Đặc điểm của CNCB

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

6. Cấu trúc đề tài

1.3.2. Đặc điểm của CNCB

Đối tượng lao động chính của CNCB là các nguyên liệu – các SP đã qua lao động của con người. Các nguyên liệu này được sản xuất và khai thác trong tự nhiên. Chúng có nguồn gốc từ trong nước hoặc từ nước ngoài, do các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng cung cấp.

CNCB là hoạt động tiếp nối SP của ngành khai thác. Nó không chỉ bảo tồn gìn giữ chất lượng nguyên liệu, mà còn nâng cao giá trị và tạo ra những SP có giá trị sử dụng cao. Nhờ đó mà có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn, lợi nhuận thu được nhiều hơn.

Do tính đa dạng về nguồn nguyên liệu và nhu cầu nhiều vẽ của thị trường, nên CNCB cũng mang tính đa dạng về ngành nghề, phong phú về chủng loại SP với nhiều kích cỡ, mẩu mã, màu sắc…khác nhau.

CNCB thường có tính biến động lớn và rất nhạy cảm với thị trường. Đặc điểm này ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, cơ cấu, kiểu dáng SP mà các ngành CNCB đưa ra thị trường tại mỗi thời điểm, mỗi nơi. Sở dĩ như vậy là vì hoạt động của CNCB không chỉ lệ thuộc vào tình hình cung cấp nguyên liệu của các ngành khai thác, tình hình phát triển KH – CN, mà còn phụ thuộc vào nhu cầu, giá cả thị trường, vào đặc điểm của nền kinh tế đóng hay mở.

Từ những đặc điểm nêu trên có thể hiểu khái niệm: CNCB là một trong ba nhóm ngành của công nghiệp, thông qua các hoạt động bảo quản, cải tiến nâng cao giá trị sử dụng và giá trị của nguyên liệu bằng phương pháp công nghiệp để sản xuất ra

hàng tiêu dùng và hàng chế tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường với hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)