.1% (TX) và 33% (RTX); 54.2% (K) và 32.7% (T).

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng học tập chuyên đề về phương pháp, kỹ năng sử dụng

TBDH. CB-GV đánh giá trường THPT 37.6% (TX) và 48% (RTX); 37.6% (K) và 51.6%

(T).

- Tổ chức hội giảng có sử dụng TBDH, tổ chức phong trào tự làm đồ dùng dạy học

và cấp kinh phí làm đồ dung dạy học. CB-GV đánh giá trường THPT 61.8% (TX) và 24.5% (RTX); 51/6% (K) và 35.9% (T).

Bên cạnh đó có một số trường mà CB-GV tham đánh giá công tác tổ chức, chỉ đạo sử dụng TBDH cho kết quả từ yếu đến trung bình, nguyên nhân cho là không thường xuyên, không thực hiện các nội dung trong bảng 2.8a. Chẳng hạn:

- Hồ sơ sổ sách quản lý về TBDH còn sơ sài, công tác tổ chức, chỉ đạo thống kê-

kiểm kê các TBDH hiện có ít được quan tâm thường xuyên, không thực hiện kiểm tra-thanh tra theo định kỳ tháng, học kỳ, năm học về công tác TBDH dẫn đến việc ghi chép cập nhật số liệu, thống kê về TBDH chưa được chính xác. CB-GV đánh giá trường THPT 9.2% (KTX) và 0.3% (KTH); 6.5% (TB) và 6.9% (Y).

- Thông tin về thực trạng thiết bị không được cập nhật thường xuyên (trang bị, mua sắm thêm, hư hỏng, hóa chất quá hạn, nắm bắt các đề xuất của GV về thiết bị …) làm cho giáo viên không biết đươc thiết bị có hay không, dùng được hay không dùng được. CB-GV đánh giá trường THPT 15% (KTX) và 1.3% (KTH); 6.5% (TB) và 6.2% (Y).

- Giáo viên kiêm nhiệm, Cán bộ thiết bị không được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn

về TBDH nên không có kiến thức cơ bản về công việc mình đang phụ trách, không nắm vững được các loại thiết bị dạy học, nội dung chương trình dạy học, nội dung bài dạy có sử dụng TBDH, không có khả năng sửa chữa nhỏ khi thiết bị hư hỏng, cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng của giáo viên. Cán bộ thiết bị dạy học chưa qua đào tạo nên việc chuẩn bị, trợ giúp cho giáo viên bộ môn phần nào bị hạn chế. Từ việc cán bộ thiết bị thiếu nghiệp vụ, việc chuẩn bị đồ dùng, TBDH phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên bộ môn không thực hiện đồng bộ, kém hiệu quả, không tạo được sự hứng thú học tập của học sinh dẫn đến tiết dạy không đạt yêu cầu, học sinh không được rèn luyện kỹ năng thực hành. CB-GV đánh giá trường THPT 13.1% (KTX) và 1.3% (KTH); 4.9% (TB) và 5.9% (Y).

Những vấn đề sau cũng đươc đa số CB- GV trao đổi qua phỏng vấn cho rằng cũng làm ảnh hưởng đến việc sử dung TBDH trong nhà trường:

- Việc bảo quản thiết bị dạy học đôi khi phó mặc cho cán bộ quản lý thiết bị, chưa quan tâm đến công tác sửa chữa, khắc phục các hư hỏng đơn giản; có tư tưởng ỷ lại việc trang bị TBDH từ kinh phí, không tận dụng các thiết bị hiện có, cải tiến cho phù hợp với điều kiện của nhà trường;

- Công tác quản lý thiết bị dạy học ít được kiểm tra, đôn đốc, ít nhắc nhở GV tự làm đồ dùng dạy học.

- Chưa mạnh dạn lập kế họach đề xuất những thiết bị bộ môn đang cần, tham mưu

cho hiệu trưởng để nhà trường có kế hoạch mua sắm bổ sung đầy đủ cho giáo viên sử dụng trong các tiết dạy, thí dụ như hóa chất, dụng cụ dùng trong thí nghiệm bị hư hỏng, thiếu ,…

- Chưa chủ động kiểm kê – thống kê TBDH của bộ môn về các tình trạng hư hỏng,

thiếu, đủ, và hiện có để đề nghị nhà trường trang bị bổ sung TBDH; Vẫn còn mang nặng tư tưởng trông chờ từ nguồn cung cấp trang bị của cấp SGD&ĐT;

- Chưa thật sự quan tâm đến phong trào làm đồ dùng dạy học, dẫn đến chưa tập hợp được nguồn lực giáo viên để phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong nhà trường.

- Không quan tâm đến việc kiểm tra chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên; việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học của các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học, đặc biệt tiết thực hành có điểm hệ số 2 mà chương trình qui định

Tổ trưởng chuyên môn không được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về TBDH, không có kiến thức cơ bản về công việc mình đang phụ trách; dẫn đến chưa nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quản lý thiết bị dạy học.

- Một số trường không có cán bộ chuyên trách thiết bị, nên giáo viên bổ nhiệm về dôi ra được phân công làm cán bộ quản lý thiết bị nên không nắm được số lượng chất lượng các TBDH, không nắm được các tính năng, đặc điểm, tác dụng của các thiết bị đã lúng túng trong khâu chuẩn bị TBDH cho giáo viện, khâu mượn - trả TBDH, khâu bảo quản…

2.3.2.3. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo bảo quản TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom

Bảng 2.8.c: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo bảo quản TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom

Stt Nội dung Mức thường xuyên

Mức hiệu quả ĐTB ĐTB

1 Tuyển chọn CBTB đúng chuyên môn,

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)