6. Cấu trúc đề tài
2.4.2. Những khó khăn làm hạn chế quá trình phát triển CNCB Thành phố hiện nay
hiện nay
Ngành CNCB là ngành có tỉ trọng GTSX cao nhất, đang có sự phát triển khá tốt hiện nay. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn khó khăn và nhiều rủi ro cần được tháo gỡ: tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu khó khăn, thiếu ổn định, dẫn đến tồn kho lớn ở nhiều SP, chất lượng tăng trưởng thấp (tỉ lệ giá trị gia tăng thấp và ngày càng giảm) do chủ yếu phụ thuộc vào nhiều ngành công nghiệp gia công, lắp ráp cho bên ngoài.
Mặc dù ngành CNCB luôn chiếm tỉ trọng chủ yếu (trên 95%) và có xu hướng tăng hơn các ngành khác nhưng chuyển dịch cơ cấu chậm và không đáng kể. Chế biến thì chủ yếu là sơ chế, nguyên liệu hầu hết thì nhập khẩu từ nước ngoài nên giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp chế tác, các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao và giá trị lớn chỉ chiếm khoảng 7 - 8% trong CNCB. Do vậy, ngành công nghiệp nói chung thiếu sức bật để tạo nên đột phá, hình thành một con đường đi rõ ràng là điều dễ hiểu.
Kết quả thống kê ngành CNCB Thành phố cho thấy, lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản của ngành đã tăng từ 2,68% năm 1996 lên 6,14% vào năm 2005, và 7,19% năm 2009. Tuy nhiên, tỉ lệ lợi nhuận trước thuế của toàn ngành còn rất thấp, qua đó xét trên tổng thể hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN trong ngành CNCB còn thấp.
Theo số liệu khảo sát 600 DN trong và ngoài nước của Cục Thống kê Thành phố, chỉ có khoảng 400 DN hoạt động có hiệu quả, gần 200 DN hoạt động không có lãi hoặc nằm trong giới hạn thua lỗ. Đa phần các DN thua lỗ là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù cũng theo số liệu thống kê thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn dẫn đầu mức tăng trưởng so với khu vực trong nước.
CNCB Thành phố phát triển chưa bền vững là do xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp. Quy mô sản xuất nhỏ chiếm đến 75% tổng số cơ sở sản xuất. Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. Phần lớn nguyên vật liệu cho sản xuất CNCB đều phải nhập từ nước ngoài.
Hình thức sản xuất gia công, chế biến chiếm tỉ lệ lớn trong sản xuất CNCB. Lực lượng lao động còn thiếu nhiều cán bộ quản lý, công nhân lành nghề, nhất là đối với
những ngành sản xuất ứng dụng công nghệ mới, sản xuất ra SP có hàm lượng khoa học kỹ thuật, hàm lượng chất xám cao.
Phần đông các DN còn thụ động trong quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế, chỉ chú trọng đến số lượng SP, chưa đặt chất lượng là yếu tố sống còn khi hội nhập. Nhiều DN chưa nắm bắt kịp các thông lệ và luật pháp quốc tế, còn lúng túng trước những rào cản về kỹ thuật, về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm... Mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các DN trong cùng ngành nghề còn hạn chế, nhiều DN đầu tư khép kín (kể cả trong cùng một tổng công ty) làm tăng chi phí đầu vào và gây lãng phí năng lực chung của toàn ngành.
Về vốn đầu tư phát triển CNCB chỉ tăng 8,3%/năm, trong khi vốn đầu tư cho toàn xã hội tăng bình quân 17,8%/năm.
Mặt khác, Thành phố chưa có quy hoạch hạ tầng, quy hoạch phát triển và các chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu; thiếu quy chế phối hợp chặt chẽ về quản lý Nhà nước và chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù giữa các địa phương trong vùng. Hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật yếu kém hoặc quá tải, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển CNCB cũng như yêu cầu của nhà đầu tư.
Sự phát triển chưa bền vững, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu kinh tế ngành CNCB và SP thiếu đa dạng, còn nhiều bất cập, tỉ trọng ngành sản xuất gia công và mức độ phụ thuộc vào nguyên liệu, thị trường còn lớn. Tỉ lệ nội địa hóa thấp, sức cạnh tranh của SP chưa cao, khả năng tiếp cận thị trường yếu và chậm đổi mới về công nghệ, thiết bị. Nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ sản xuất công nghiệp còn hạn chế về số lượng, bất cập về cơ cấu và chất lượng trước yêu cầu CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.
Trong lĩnh vực CNCB, GTSX các ngành công nghiệp thâm dụng lao động (may mặc, da giày) chiếm tỉ trọng cao; SP có giá trị gia tăng và tỉ lệ nội địa hóa thấp. Điển hình là ngành may mặc mới chỉ chiếm tỉ trọng 7,13% (năm 2009) tổng GTSXCN trên địa bàn Thành phố. GTSX các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, SP có giá trị gia tăng cao (điện tử, tin học) chiếm tỉ trọng thấp, như ngành sản xuất radio, tivi, thiết bị truyền thông chỉ chiếm 4,07% (năm 2009).
Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các SP và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các DN. Một hạn chế khác là trình độ công nghệ của hầu hết các DN trong nước đạt mức trung bình, công tác đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao còn chậm, dẫn đến NSLĐ của các ngành công nghiệp thấp.
Sự tăng trưởng nhanh của những ngành công nghiệp thuộc nhóm ngành CNCB này đã đặt áp lực nặng nề lên môi trường và định hướng phát triển bền vững của Thành phố. Đứng đầu danh mục ngành CNCB gây ô nhiễm môi trường là ngành hóa chất, đặc biệt là ngành sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm và hóa chất công nghiệp. Tiếp đó, các nhà máy chế biến kim loại (sắt, thép và kim loại màu) được xem là nguồn góp phần gây ô nhiễm quan trọng đứng thứ 2 sau ngành hóa chất. Nghề thuộc da và sản xuất SP da, đặc biệt là giầy dép da là nhóm ngành công nghiệp có tải lượng ô nhiễm khá lớn. Ngoài ra, các ngành sản xuất SP gốm, xi măng, đá vôi, thạch cao, mỡ và dầu động thực vật, xà phòng, bột giặt, thiết bị điện và lọc dầu cũng là những ngành có đặc tính dễ gây ô nhiễm. Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ cùng sản xuất giầy dép là những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất đối với môi trường không khí, đất và nước. Chế biến thủy hải sản là ngành có quy mô lớn và tải lượng ô nhiễm cao do mức độ tác động đến môi trường rất lớn. Nguồn thải từ các ngành công nghiệp trên thường bao gồm bụi mịn (PM - 10) và bụi lơ lửng tổng số - hiện đóng góp khoảng 19% tổng tải lượng ô nhiễm không khí. Còn chất rắn lơ lửng “đóng góp” 86% tổng lượng chất thải gây ô nhiễm nước. Đó là chưa kể đến các hóa chất độc hại (như NH3, H2SO4, HCL…) và các kim loại nặng (như thủy ngân, chì, kẽm…)
Chương 3. Định hướng và các giải pháp cho sự phát triển CNCB TP. Hồ Chí Minh