Thực trạng phát triển ngành CNCB TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 100)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.2.Thực trạng phát triển ngành CNCB TP.Hồ Chí Minh

2.3.2.1. Giá trị sản xuất

 Giá trị sản xuất theo ngành

GTSX nhóm ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009 liên tục tăng; GTSX năm 2009 đạt 244866 tỉ đồng; tăng 3,3 lần so với năm 2000.

Biểu đồ 2.10: GTSX nhóm ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009 (Theo giá thực tế)

75287 170596 182605 202601 230998 244866 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị sản xuất

(Nguồn: Số liệu từ Cục Thống kê TP. Hồ chí Minh)

GTSX nhóm ngành CNCB Thành phố giai đoạn 2000 – 2009 liên tục tăng và đạt giá trị kinh tế cao là do Thành phố đã đưa ra nhiều biệp pháp khuyến khích, ưu tiên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển CNCB. CNCB Thành phố phát triển nhanh dựa trên những thế mạnh sẵn có về nguyên liệu, lao động, thị trường và những chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Năm 2009, GTSX nhóm ngành CNCB của TP. Hồ Chí Minh cao gấp 2,7 lần Hà Nội, 14,4 lần Đà Nẵng, 2,0 lần Đồng Nai, 13,2 lần Cần Thơ. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, ngành CNCB là ngành chiếm tỉ trọng GTSX cao nhất trong ngành công nghiệp. (biểu đồ 2.11/trang 50)

Tỷ đồng

Biểu đồ 2.11: GTSX của ngành CNCB của một số địa phương (Theo giá thực tế) 244866 92345 17023 122067 18453 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 TP. Hồ Chí Minh

Hà Nội Đà Nẳng Đồng Nai Cần Thơ Giá trị sản xuất

(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam)

GTSXCN phân theo ngành CNCB giai đoạn 2000 - 2009 có sự khác biệt rất lớn. Các ngành luôn có GTSX cao trong nhóm ngành CNCB là: thực phẩm, đồ uống; thuốc lá; dệt may, da giầy; hóa chất và SP từ hóa chất; SP từ chất khoáng PKL, KL. Các ngành hóa chất và SP từ hóa chất; điện tử, tin học có GTSX tăng nhanh.

Biểu đồ 2.12: Cơ cấu GTSXCN phân theo ngành CNCB năm 2000 và năm 2009

(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục Thống kê TP. Hồ chí Minh) 17 2,3 2,1 6,3 2,2 0,4 42,9 14,8 0,1 4,2 2,3 1,3 4,1 Thực phẩm và đồ uống Thuốc lá

Dệt may, da giày Chế biến gỗ, sản xuất giấy Xuất bản, in và sao bản Hóa chất và sản phẩm từ hóa chất

Sản xuất kim loại Sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại, kim loại Điện tử, tin học Máy móc và thiết bị điện

Dụng cụ y tế, dụng cụ quang học, đồng hồ các loại Phương tiện vận tải Tái chế 2 0,1 2,7 0,3 0,8 16,3 2,1 5,1 13,9 7,9 3,1 5,6 12,4 Năm 2009 Năm 2000 Tỷ đồng Năm

Bảng 2.8: GTSX và cơ cấu GTSX phân theo ngành CNCB (Theo giá thực tế) Đơn vị: Tỉ đồng - %

Năm 2000 2005 2009 GĐ 2000 - 2009

GTSX % GTSX % GTSX %

Thứ tự trong

cơ cấu Tăng/ giảm (%) Tổng số 75287 100 170596 100 244866 100 2000 2009 Thực phẩm và đồ uống 12804 17,0 21360 12,5 30465 12,4 2 4 - 4,6 Thuốc lá 32270 42,9 59423 34,8 72850 29,8 1 1 -13,1 Dệt may, da giầy 11108 14,8 25453 14,9 33979 13,9 3 3 -0,9 Chế biến gỗ, sản xuất giấy 3079 4,1 7609 4,5 12485 5,1 6 7 + 1,0 Xuất bản, in và sao bản 1726 2,3 3961 2,3 5051 2,1 7 10 -0,2 Hóa chất và SP từ hóa chất 1016 1,3 22770 13,3 39897 16,3 10 2 +15,0 Sản xuất KL 1593 2,1 3215 1,9 2030 0,8 9 11 - 2,2 SP từ chất khoáng PKL, KL 4742 6,3 11524 6,8 19426 7,9 4 5 +1,6 Điện tử, tin học 1637 2,2 4044 2,4 7646 3,1 8 8 +0,9 Máy móc và thiết bị điện 3130 4,2 6715 3,9 13753 5,6 5 6 +1,4 DC y tế, quang học, đồng hồ 323 0,4 598 0,4 638 0,3 11 12 -0,1 Phương tiện vận tải 1750 2,3 3776 2,2 6524 2,7 7 9 +0,4 Tái chế 109 0,1 148 0,1 122 0,1 12 13 0

