Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

6. Cấu trúc đề tài

1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất không thể thiếu được để phát triển và phân bố ngành CNCB. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và xác định cơ cấu ngành CNCB. Các ngành CNCB như luyện kim, vật liệu xây dựng, CNCB nông – lâm – thủy sản phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình phát triển và phân bố của nhiều ngành CNCB.

1.4.2.1. Địa hình

Bề mặt địa hình bằng phẳng, phân bố tập trung trên một diện tích lớn là điều kiện thuận lợi hình thành các khu vực công nghiệp quy mô lớn. Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho phát triển hệ thống giao thông và cơ sở vật chất kĩ thuật từ đó thúc đẩy CNCB phát triển.

1.4.2.2. Khí hậu

Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố CNCB. Đặc điểm của khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành CNCB. Trong một số trường hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng hạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc, nhà xưởng dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi

hỏi lại phải nhiệt đới hoá trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành CNCB lương thực - thực phẩm

1.4.2.3. Thủy văn

Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành CNCB. Mức độ thuận lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp CNCB. Nhiều ngành CNCB thường được phân bố gần nguồn nước như công nghiệp luyện kim (đen và màu), công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, hoá chất và chế biến thực phẩm…Tuy nhiên, do sự phân bố không đồng đều của nguồn nước theo thời gian và không gian đã gây nên tình trạng mất cân đối giữa nguồn cung cấp và nhu cầu về nước để phát triển CNCB.

1.4.2.4. Thổ nhưỡng

Về mặt tự nhiên, đất ít có giá trị đối với CNCB. Suy cho cùng, đây chỉ là nơi để xây dựng các xí nghiệp CNCB, các khu vực tập trung CNCB.

Quỹ đất dành cho CNCB và các điều kiện về địa chất công trình ít nhiều có ảnh hưởng tới qui mô hoạt động và vốn kiến thiết cơ bản.

1.4.2.5. Sinh vật

Tài nguyên sinh vật và tài nguyên biển cũng có tác động tới sản xuất CNCB. Rừng và hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gỗ, tre, nứa…), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc…), dược liệu cho công nghiệp dược phẩm. Sự phong phú của nguồn thuỷ, hải sản với nhiều loại động, thực vật dưới nước có giá trị kinh tế là cơ sở để phát triển ngành CNCB thuỷ, hải sản.

1.4.2.6. Khoáng sản

Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối với việc phát triển và phân bố CNCB. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối qui mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp CNCB.

Khi nói về tài nguyên thiên nhiên, cần ý thức rằng chúng chỉ mới ở trạng thái khả năng. Tính hiện thực của nó chỉ được tính khi được khai thác một cách hợp lý và được sử dụng qua chế biến công nghệp làm tăng giá trị sử dụng và hiệu quả KT - XH. Song điều đó lại giả định phải có vốn, công nghệ khai thác và trình độ phát triển của CNCB của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)