Bảng 2.4.e: Nguồn trang bị TBDH tại các trường THPT huyện Trảng Bom
Đánh giá Nội dung Mức độ đánh giá NSNN NSNN+TB tự làm NSNN+ XHH F % F % f %
Nguồn trang bị TBDH tại các
trường THPT huyện Trảng Bom 207 67.6 68 22.2 31 10.1
* Thiết bị dạy học trang bị từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước
Để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới nội dung chương trình, trong những năm qua và hiện nay các trường THPT huyện Trảng Bom được Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai trang bị, cung cấp hàng loạt thiết bị dạy học ở các bộ môn, trong đó nhiều nhất ở bộ môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học và môn Công nghệ, Tin học, Giáo dục quốc phòng theo từng năm phù hợp với từng năm thay sách giáo khoa. Từ bảng 2.4e cho thấy thiết bị dạy học trang bị từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước chiếm tỉ lệ 67.6%. Điều này đã tạo ra một bộ mặt mới về TBDH trong các trường THPT.
- TBDH trang bị cho các trường THPT phục vụ cho việc đổi mới nội dung chương trình, đảm bảo sự đồng bộ theo bộ môn, các môn học: Vật lý, Hóa học, Sinh, Công nghệ đều có các bộ thí nghiệm cho 6 nhóm học sinh thực hiện các thí nghiệm thực hành và một bộ thí nghiệm thực hành biểu diễn cho giáo viên, bộ này có kích thước lớn hơn và chất lượng tốt hơn. Việc trang bị đồng bộ của các bộ thí nghiệm theo môn học giúp cho công tác quản lý theo môn học thuận lợi. Tính năng và chất lượng có hiệu quả hơn so với bộ thiết bị dạy học cũ.
- Việc trang bị TBDH theo khối lớp, hình thức, mẫu mã tương đối đa dạng, phong
phú, dễ lắp rắp sử dụng, một số thiết bị đã thể hiện tính hiện đại, áp dụng công nghệ mới trong chế tạo như TBDH của môn Vật lý và môn Sinh học đã tạo nên sự hứng thú trong lúc sử dụng và học tập của giáo viên và học sinh.
● Hạn chế:
- Việc cung cấp không kịp thời, do phải trải qua nhiều khâu: từ việc chọn mẫu, công bố danh mục thiết bị, đấu thầu đến việc phân phối cho các trường công lập.
- Chất lượng của TBDH không đồng đều, một số có chất lượng thấp, ảnh hưởng đến
kết quả thí nghiệm của giáo viên và học sinh.
- Độ tinh xảo của thiết bị kém, thô, tính thẩm mỹ chưa cao, độ bền thấp, việc bổ sung TBDH mới chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến số lượng TBDH cần thiết cho một tiết thí nghiệm thực hành.
Đây là những hạn chế làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc sử dụng, khai thác và bảo quản TBDH.
* TBDH có được từ các phong trào tự làm đồ dùng dạy học
Hiện nay lượng TBDH tối thiểu ở các trường Công lập đã được Sở Giáo dục và Đào tạo trang bị cung cấp qua đấu thầu, còn với các trường tư thục thì tự mua sắm TBDH dựa theo các công văn hướng dẫn của SGD&ĐT. Nói chung TBDH được trang bị cho các trường rất nhiều, đa dạng, phong phú, nhưng cũng không đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ giảng dạy cho giáo viên theo từng tiết dạy. Bảng 2.4e cũng cho thấy ngoài TBDH được trang bị từ nguồn ngân sách nhà nước, thì số lượng TBDH còn có thêm được từ các phong trào tự làm đồ dung dạy học của giáo viên và học sinh; số lượng TBDH tự làm chiếm tỉ lệ 22.2%. Với sự phát động của nhà trường, một số giáo viên tự làm đồ dùng dạy học riêng cho bản thân dựa vào vật liệu, các thiết bị dễ tìm có sẵn trong đời sống.
- Trong các đợt hội thi về tự làm đồ dùng dạy học ở trường THPT, được hầu hết các tổ bộ môn, giáo viên tham gia, làm cho lượng thiết bị dạy học của các trường tăng thêm.
