Trảng Bom với vị trí địa lý, kinh tế, xã hội như trình bày ở trên đã làm giáo dục
THPT tại huyện nhà phát triển, bên cạnh các trường THPT do nhà nước đầu tư, còn có sự
tham gia xã hội hóa giáo dục của nguòi dân, nên mật độ trường THPT ở huyện Trảng Bom
nhiều hơn so với các trường THPT ở các huyện khác. Cụ thể có trường THPT Thống Nhất
A là trường điểm của huyện, THPT Ngô Sỹ Liên, THPT Bầu Hàm, THPT Dân Tộc Nội Trú
Tỉnh, ngoài ra còn có các trường THPT tư thục khác như: THPT Trần Đại Nghĩa, THPT Trịnh Hoài Đức, THPT Trần Quốc Tuấn, THPT Văn Lang. Tất cả các trường này đều có cơ sở vật chất khá đầy đủ, xây dựng khá qui mô, kinh phí đầu tư lên tới nhiều tỉ đồng.
2.1.2.1. Quy mô trường, lớp, CSVC phục vụ dạy và học ● Quy mô trường, lớp.
Cấp THPT ở huyện Trảng Bom có 8 trường: THPT Thống Nhất A, THPT Nội Trú
Dân Tộc Tỉnh, THPT Bàu Hàm, THPT Ngô sỹ Liên, THPT TT Trịnh Hoài Đức, THPT TT Trần Quốc Tuấn, THPT TT Trần Đại Nghĩa, THPT TT Văn Lang.
Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp và học sinh THPT huyện Trảng Bom từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2010 – 2011 Trường THPT Năm học 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 - 2011 Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh
Thống Nhất A 42 1870 42 1836 42 1866 Ngô Sĩ Liên 33 1465 36 1618 35 1549 Bàu Hàm 06 265 14 611 17 735 Nội Trú Dân Tộc Tỉnh 09 402 9 377 08 356 TT Trần Đại Nghĩa 24 1049 30 1363 36 1607 TT Trịnh Hoài Đức 07 785 12 512 11 459 TT Trần Quốc Tuấn 32 1452 21 948 21 935 TT Văn Lang 12 562 10 428 08 359 Tổng Cộng: 165 7850 174 7693 178 7866
Qua bảng số liệu ta nhận thấy, trong các năm học qua số lượng học sinh ra lớp ở các trường công lập tương đối ổn định, có một số trường tư thục số lượng học sinh ra lớp không được ổn định, tăng ở những năm đầu, giảm dần ở những năm sau. Lượng học sinh giảm dần ở các trường tư thục do chủ trương phân luồng của Bộ giáo dục, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 9 đi vào học nghề do Đại học Lâm nghiệp 2, Cao đẳng nghề Vinatex, Trung cấp nghề cơ giới 3, Trung tâm giáo dục thường xuyên, đóng trên địa bàng huyện Trảng Bom mở ra; một số em khác đi làm ở các khu công nghiệp trong Huyện.
●Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy
Hiện nay, các trường THPT trên địa bàn huyện Trảng Bom đều xây dựng với nhiều tầng lầu có phòng học kiên cố, hầu hết các trường có phòng thí nghiệm thực hành, nhưng chỉ có 4 trường có phòng học bộ môn. Phòng thiết bị của các trường tư thục từ trước đến nay chưa được quan tâm đúng mức, phòng TBDH này gần giống như một nhà kho chứa tất cả các thiết bị, đồ dùng dạy học, tranh ảnh, …Các trường công lập sắp đặt bài bản khoa học hơn, nổi trội hơn có trường điểm của huyện THPT Thống Nhất A.
Nhìn chung cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đáp ứng được trước yêu cầu dạy và học hiện nay. Thậm chí trường THPT Bàu Hàm trước đây 2 năm dù chính thức thành lập trường nhưng phòng học còn chưa được trang bị đầy đủ để học sinh học tập, phải mượn phòng học của điểm trường THCS cách đó khoảng 2 km để thực hiện việc dạy và học cho
học sinh. Điều này, gây không ít trở ngại cho việc quản lý giáo dục và giảng dạy cho học sinh trên lý thuyết chưa kể giảng dạy có sử dụng TBDH, tất yếu kéo theo công tác quản lý TBDH là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn.
2.1.2.2. Chất lượng giáo dục THPT
Bảng 2.2: Thống kê 2 mặt giáo dục của học sinh 8 trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Năm học Tổng HS
Hạnh kiểm (%) Học lực (%)
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
2008 – 2009 7850 55,7 30,3 11,8 2,2 2,0 25,3 51,9 19,8 1.0
2009 – 2010 7693 61,3 28,5 8,2 2.0 2,7 28,1 47,8 19,9 1,5
2010 – 2011 7866 62,3 28,5 6,8 2,4 2,8 29,6 51,3 15,7 0.5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ năm học của Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai)
Từ các số liệu trong bảng chúng ta thấy kết quả 2 mặt giáo dục học sinh các trường THPT huyện Trảng Bom trong những năm thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới có chiều hướng tăng lên.
2.1.2.3. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý TBDH
Đội ngũ cán bộ quản lý công tác TBDH gồm có: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ quản lý TBDH, giáo viên.
Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý TBDH các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được thống kê như sau:
Bảng 2.3: Thống kê đội ngũ quản lý công tác thiết bị dạy học của 8 trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Trường THPT
Đội ngũ quản lý Thời gian tham gia công tác quản lý Tổng số cán bộ giáo viên Ban Giám Hiệu Tổ trưởng Cán bộ TBDH 1– 2 năm 3– 5 năm Trên 5 năm
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT huyện Trảng Bom, Đồng Nai có tư tưởng chính trị vững vàng, thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng và có năng lực quản lý khá tốt.
Tuy nhiên, phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý TBDH chưa qua trường lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý TBDH, chỉ được tập huấn thông qua các đợt bồi dưỡng hàng năm của SGD&ĐT, thông tin về quản lý TBDH ít được cập nhật thường xuyên nên việc quản lý công tác TBDH chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay trong công tác dạy và học có sử dụng TBDH. Đa số cán bộ quản lý giáo dục vẫn xem quản lý TBDH là nhiệm vụ quan trọng trên lý thuyết, chưa thấy được việc quản lý tốt TBDH sẽ góp phần quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải đi đôi với thực tế, không còn phương pháp học tập chỉ theo hướng tiếp thu lý thuyết kinh điển. Trong quản lý TBDH các trường hầu như chủ yếu dựa vào thông tư văn bản chỉ đạo của cấp trên, thiếu chủ động sáng tạo trong công việc quản lý thiết bị dạy học; việc quản lý không dựa vào tình hình đặc điểm của trường, đặc điểm đối tượng học sinh.
Tất cả những điều vừa kể trên, một phần nào đó là nguyên nhân làm cho công tác quản lý TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom còn hạn chế.
Thống Nhất A 3 6 1 1 6 3 95 Ngô Sỹ Liên 3 6 1 5 3 79 Bầu Hàm 3 4 1 9 1 38 Nội trú dân tộc Tỉnh 3 3 1 4 3 18 Trần Đại Nghĩa 3 4 1 2 4 1 81 Trịnh Hoài Đức 2 3 1 1 6 23 Trần Quốc Tuấn 2 4 1 1 5 47 Văn Lang 1 2 1 3 3 18 Tổng cộng 20 32 8 14 34 13 399