Thực trạng kiểm tra – đánh giá công tácTBDH

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 62 - 64)

Bảng 2.9: Thực trạng kiểm tra – đánh giá công tác TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom

Stt Nội dung Mức thường xuyên

Mức hiệu quả ĐTB ĐTB

1 Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra việc trang bị, sử dụng, bảo quản

3.42 3.27

2 Xác định mục tiêu kiểm tra 3.45 3.46

3 Xây dựng nội dung, hình thức, biện pháp kiểm tra

3.27 3.13

4 Xây dựng lực lượng kiểm tra, quy trình kiểm

tra

3.25 3.22

5 Xác định kết quả, phân tích, đánh giá kết quả 3.30 3.24

6 Rút kinh nghiệm, điều chỉnh 3.50 3.22

Điểm trung bình chung 3.37 3.26

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng của người làm công tác quản lý, nhất là hiệu trưởng để qua đó nắm bắt lại các thông tin phản hồi trong quá trình quản lý, từ đó có thể điều chỉnh những sai sót trong các quyết định chỉ đạo của mình, uốn nắn những lệch lạc của các thành viên trong quá trình thực hiện.

Nhận định về công tác này, đa số ý kiến đều xác định việc kiểm tra đánh giá công tác TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom ở mức độ khá (mức thường xuyên có điểm trung bình chung là 3.37, mức hiệu quả của công tác này là 3.26), đây là ý kiến phù hợp với thực tế, vì hiện nay công tác kiểm tra đánh giá TBDH là một khâu còn hạn chế trong nhà trường.

- Một số trường chưa xác định các tiêu chuẩn để kiểm tra đánh giá việc mua sắm

trang bị, sử dụng, bảo quản. Có 0.7% CB-GV đánh giá trường THPT không thường xuyên thực hiện và 6.9% CB-GV đánh giá trường THPT không thực hiện công tác này (bảng 2.9).

- Có trường chưa xác định thường xuyên mục tiêu kiểm tra, chưa có tiêu chí kiểm tra

– đánh giá việc sử dụng và bảo quản TBDH hoặc có nhưng chưa chặt chẽ để áp dụng tính

giá trường THPT chưa thường xuyên, 0.7% CB-GV đánh giá trường THPT không xác định được mục tiêu. Hiệu quả có 11.4% CB-GV đánh giá trường THPT đạt trung bình

- Một số trường chưa xây dựng được các nội dung, hình thức kiểm tra, biện pháp

kiểm tra, bảng điều tra 2.9 cho thấy số này chiếm tỉ lệ 0.7% và một số trường không thực hiện thường xuyên việc này có tỉ lệ 7.8%, cả hai đánh giá mức hiệu quả thuộc vào loại trung bình chiếm tỉ lệ 9.8% (bảng 2.9).

Tìm hiểu về công tác kiểm tra- đánh giá TBDH chúng tôi nhận thấy:

- Công tác kiểm tra-đánh giá kế hoạch mua sắm, trang bị TBDH, Hiệu trưởng thường giao khoán hẳn cho cán bộ thiết bị, nên lượng thiết bị trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH.

- Công tác sử dụng, bảo quản chủ yếu dựa vào sự nhiệt tình của giáo viên, nên việc kiểm tra đánh giá công tác sử dụng TBDH Hiệu trưởng thường chỉ nhắc nhở ở các cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường.

- Không quan tâm đến việc kiểm tra chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên; việc

khai thác, sử dụng thiết bị dạy học của các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học, đặc biệt tiết thực hành có điểm hệ số 2 mà chương trình qui định, nên việc xác định kết quả, phân tích, đánh giá kết quả thường không thực hiện (chiếm tỉ lệ 0.3%) hoặc không thường xuyên (chiếm tỉ lệ 6.2%)

- Một số trường lực lượng kiểm tra thiếu nhân sự hoặc chưa đúng thành phần, không tuân thủ các bước kiểm tra, các quy trình kiểm tra; lực lượng kiểm tra thành lập nhất thời không có tính lâu dài ổn định để tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ này nâng cao nghiệp vụ.

- Công tác kiểm tra – đánh giá của tổ trưởng chuyên môn thực hiện không được thường xuyên chiếm tỉ lệ khá cao, còn bỏ qua không thực hiện, kiểm tra qua loa, lấy lệ nên nhiều mặt kết quả thực hiện kiểm tra chưa đạt. Đánh giá vấn đề này có 12.4% CB-GV đánh giá trường THPT không thường xuyên và 0.7% CB-GV đánh giá trường THPT không thực hiện xây dựng lực lượng kiểm tra, quy trình kiểm tra, từ đó kéo theo hiệu quả công việc có 11.8% CB-GV đánh giá trường THPT đạt trung bình và 6.2% CB-GV đánh giá trường THPT đạt yếu.

- Một số trường có một số vấn đề cần phải điều chỉnh sau mỗi tiết dạy hoặc sau mỗi chuyên đề về công tác TBDH chưa hoặc ít được mổ xẻ, phân tích, để rút kinh nghiệm hoặc có nhưng không thường xuyên làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra – đánh giá. Trong bảng 2.9 cho thấy 14.1% CB-GV đánh giá trường THPT không thực hiện việc rút

kinh nghiệm, điều chỉnh dẫn đến hiệu quả có 10.1% CB-GV đánh giá trường THPT đạt trung bình và 6.2% CB-GV đánh giá trường THPT đạt loại Yếu trong công tác này.

Tóm lại: Qua tìm hiểu các trường THPT huyện Trảng Bom, chúng tôi nhận thấy việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch công tác TBDH của một số trường chỉ thực hiện nghiêm túc khi có thanh tra, kiểm tra toàn diện. Do vậy, việc kiểm tra, đánh giá cũng còn nhiều hạn chế, các trường THPT huyện Trảng Bom cần phải có những biện pháp thật cụ thể, tích cực và thường xuyên hơn trong hoạt động kiểm tra đánh giá mới có thể góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)