- Phần lớn các TBDH tự làm đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, tính kinh tế và có thể phục vụ cho nhiều bài học. Đồ dùng dạy học tự làm đã khắc phục được một số hạn chế của các TBDH được trang bị đại trà như: gọn nhẹ, trực quan, dễ di chuyển, phù hợp môn học phù hợp với nội dung tiết dạy mà giáo viên soạn giáo án, truyền thụ được kiến thức cơ bản và tạo được sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
- Qua việc tự làm đồ dùng dạy học, bản thân giáo viên tìm được những ví dụ cụ thể trong đời sống thực tiễn, qua việc tự làm đồ dùng dạy học đã giúp giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm kiến thức, kỹ năng về TBDH lẫn nhau giữa các giáo viên cùng bộ môn, khác bộ môn trong nhà trường.
● Hạn chế
- Cán bộ quản lý các trường THPT huyện Trảng Bom chưa thật sự quan tâm đến
phong trào tự làm đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho công tác giảng dạy của giáo viên bộ môn, thể hiện qua việc chưa có kế hoạch cụ thể cho công tác tự làm đồ dùng dạy học, chưa đầu tư kinh phí cho giáo viên khi tham gia công tác này và chưa nhận thức việc phát động tự làm đồ dùng dạy học là nhiệm vụ của nhà trường để giáo viên tích cực tự tìm tòi, chế tạo làm đồ dùng dạy học.
- Đồ dùng dạy học xuất hiện trong các đợt hội thi đồ dùng dạy học, thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh, nhưng sau đó những đồ dùng dạy học có giá trị, có giải thưởng được lưu trong phòng thiết bị, không có sự quan tâm khai thác sử dụng những thiết bị này trong nhà trường.
- Hằng ngày trong các tiết dạy, một bộ phận giáo viên có tự làm đồ dùng dạy học
minh họa, nhưng có một số đồ dùng dạy học do thiếu sự hợp tác của nhóm, tổ bộ môn, của đồng nghiệp trong việc tự làm đồ dùng dạy học nên thiết bị thiếu tính sư phạm, không cân đối về màu sắc, kích cỡ, chưa đảm bảo tính khoa học và tính chính xác khi thí nghiệm, dễ gây nhàm chán, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu để chiếm lĩnh kiến thức.
* Đầu tư mua sắm thiết bị dạy học từ nguồn xã hội hóa
Ngay từ đầu năm học, việc tự đầu tư mua sắm thêm TBDH cho nhà trường từ nguồn xã hội hóa TBDH của các trường THPT công lập trong huyện ít được chú ý đến, các trường ngại sợ cho sự vận động quyên góp ủng hộ này, chỉ có một trường có uy tín làm tốt công tác
này (THPT Thống nhất A, ), số trường còn lại chỉ chờ vào sự phân bổ hoặc mua sắm theo sự đấu thầu từ Sở. Với các trường dân lập, tư thục việc trang bị thêm thiết bị dạy học lại càng ít đề cập hơn, kinh phí thường được sử dụng cho các hoạt động khác của nhà trường, chỉ mua các bộ TBDH tối thiểu mà Bộ Giáo Dục quy định. Bảng 2.4e cũng cho thấy TBDH mua sắm từ nguồn xã hội hóa chiếm tỉ lệ 10.1%. Như vậy, ngoài kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để mua sắm TBDH theo quy định, các trường chưa huy động được Cha mẹ học sinh,
các đoàn thể xã hội, công ty, các Mạnh thường quân và ngân sách địa phương tham gia xã
hội hóa công tác TBDH, nên một phần nào hạn chế việc mua sắm thêm trang thiết bị cho nhà trường.
Tóm lại: Nhìn chung các trường có đầu tư mua sắm thêm TBDH để phục vụ giảng dạy, tuy nhiên việc mua sắm đó chưa dựa vào sự đề nghị mua sắm của giáo viên bộ môn, của tổ trưởng bộ môn, của cán bộ thiết bị; chưa dựa vào sự thống kê, kiểm kê thừa, thiếu của nhà trường. giá cả thị trường, chất lượng của các thiết bị. Vì vậy, việc mua sắm TBDH chưa mang lại hiệu quả. Thực trạng này đòi hỏi nhà trường cần phải có kế hoạch trong trang bị mua sắm, trong các phong trào tự làm đồ dụng dạy học cũng như trong việc tranh thủ vận động cộng đồng tham gia xã hội hoá TBDH để trang bị cho các bộ môn có ngay từ đầu năm học, sao cho đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng hầu phục vụ tốt cho yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.