(Nguồn: Số liệu từ Cục Thống kê TP. Hồ chí Minh và tính toán của tác giả) Cơ cấu GTSXCN phân theo ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009 có sự thay đổi. Trong cơ cấu nhóm ngành CNCB, các ngành chiếm tỉ trọng lớn là các ngành: thực phẩm, đồ uống; dệt may, da giầy; hóa chất và SP từ hóa chất, thuốc lá.

Về xu hướng chuyển dịch:

+ Tỉ trọng các nhóm ngành có xu hướng tăng: hóa chất và các SP từ hóa chất; điện tử, tin học, chế biến gỗ, sản xuất giấy, SP từ chất khoáng PKL, KL…

+ Tỉ trọng các ngành có xu hướng giảm : thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, sản xuất KL…

Xu hướng trên phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Thành phố, ưu tiên phát triển các ngành đòi hỏi nhiều chất xám, có trình độ cao về KH

- CN; giảm tỉ trọng các ngành sử dụng nhiều lao động, có mức độ ô nhiễm cao, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu; hiệu quả kinh tế thấp…

Tốc độ tăng trưởng GTSX của các ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009 đều có xu hướng tăng. Tốc độ tăng trưởng cao nhất là ngành hóa chất và SP từ hóa chất, tăng trưởng cao và ổn định là các nhóm ngành: chế biến gỗ, sản xuất giấy; điện tử, tin học; dệt may, da giầy; máy móc và thiết bị điện; SP từ chất khoáng PKL, KL …

Các nhóm ngành có tốc tộ tăng trưởng cao cũng là những ngành chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu CNCB. Đây là những ngành công nghiệp hiện đại, có khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế cao, nhiều tiềm năng phát triển, có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác, là ngành mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp Thành phố nên được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Một số ngành truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp, khả năng cạnh tranh kém, gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều lao động, tốn kém nhiều nguyên, nhiên liệu thì được khuyến khích thay đổi hoặc giới hạn sản xuất… Các ngành tái chế; sản xuất KL tăng chậm do điều kiện sản xuất và nguồn vốn sản xuất còn nhiều khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng GTSX các ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009 (Theo giá so sánh)

Đơn vị:%

Năm 2000 2005 2009 Thứ tự tăng trưởng

Thực phẩm và đồ uống 100 167 238 9

Thuốc lá 100 184 226 10

Dệt may, da giầy 100 229 306 7

Chế biến gỗ, sản xuất giấy 100 247 405 5

Xuất bản, in và sao bản 100 229 293 8

Hóa chất và SP từ hóa chất 100 2241 3927 1

Sản xuất KL 100 202 127 12

SP từ chất khoáng PKL, KL 100 243 410 4

Điện tử, tin học 100 247 467 2

Máy móc và thiết bị điện 100 215 439 3

DC y tế, quang học, đồng hồ 100 185 198 11

Phương tiện vận tải 100 216 373 6

Tái chế 100 136 112 13

GTSX theo thành phần kinh tế

GTSX CNCB phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2009 đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các thành phần kinh tế. Năm 2009, khu vực ngoài nhà nước đạt giá trị cao nhất (208.096 tỉ đồng), khu vực nhà nước có giá trị thấp nhất ( 83.607 tỉ đồng).

Tốc độ tăng trưởng GTSX CNCB phân theo thành phần kinh tế đều có xu hướng tăng nhưng không đều:

+ Khu vực nhà nước có tốc độ tăng trưởng chậm, đạt trung bình 9,3%/ năm + Khu vực ngoài nhà nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đạt trung bình 28,8%/năm

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt trung bình 24,0%/năm

Biểu đồ 2.13: Tốc độ tăng trưởng GTSXCN

phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2009 (Theo giá so sánh)

232 281 333 406 444 160 158 142 149 154 542 491 450 347 280 0 100 200 300 400 500 600 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Nhà nước Ngoài Nhà nước Đầu tư nước ngoài

(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục Thống kê TP. Hồ chí Minh)

Tốc độ tăng trưởng trên là phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của Thành phố. Công nghiệp ngoài nhà nước tăng trưởng nhanh gắn liền với xu hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển ngành công nghiệp nói chung và nhóm ngành CNCB nói riêng. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh cùng với xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế nhanh chóng của Thành phố.

%

Hiệu quả kinh tế cao đã đem đến cơ hội mở rộng sản xuất và thu hút nhiều thành phần kinh tế tăng cường đầu tư, sản xuất các nhóm ngành CNCB.

Bảng 2.10: GTSX và cơ cấu GTSX CNCB phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2009 (Theo giá thực tế)

Đơn vị: Tỉ đồng - % Năm 2000 2005 2009 GTSX % GTSX % GTSX % Tổng số 75287 100,0 170596 100,0 244866 100,0 Nhà nước 28760 38,2 44696 26,2 41382 16,9 Ngoài nhà nước 24544 32,6 70456 41,3 103333 42,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu tư nước ngoài 21984 29,2 55444 32,5 100150 40,9 (Nguồn: Theo số liệu Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh và tính toán của tác giả)

Cơ cấu GTSX CNCB phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2009 có sự thay đổi:

+ Tỉ trọng khu vực nhà nước có xu hướng giảm mạnh, giảm 21,3%. Năm 2009, khu vực nhà nước chỉ còn chiếm 16,9% GTSX CNCB.

+ Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng, tăng 9,6%. Năm 2009 chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GTSX CNCB (chiếm 42,2%).

+ Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhanh, tăng 11,7 %. Năm 2009, tỉ trọng khu vực này chiếm 40,9% trong GTSX CNCB.

Xu hướng trên có nhiều nguyên nhân để lý giải: công nghiệp nhà nước đang trong quá trình tổ chức sắp xếp lại, trụ đứng để từng bước vươn lên, xu hướng chung là giảm tỉ trọng GTSX nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành công nghiệp; trái lại công nghiệp ngoài nhà nước được Thành phố tạo cơ hội phát triển để thực hiện chính sách công nghiệp nhiều thành phần. Hơn nữa việc tăng trưởng 1% đối với công nghiệp nhà nước khó hơn nhiều so với công nghiệp ngoài nhà nước. Khi thành phần kinh tế này từ chỗ không có gì nếu được phát triển sẽ dễ đưa tốc độ tăng trưởng nhanh. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh gắn liền với xu thế hội nhập, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài của công nghiệp Thành phố.

Tóm lại, xu hướng chuyển dịch cơ cấu CNCB theo thành phần kinh tế là phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Thành phố. Xu hướng chung là giảm tỉ trọng khu vực nhà nước dù vẫn giữ vai trò chủ đạo; tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong từng khu vực

- Khu vực nhà nước

Năm 2009, các ngành có tỉ trọng GTSX cao là: thực phẩm và đồ uống; thuốc lá; hóa chất và các SP từ hóa chất. Các ngành đạt GTSX thấp là: chế biến gỗ, giấy; điện tử, tin học…

Khu vực nhà nước đang có xu hướng phát triển chậm, GTSX tăng chậm. Các nhóm ngành giữ vai trò chủ đạo, có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển công nghiệp Thành phố vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, đạt GTSX cao. Các ngành gây ô nghiễm, tốn kém nguyên nhiên liệu, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế thấp thì GTSX ngày càng giảm.

Biểu đồ 2.14: Cơ cấu GTSX CNCB phân theo khu vực nhà nước các năm 2000 và năm 2009 (Theo giá thực tế)

(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục Thống kê TP. Hồ chí Minh).

Tốc độ tăng trưởng GTSX phân theo khu vực nhà nước giai đoạn 2000 – 2009 tăng, giảm khác nhau giữa các ngành. Các ngành có tốc độ tăng trưởng cao là: xuất bản, in và sao bản; máy móc, thiết bị điện; phương tiện vận tải; điện tử, thông tin. Các ngành có tốc độ tăng trưởng chậm là thuốc lá; thực phẩm và đồ uống; dệt may, da giầy. 5 6,94,72,5 3,8 26,5 10,8 12,5 0,8 11,3 15,3

Thực phẩm và đồ uống Thuốc lá Dệt may, da giày

Chế biến gỗ, giấy Xuất bản, in và sao bản Hóa chất và các sản phẩm hóa chất Sản phẩm khoáng phi kim loại, kim loại Sản xuất kim loại Máy móc thiết bị điện

Điện tử, tin học Phương tiện vận tải

12 5,62,9 7,6 2,3 4,6 23,4 13,9 7,5 2,6 17,5 Năm 2000 Năm 2009

Các ngành có tốc độ tăng trưởng GTSX cao cũng là những ngành có xu hướng tăng về tỉ trọng GTSX. Đây là những ngành mà khu vực nhà nước đang tập trung đầu tư phát triển, dựa trên các thế mạnh về nguồn vốn, lao động, nguyên nhiên liệu, cơ sở sản xuất, thị trường. Các ngành tăng trưởng chậm, tỉ trọng GTSX các ngành giảm là do không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, có sự khó khăn về cơ sở vật chất - kĩ thuật, công nghệ, nguồn vốn…

Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng GTSX CNCB theo khu vực nhà nước giai đoạn 2000 – 2009 (Theo giá so sánh)

Đơn vị:% Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Thực phẩm và đồ uống 100 214 207 147 225 232 Thuốc lá 100 229 226 287 324 362 Dệt may, da giầy 100 352 348 240 244 262 Chế biến gỗ, giấy 100 180 276 343 747 727 Xuất bản, in và sao bản 100 4861 5391 4008 6872 6364 Hóa chất và các SP hóa chất 100 268 249 308 309 378 SP khoáng PKL, KL 100 251 263 254 301 345 Sản xuất KL 100 377 341 226 193 198

Máy móc thiết bị điện 100 725 837 873 986 1451

Điện tử, tin học 100 721 681 551 581 837

Phương tiện vận tải 100 722 590 1032 1135 1075 (Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục Thống kê TP. Hồ chí Minh)

- Khu vực ngoài nhà nước

GTSX CNCB khu vực ngoài nhà nước có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngành. GTSX cao tập trung vào các ngành: thực phẩm và đồ uống; dệt may, da giầy; hóa chất và các SP từ hóa chất; SP từ chất khoáng PKL, KL. Đây là các ngành thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn, do có lợi thế lớn về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ; nhiều chính sách ưu đãi và khả năng tạo lợi nhuận cao. Các ngành có GTSX rất thấp: thuốc lá; dụng cụ y tế, quang học, đồng hồ…là những ngành gặp khó khăn về chính sách, và khả năng cạnh tranh thấp

Tốc độ tăng trưởng GTSX CNCB khu vực ngoài nhà nước giai đoạn 2000 – 2009 có xu hướng tăng nhanh (trừ thuốc lá). Tăng trưởng nhanh là các ngành: thực phẩm và đồ uống; phương tiện vận tải; xuất bản, in và sao bản; SP từ chất khoáng PKL, KL. Đây là những ngành đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân.

Biểu đồ 2.15: Cơ cấu GTSX CNCB phân theo khu vực ngoài nhà nước năm 2000 và năm 2009 (Theo giá thực tế)

(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục Thống kê TP. Hồ chí Minh) Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng GTSX CNCB khu vực ngoài nhà nước

giai đoạn 2000 – 2009 (Theo giá so sánh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị:% Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Thực phẩm và đồ uống 100 336 423 556 749 824 Thuốc lá 100 16 34 28 26 22 Dệt may, da giầy 100 322 334 426 560 599 Chế biến gỗ, làm giấy 100 268 344 387 412 569 Xuất bản, in và sao bản 100 871 728 527 878 1698 Hóa chất và các SP hóa chất 100 327 367 460 580 585 SP từ chất khoáng PKL, KL 100 430 390 489 656 719 Sản xuất KL 100 379 434 578 689 711

Máy móc thiết bị điện 100 262 289 335 657 576

Điện tử, tin học 100 322 334 456 505 558

DC y tế, quang học, đồng hồ 100 155 145 134 165 173 Phương tiện vận tải 100 1146 1178 2356 2156 2276

(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục Thống kê TP. Hồ chí Minh)

1,6 0,1 10,5 25,4 1,4 6,2 33,1 0.1 14,9 4,9 0.8 1,1

Thực phẩm và đồ uống Thuốc lá Dệt may, da giày

Chế biến gỗ, làm giấy Xuất bản, in và sao bản Hóa chất và các sản phẩm hóa chất Sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại, kim loại Sản xuất kim loại Máy móc thiết bị điện

Điện tử, thông tin Dụng cụ y tế, quang học,đồng hồ Phương tiện vận tải

1,0 9,0 1,7 0,1 23,4 1,4 6,8 31,6 0,1 18,7 0,7 5,5 Năm 2000 Năm 2009

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

GTSX nhóm ngành CNCB phân theo khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2000 – 2009 có sự khác nhau giữa các ngành. Các ngành đạt GTSX cao là: thực phẩm và đồ uống; dệt may, da giầy; hóa chất và các SP từ hóa chất. Đây là các ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài dựa trên thế mạnh về lao động và thị trường, chính sách ưu đãi và khả năng tạo lợi nhuận cao. Các ngành đạt GTSX thấp là: chế biến gỗ, giấy; xuất bản, in và sao bản; sản xuất KL…đây là các ngành không có sức

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 100)